Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đánh giá đầu tƣ xây

Một phần của tài liệu Hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện tam dương tỉnh vĩnh phúc thực trạng và giải pháp luận văn ths 2015 (Trang 76)

đầu tƣ.

3.2.5 Quản lý tốt việc cấp phát và thanh toán vốn đầu tƣ

Cấp phát vốn và thanh toán vốn đầu tƣ phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật quy định. Nghiêm cấm việc ứng vốn nợ khối lƣợng (ăn trƣớc trả sau) dẫn đến quản lý vốn không chặt chẽ. Nghiệm thu khối lƣợng nới lỏng gây nên thất thoát và chất lƣợng công trình kém hiệu quả.

Công tác cấp phát vốn đầu tƣ có thể theo hƣớng cụ thể nhƣ sau để đảm bảo vốn cho các công trình có thể thực hiện đúng tiến độ:

- Dành 30% để thanh toán nợ xây dựng cơ bản hoàn thành. - Dành 45% để phân bổ cho các công trình chuyển tiếp.

- Dành 15% để phân bổ cho các công trình mới đã có đủ thủ tục đầu tƣ theo quy định.

- Đảm bảo đủ vốn để hoàn thành công trình nhóm B trong 4 năm kể từ khi khởi công, công trình nhóm C trong 2 năm.

Thực hiện bảo hành công trình theo đúng quy định của quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng.

3.2.6 Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đánh giá đầu tƣ xây dựng xây dựng

Cần tăng cƣờng hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát và giám sát. Trƣớc hết, phải có các biện pháp giám sát và kiểm soát nội bộ kết hợp với các biện pháp kiểm tra, thanh tra từ bên ngoài. Tiếp đến, cần hình thành, duy trì và nâng cao tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ bằng chính quy trình đầu tƣ, quy trình quản lý vốn, quản lý đầu tƣ.

Cần thực hiện thƣờng xuyên công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tƣ xây dựng nhằm phát hiện, uốn nắn những sai phạm trong quá trình

quản lý và thực hiện đầu tƣ xây dựng để đảm bảo công tác đầu tƣ xây dựng mang lại hiệu quả cao.

Do vậy, công tác thanh tra, kiểm tra đầu tƣ xây dựng phải đƣợc thực hiện ở tất cả các giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ, dự án hoàn thành đƣa vào khai thác sủ dụng, tiến hành thanh tra, kiểm tra ở tất cả các lĩnh vực đầu tƣ xây dựng.

Thanh tra, kiểm tra ở giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ nhằm đảm bảo cho tính hiệu quả của công trình, dự án sau này, tránh lãng phí khi dự án không có tính khả thi, việc thanh tra ở giai đoạn này cần tập trung vào đánh giá sơ bộ tính hiệu quả dự án, công trình, địa điểm thực hiện dự án, thi công xây dựng công trình.

Thanh tra ở giai đoạn thực hiện đầu tƣ cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, kết hợp kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất kỳ, khi thấy có dấu hiệu bất thƣờng trong việc thực hiện dự án nhằm đảm bảo cho tiến độ cũng nhƣ chất lƣợng công trình đƣợc đảm bảo đúng thiết kế và dự toán đã đƣợc duyệt.

Kiểm tra, thanh tra ở giai đoạn vận hành, khai thác công trình cần tập trung vào việc xem xét, đánh giá tính hiệu quả về kinh tế và hiệu quả xã hội của dự án, công trình, qua đó nhận định và giải quyết kịp thời những phát sinh ảnh hƣởng tới tính hiệu quả trong khai thác công trình.

UBND huyện cần phải kiện toàn lực lƣợng thanh , kiểm tra công tác đầu tƣ xây dựng đủ mạnh, có chuyên môn.

Huyện cần có kế hoạch thanh tra thƣờng xuyên và bất kỳ đối với tất cả các công trình xây dựng do UBND các xã, thị trấn đƣợc giao quản lý, Đối với công trình do UBND huyện quản lý cần phối hợp với thanh tra chuyên ngành, thanh tra của tỉnh thƣờng xuyên, thanh kiểm tra Cụ thể:

- Các đơn vị xây dựng kế hoạch tự kiểm tra thực hiện công tác đầu tƣ xây dựng. Định kỳ 6 tháng sơ kết 1 lần và tổng kết vào cuối năm kế hoạch.

- Phối hợp với thành tra chuyên ngành, thanh tra tỉnh kiểm tra thƣờng xuyên định kỳ các công trình do huyện quản lý đảm bảo kịp thời phát hiện sai xót trong quá trình thực hiện để kịp thời có phƣơng án điều chỉnh tránh làm thất thoát ngân sách nhà nƣớc, giảm hiệu quả đầu tƣ XDCB.

- Thanh tra huyện, ngành có kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong phạm vi ngành của các xã trên địa bàn toàn huyện.

Kiên quyết xử lý những vi phạm nhƣ: Tham ô, lợi dụng chức quyền làm thất thoát vốn đầu tƣ xây dựng, rút ruột công trình, thiếu trách nhiệm quản lý làm tổn hại đến chất lƣợng công trình xây dựng.

Chống thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản là nhiệm vụ khó khăn phức tạp, không chỉ là nhiệm vụ của cán bộ thanh tra mà là của toàn xã hội. Trách nhiệm của các ngành, các cấp và của ngƣời dân là phải nâng cao ý thức trách nhiệm, giúp đỡ, tạo điều kiện cùng lực lƣợng thanh tra của tỉnh thực hiện.

Một phần của tài liệu Hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện tam dương tỉnh vĩnh phúc thực trạng và giải pháp luận văn ths 2015 (Trang 76)