Bệnh thối hạch (Sclerotium rolfsii)

Một phần của tài liệu giám định bệnh hại trên cây huệ trắng (polianthes tuberosa l.) tại huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 38)

Bệnh thƣờng gây hại ở thân. Lúc đầu mô thân bị bệnh là những đốm hình bầu dục hoặc bất dạng, có màu vàng nâu, nhũng nƣớc. Sau đó, vết bệnh phát triển lớn hơn, quan sát trên mô thân thì thấy có một lớp sợi nấm mỏng, màu trắng (Hình 3.4A). Khi bệnh phát triển nặng, vết bệnh khô lại màu nâu nhạt và có nhiều hạch nấm tròn, láng có màu trắng, màu vàng hoặc màu vàng nâu (Hình 3.4B). Khi cắt dọc vết bệnh thì thấy thân cây bị rỗng do nấm phát triển mạnh, mạch dẫn hóa nâu và có những sợi nấm trắng bên trong (Hình 3.4C).

Khi nuôi cấy nấm trên môi trƣờng PDA, quan sát thấy nấm phát triển rất nhanh. Sau 3 ngày nuôi cấy, nấm phát triển thành hình tròn, sợi nấm màu trắng, mọc bông và đƣờng kính 4,2 cm, tản nấm phân thành hai phần, phần phía trong sợi nấm mọc thƣa và sát mặt môi trƣờng, phần phía ngoài sợi nấm mọc dâng cao và dày, giao nhau giữa hai phần là khu vực sợi nấm phát triển bông lên nhƣ bông gòn (Hình 3.4D và 3.4E). Sau 12 ngày, nấm bắt đầu xuất hiện những chấm tròn nhỏ trong suốt nhƣ nƣớc, đến ngày thứ 15 chuyển màu từ màu trắng sang màu hơi vàng, rồi thành màu vàng, sau đó vàng sậm và cuối cùng là màu nâu, đó là hạch nấm (Hình 3.4F và 3.4G), kích thƣớc hạch nấm 0,7 – 2 mm (Hình 3.5A). Khi quan sát dƣới kính hiển vi thì thấy sợi nấm không màu, có vách ngăn và có mấu liên kết tại vị trí vách ngăn (Hình 3.5B). So sánh với tài liệu của Barnett và Hunter (1998), các đặc điểm quan sát đƣợc thuộc chi nấm Sclerotium rolfsii.

Kết quả này tƣơng tự với ghi nhận của Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng (2005) và Trujillo (1968). Tuy nhiên, Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng (2005) ghi nhận kích thƣớc hạch nấm là 0,6 – 1,5 cm, sự khác nhau này có thể do yếu tố dinh dƣỡng mà nấm lấy của cây Huệ để phát triển.

27

Hình 3.4 Triệu chứng và nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh thối hạch trên cây Huệ trắng

A: Thân Huệ trắng bị bệnh B: Bụi Huệ trắng bị bệnh C: Lát cắt dọc thân bị bệnh

D, E: Mặt trên và mặt dƣới tản nấm sau 3 ngày nuôi cấy trên môi trƣờng PDA F, G: Mặt trên và mặt dƣới tản nấm sau 15 ngày nuôi cấy trên môi trƣờng PDA

D E

F G

28

Hình 3.5 Đặc điểm nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh thối hạch trên cây Huệ trắng

A: Hạch nấm trên môi trƣờng PDA B: Mấu của sợi nấm

Lây bệnh nhân tạo Sclerotium rolfsii

Quan sát thân cây Huệ trắng đƣợc lây bệnh, 2 ngày sau lây bệnh (NSLB) xuất hiện vết bệnh, trên mô thân xuất hiện một lớp nấm mỏng, màu trắng, mọc tua tại vị trí đặt hạch nấm, vết bệnh dạng hình bầu dục, kích thƣớc 0,5 x 0,8 cm, màu vàng nâu, nhũng nƣớc, không có viền (Hình 3.6A). Đến 5 NSLB, vết bệnh phát triển lớn hơn, sợi nấm phát triển nhiều và dày hơn, sợi nấm lan rộng hơn vết bệnh (Hình 3.6B). Đặc biệt, khi lây bệnh ở nách lá thì vết bệnh phát triển vào thân và cả lá, làm lá bị nhũng và rách (Hình 3.6C), khi cắt ngang thân cây thì bên trong nhũng nƣớc, nhƣng đặc biệt bệnh do nấm Sclerotium rolfsii gây ra không có mùi hôi (Hình 3.6D). Ngày thứ 7 sau lây bệnh, trên bề mặt vết bệnh bắt đầu hình thành hạch nấm, lúc này hạch nấm là những chấm nhỏ li ti màu trắng (Hình 3.6E). Sau 15 ngày, hạch nấm có màu nâu, thân cây bị khô và trên bề mặt bị phủ một lớp sợi nấm màu trắng và bị tóp lại (Hình 3.6F), khi cắt dọc thân thì bên trong mạch dẫn hóa nâu và có sợi nấm phát triển (Hình 3.6G).

29

Hình 3.6 Triệu chứng bệnh thối hạch (Sclerotium rolfsii) sau khi lây bệnh nhân tạo

A: Vết bệnh ở 2 NSLB B: Vết bệnh ở 5 NSLB

C: Vết bệnh ở thân và nách lá 5 NSLB

D: Triệu chứng bệnh bên trong thân khi cắt ngang E: Vết bệnh ở 7 NSLB F: Bệnh ở 15 NSLB G: Lát cắt dọc thân ở 15 NSLB G D E F A B C

30

Một phần của tài liệu giám định bệnh hại trên cây huệ trắng (polianthes tuberosa l.) tại huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)