Biện pháp 1

Một phần của tài liệu Luận văn: Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào nội dung phương trình lượng giác ở trường Trung học phổ thông (Trang 35)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.3.1. Biện pháp 1

Khi học sinh đƣợc giao một bài tập mà họ chƣa biết thuật giải để giải trực tiếp thì đây là tình huống có bao hàm một vấn đề. Mâu thuẫn giữa yêu cầu nhiệm vụ nhận thức với tri thức và kinh nghiệm sẵn có là động lực thúc đẩy học sinh hoạt động học tập, khêu gợi học sinh học tập. Tuy nhiên cần lƣu ý rằng, không phải câu hỏi, bài tập nào chƣa biết thuật giải cũng là một tình huống gợi vấn đề để gợi nhu cầu GQVĐ cho HS. Nếu thầy đƣa ra bài tập xa lạ đối với yêu cầu của chƣơng trình, quá khó đối với đa số HS thì tác dụng gợi nhu cầu nhận thức, kĩ năng của bản thân HS trong tình huống bài tập nói chung sẽ bị giảm sút hoặc không còn. Trong trƣờng hợp đó, tình huống chƣa chắc đã là một tình huống gợi vấn đề. Vì vậy, khi xây dựng tình huống gợi vấn đề trong DH phƣơng trình lƣợng giác, câu hỏi, bài tập mà GV đƣa ra phải thỏa mãn:

- HS chưa biết thuật giải;

- Câu hỏi, bài tập đó cũng phải ”khá gần gũi” với vốn tri thức và kỹ

năng của phần lớn HS. Nhờ vậy, sẽ khơi dậy ở HS niềm tin vào khả năng huy động tri thức, kĩ năng của bản thân.

Do đặc thù của môn Toán, việc GV tìm ra, lựa chọn bài tập phù hợp và thiết kế những câu hỏi kèm theo để xây dựng tình huống gợi vấn đề khá thuận lợi. Vì vậy, biện pháp này thƣờng đƣợc GV sử dụng trong DH Toán.

Ví dụ:

Khi HS đã đƣợc học cách giải phƣơng trình lƣợng giác ở dạng cơ bản nhƣng chƣa học phƣơng trình bậc nhất đối với sin và cos, GV đƣa ra bài toán:

Giải phƣơng trình .

Bài toán này là một tình huống có vấn đề đối với HS, bởi lẽ HS chƣa biết thuật giải bài toán. Tuy nhiên, trƣớc đó các em đã đƣợc học

+ Công thức cộng đối với sin và cos; sử dụng công thức cộng để biến đổi biểu thức lƣợng giác.

+ Học, làm quen với dạng bài tập và PH giải là: phương trình lượng giác ở dạng cơ bản;

+ Bài tập dạng như giải phương trình

.

Nhƣ vậy, HS đƣợc đặt trƣớc một bài toán - tình huống gợi vấn đề, mà ở đó HS thấy đƣợc sự cần thiết phải tìm ra cách giải của bài toán, mặt khác việc tìm tòi cách giải cũng không quá xa lạ, khó khăn đối với HS.

Một phần của tài liệu Luận văn: Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào nội dung phương trình lượng giác ở trường Trung học phổ thông (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)