3.2.1 Bệnh thán thƣ (Colletotrichum sp.)
Bệnh gây hại chủ yếu trên lá và thƣờng xuất hiện ở chóp lá, hai bên mép lá hoặc giữa phiến lá. Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu vàng nâu, thƣờng phát triển mặt dƣới lá sau đó phát triển lên mặt trên của lá (Hình 3.1A). Về sau vết bệnh lớn dần và bất dạng, ở giữa vết bệnh mô lá hơi lõm xuống, phần tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khỏe có đƣờng viền dày, màu nâu sậm (Hình 3.1B). Khi bệnh phát triển nặng, phần mô bệnh bị khô, mỏng và dễ bị rách, trên bề mặt mô bệnh có những chấm nhỏ li ti màu đen là đĩa đài của nấm gây bệnh (Hình 3.1C).
Khi quan sát sự phát triển tản nấm trên môi trƣờng PDA cho thấy tản nấm thay đổi về màu sắc và hình dạng. Sau 7 ngày nuôi cấy, tản nấm có hình tròn, màu xám lông chuột, phần rìa phát triển không đều theo hình gợn sóng, một nửa phần rìa có màu xám trắng, một nửa có màu cam và đƣờng kính là 5,6cm. Bên cạnh đó, tản nấm phân thành hai phần, phần phía trong phát triển nhô lên cao, phần phía ngoài phát triển sát mặt môi trƣờng. Có sợi nấm khí sinh màu xám trắng phát triển trên bề mặt (Hình 3.1D và 3.1E). Trong quá trình phát triển, tản nấm hình thành những khối nhỏ màu nâu hoặc đen phát triển trên mặt môi trƣờng hoặc ăn xuống dƣới môi trƣờng. Sau 12 ngày nuôi cấy, thì khối này dần hình thành một lớp dịch xung quanh có màu từ trắng đục chuyển sang màu cam.
Khi giầm những khối này ra và quan sát dƣới kính hiển vi thì thấy có nhiều bào tử và gai cứng. Đĩa đài mang nhiều gai cứng (7-27 gai), kích thƣớc 50 – 257,5 µm, có vách ngăn, nhọn ở đỉnh và có màu nâu sậm (Hình3.1F). Bào tử đơn bào, không màu, hình liềm, kích thƣớc 17,5 – 27,5 x 2,5 – 3,75 µm (Hình 3.1G). So sánh với tài liệu của Barnett và Hunter (1998), các đặc điểm quan sát đƣợc thuộc chi nấm Colletotrichum sp.
Kết quả này tƣơng tự với ghi nhận của Hà Thị Kim Duyên (2007) về triệu chứng và tác nhân. Tuy nhiên, Hà Thị Kim Duyên (2007) ghi nhận Colletotrichum
21
Hình 3.1 Triệu chứng và đặc điểm nấm Colletotrichum sp. gây bệnh thán thƣ trên cây Huệ trắng
A: Vết bệnh ban đầu
B: Nhiều vết bệnh liên kết xuất hiện từ mép lá C: Vết bệnh ở chóp lá
D, E: Mặt trên và mặt dƣới tản nấm sau 7 ngày nuôi cấy trên môi trƣờng PDA F: Đĩa đài mang gai cứng ở vật kính 40X
G: Bào tử nấm Colletotrichum sp. ở vật kính 40X A B G C F D E
22
3.2.2 Bệnh thối nhũng hoa (Choanephora sp.)
Bệnh gây hại chủ yếu trên hoa và thƣờng xuất hiện ở giữa hoa. Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ, màu nâu nhạt. Về sau vết bệnh phát triển lớn hơn, có hình bất dạng, màu nâu, nhũng nƣớc, phần tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khỏe không có đƣờng viền. Khi vết bệnh phát triển nặng làm nhũng cả hoa, sau đó vết bệnh khô lại có màu nâu, hoa bị nhăn và nhỏ lại (Hình 3.2A). Trên phần mô hoa bị bệnh có nhiều tơ nấm màu trắng xuất hiện và mang nhiều túi bào tử màu đen (Hình 3.2B).
Nuôi cấy nấm trên môi trƣờng PDA, sau 3 ngày cho thấy sợi nấm màu trắng, mọc bông lên trên mặt môi trƣờng, hình thành túi bào tử, màu đen và tập trung quanh mép đĩa, đƣờng kính là 9 cm (Hình 3.2C và 3.2D).
Khi quan sát túi bào tử dƣới kính hiển vi thấy bào tử có dạng hình trứng hay hình bầu dục, kích thƣớc 10 – 22,5 x 6,25 – 12,5 µm, có màu nâu, đƣợc chứa trong túi bào tử, túi bào tử đƣợc đính trên cuống túi bào tử (Hình 3.2E và 3.2F). Các đặc điểm quan sát đƣợc phù hợp với mô tả chi Choanephora sp. theo khóa phân loại của Barnett và Hunter (1998).
Kết quả này tƣơng tự với ghi nhận của Hà Thị Kim Duyên (2007) là phần mô hoa bị bệnh có màu xám. Phần mô bị bệnh có những tơ nấm màu trắng, tác nhân gây bệnh là nấm Choanephora sp. Tuy nhiên, Hà Thị Kim Duyên (2007) ghi nhận bệnh có xuất hiện trên lá, sự khác nhau này có thể do mùa vụ và địa điểm thu mẫu.
23
Hình 3.2 Triệu chứng và nấm Choanephora sp. gây bệnh thối nhũng hoa trên cây Huệ trắng
A: Vết bệnh trên hoa
B: Túi bào tử nấm Choanephora sp. trên mô hoa bị bệnh
C, D: Mặt trên và mặt dƣới tản nấm sau 3 ngày nuôi cấy trên môi trƣờng PDA E: Đính bào đài mang bào tử
F: Bào tử nấm Choanephora sp. ở vật kính 40X A B C F E D
24
3.2.3 Bệnh đốm vòng (Alternaria sp.)
Bệnh gây hại trên lá và hoa. Trên lá, bệnh xuất hiện ở giữa phiến lá, ban dầu vết bệnh là những chấm nhỏ màu nâu, vết bệnh lớn dần có hình bầu dục, màu nâu đen, ở giữa vết bệnh mô lá hơi lõm xuống, phần tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khỏe không có viền rõ rệt (Hình 3.3A). Khi vết bệnh phát triển lớn hơn thì phần mô bệnh khô lại, vết bệnh màu nâu, tâm màu trắng xám, viền mỏng màu nâu đen, xung quanh có quầng màu vàng (Hình 3.3B). Trên hoa, bệnh xuất hiện ở chóp hoa, vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu vàng nâu, về sau vết bệnh lớn dần có hình bầu dục hoặc bất dạng, màu nâu đen, ở giữa vết bệnh mô hoa hơi lõm xuống, phần tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khỏe có đƣờng viền dày màu nâu (Hình 3.3C). Khi bệnh phát triển nặng, phần mô bệnh bị cháy khô, trên bề mặt mô bệnh có những chấm nhỏ màu nâu là nấm gây bệnh (Hình 3.3D).
Khi cạo nấm gây bệnh và quan sát dƣới kính hiển vi thì thấy sợi nấm đa bào phân nhánh màu vàng nâu, đính bào đài ngắn, đa bào, màu nâu (Hình 3.3E). Bào tử đa bào, có 1 – 9 vách ngăn ngang và 0 – 3 vách ngăn dọc, màu nâu, kích thƣớc 15 – 87,5 x 7,5 – 12,5 µm (Hình 3.3F). So sánh với tài liệu của Barnett và Hunter (1998), các đặc điểm quan sát đƣợc thuộc chi nấm Alternaria sp.
Kết quả này tƣơng tự với ghi nhận của Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng (2005), Hà Thị Kim Duyên (2007) về triệu chứng và tác nhân. Tuy nhiên, Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng (2005), Hà Thị Kim Duyên (2007) không mô tả chi tiết về nấm Alternaria sp.
25
Hình 3.3 Triệu chứng và nấm Alternaria sp. gây bệnh đốm vòng trên cây Huệ trắng
A: Vết bệnh trên lá
B: Vết bệnh trên lá ở giai đoạn bệnh nặng C: Vết bệnh trên hoa
D: Vết bệnh trên hoa ở giai đoạn bệnh nặng
E: Đính bào đài và bào tử nấm Alternaria sp. ở vật kính 40X F: Bào tử nấm Alternaria sp. ở vật kính 40X
C D
E F
26
3.2.4 Bệnh thối hạch (Sclerotium rolfsii)
Bệnh thƣờng gây hại ở thân. Lúc đầu mô thân bị bệnh là những đốm hình bầu dục hoặc bất dạng, có màu vàng nâu, nhũng nƣớc. Sau đó, vết bệnh phát triển lớn hơn, quan sát trên mô thân thì thấy có một lớp sợi nấm mỏng, màu trắng (Hình 3.4A). Khi bệnh phát triển nặng, vết bệnh khô lại màu nâu nhạt và có nhiều hạch nấm tròn, láng có màu trắng, màu vàng hoặc màu vàng nâu (Hình 3.4B). Khi cắt dọc vết bệnh thì thấy thân cây bị rỗng do nấm phát triển mạnh, mạch dẫn hóa nâu và có những sợi nấm trắng bên trong (Hình 3.4C).
Khi nuôi cấy nấm trên môi trƣờng PDA, quan sát thấy nấm phát triển rất nhanh. Sau 3 ngày nuôi cấy, nấm phát triển thành hình tròn, sợi nấm màu trắng, mọc bông và đƣờng kính 4,2 cm, tản nấm phân thành hai phần, phần phía trong sợi nấm mọc thƣa và sát mặt môi trƣờng, phần phía ngoài sợi nấm mọc dâng cao và dày, giao nhau giữa hai phần là khu vực sợi nấm phát triển bông lên nhƣ bông gòn (Hình 3.4D và 3.4E). Sau 12 ngày, nấm bắt đầu xuất hiện những chấm tròn nhỏ trong suốt nhƣ nƣớc, đến ngày thứ 15 chuyển màu từ màu trắng sang màu hơi vàng, rồi thành màu vàng, sau đó vàng sậm và cuối cùng là màu nâu, đó là hạch nấm (Hình 3.4F và 3.4G), kích thƣớc hạch nấm 0,7 – 2 mm (Hình 3.5A). Khi quan sát dƣới kính hiển vi thì thấy sợi nấm không màu, có vách ngăn và có mấu liên kết tại vị trí vách ngăn (Hình 3.5B). So sánh với tài liệu của Barnett và Hunter (1998), các đặc điểm quan sát đƣợc thuộc chi nấm Sclerotium rolfsii.
Kết quả này tƣơng tự với ghi nhận của Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng (2005) và Trujillo (1968). Tuy nhiên, Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng (2005) ghi nhận kích thƣớc hạch nấm là 0,6 – 1,5 cm, sự khác nhau này có thể do yếu tố dinh dƣỡng mà nấm lấy của cây Huệ để phát triển.
27
Hình 3.4 Triệu chứng và nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh thối hạch trên cây Huệ trắng
A: Thân Huệ trắng bị bệnh B: Bụi Huệ trắng bị bệnh C: Lát cắt dọc thân bị bệnh
D, E: Mặt trên và mặt dƣới tản nấm sau 3 ngày nuôi cấy trên môi trƣờng PDA F, G: Mặt trên và mặt dƣới tản nấm sau 15 ngày nuôi cấy trên môi trƣờng PDA
D E
F G
28
Hình 3.5 Đặc điểm nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh thối hạch trên cây Huệ trắng
A: Hạch nấm trên môi trƣờng PDA B: Mấu của sợi nấm
Lây bệnh nhân tạo Sclerotium rolfsii
Quan sát thân cây Huệ trắng đƣợc lây bệnh, 2 ngày sau lây bệnh (NSLB) xuất hiện vết bệnh, trên mô thân xuất hiện một lớp nấm mỏng, màu trắng, mọc tua tại vị trí đặt hạch nấm, vết bệnh dạng hình bầu dục, kích thƣớc 0,5 x 0,8 cm, màu vàng nâu, nhũng nƣớc, không có viền (Hình 3.6A). Đến 5 NSLB, vết bệnh phát triển lớn hơn, sợi nấm phát triển nhiều và dày hơn, sợi nấm lan rộng hơn vết bệnh (Hình 3.6B). Đặc biệt, khi lây bệnh ở nách lá thì vết bệnh phát triển vào thân và cả lá, làm lá bị nhũng và rách (Hình 3.6C), khi cắt ngang thân cây thì bên trong nhũng nƣớc, nhƣng đặc biệt bệnh do nấm Sclerotium rolfsii gây ra không có mùi hôi (Hình 3.6D). Ngày thứ 7 sau lây bệnh, trên bề mặt vết bệnh bắt đầu hình thành hạch nấm, lúc này hạch nấm là những chấm nhỏ li ti màu trắng (Hình 3.6E). Sau 15 ngày, hạch nấm có màu nâu, thân cây bị khô và trên bề mặt bị phủ một lớp sợi nấm màu trắng và bị tóp lại (Hình 3.6F), khi cắt dọc thân thì bên trong mạch dẫn hóa nâu và có sợi nấm phát triển (Hình 3.6G).
29
Hình 3.6 Triệu chứng bệnh thối hạch (Sclerotium rolfsii) sau khi lây bệnh nhân tạo
A: Vết bệnh ở 2 NSLB B: Vết bệnh ở 5 NSLB
C: Vết bệnh ở thân và nách lá 5 NSLB
D: Triệu chứng bệnh bên trong thân khi cắt ngang E: Vết bệnh ở 7 NSLB F: Bệnh ở 15 NSLB G: Lát cắt dọc thân ở 15 NSLB G D E F A B C
30
3.2.5 Bệnh đốm vi khuẩn (Pseudomonas sp.)
Bệnh gây hại trên thân, lá và hoa nhƣng biểu hiện rõ nhất trên lá. Trên lá, vết bệnh thƣờng xuất hiện từ mép lá hoặc giữa phiến lá, ban đầu là những chấm nhỏ, hình thoi, màu nâu nhạt, nhũng nƣớc (Hình 3.7A). Sau đó, vết bệnh liên kết lại với nhau tạo thành những đốm bệnh lớn, xung quanh có màu nâu nhạt nhũng nƣớc, tâm vết bệnh khô lại, lõm xuống có màu nâu hoặc xám, phần tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khỏe không có viền. Bệnh nặng thì vết bệnh có màu nâu đen, xung quanh không còn nhũng nƣớc mà khô lại, nhƣng vẫn còn vệt màu vàng (Hình 3.7B). Trên thân, triệu chứng tƣơng tự với trên lá. Trên hoa, bệnh xuất hiện ở chóp hoa, vết bệnh là những chấm nhỏ, màu vàng nâu, nhũng nƣớc, phần tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khỏe không có viền (Hình 3.7C).
Hình dạng khuẩn lạc: Trên môi trƣờng King’B khuẩn lạc có màu trắng sữa, tròn, bóng và nhô cao hơn môi trƣờng (Hình 3.7D và 3.7E). Kết quả nhuộm đơn: Vi khuẩn có hình que, kích thƣớc 0,7 – 2 x 0,5 – 1 µm (Hình 3.7F). Kết quả nhuộm Gram: Sau khi nhuộm vi khuẩn có màu hồng, chứng tỏ vi khuẩn là Gram âm (Hình 3.7G). Kết quả nhuộm chiên mao: Vi khuẩn có roi ở một đầu (Hình 3.7H). Dựa vào khóa phân loại của Schaad (1988) xác định đƣợc là vi khuẩn Pseudomonas sp.
Kết quả này tƣơng tự nhƣ ghi nhận của Hà Thị Kim Duyên (2007), bệnh do vi khuẩn Pseudomonas sp. gây ra, bệnh xuất hiện trên thân, lá và hoa. Vết bệnh là những chấm màu vàng, nhũng nƣớc. Sau đó, vết bệnh liên kết lại với nhau tạo thành những đốm bệnh lớn, xung quanh vết bệnh có màu vàng nhũng nƣớc. Tuy nhiên, Hà Thị Kim Duyên (2007) không mô tả triệu chứng bệnh trên hoa.
31
Hình 3.7 Triệu chứng và vi khuẩn Pseudomonas sp. gây bệnh đốm vi khuẩn trên cây Huệ trắng
A: Vết bệnh ban đầu B: Nhiều vết bệnh điển hình C: Vết bệnh trên hoa
D: Vi khuẩn Pseudomonas sp. trên môi trƣờng King’B
E: Hình dạng khuẩn lạc Pseudomonas sp. đơn trên môi trƣờng King’B F: Hình dạng vi khuẩn (vật kính 100X)
G:Vi khuẩn có đặc điểm Gram âm (vật kính 100X) H: Chiên mao của vi khuẩn (vật kính 100X)
D E
C B
A
32
Lây bệnh nhân tạo vi khuẩn Pseudomonas sp.
Qua kết quả lây bệnh nhân tạo cho thấy, bệnh bắt đầu xuất hiện vào 3 NSLB, lúc này vết bệnh là những chấm rất nhỏ, nhũng nƣớc xung quanh chỗ tạo vết thƣơng. Đến 4 NSLB, vết bệnh phát triển lớn hơn, triệu chứng bệnh thể hiện khác nhau ở lá già và lá non, ở lá già vết bệnh nhũng nƣớc có màu xanh đậm, mô lá xung quanh vết bệnh có màu vàng (Hình 3.8A), ở những lá non vết bệnh nhũng nƣớc có màu xanh xẫm đen, có quầng mỏng, màu vàng, phần mô lá còn lại vẫn còn màu xanh (Hình 3.8B). Cho đến 8 NSLB, vết bệnh có hình dạng bất dạng, vết bệnh có màu vàng nhạt ở mặt trên của lá và màu vàng nâu ở mặt dƣới của lá, mặt trên mô bệnh hơi lõm xuống, tƣơng tự với triệu chứng bệnh trong điều kiện ngoài đồng (Hình 3.8C và 3.8D). Đến ngày thứ 12, vết bệnh phát triển nặng hơn, bắt đầu thấy tâm vết bệnh màu nâu hoặc xám, khô lại và lõm xuống rõ rệt (Hình 3.8E và 3.8F).
Hình 3.8 Triệu chứng bệnh đốm vi khuẩn (Pseudomonas sp.) sau khi lây bệnh nhân tạo
A: Vết bệnh ở lá già 4 NSLB B: Vết bệnh ở lá non 4 NSLB C, D: Mặt trên và mặt dƣới lá 8 NSLB E, F: Mặt trên và mặt dƣới lá 12 NSLB A D C E B F
33
3.2.6 Bệnh sọc lá vi khuẩn (Xanthomonas sp.)
Bệnh xuất hiện chủ yếu trên lá. Lúc đầu, vết bệnh là những sọc dài màu nâu nhạt, không có viền rõ rệt, nhũng nƣớc. Sau đó, vết bệnh phát triển lớn hơn tạo thành những sọc màu nâu đen chạy dọc theo các gân lá, phần tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khỏe có đƣờng viền mỏng màu vàng (Hình 3.9A), vết bệnh từ từ khô lại và thƣờng thì vết bệnh khô lại ở giữa hoặc gần chót lá (Hình 3.9 B và 3.9C).
Hình dạng khuẩn lạc: Trên môi trƣờng King’B khuẩn lạc màu vàng, rìa nhẵn, bề mặt khuẩn lạc ƣớt (Hình 3.9D và 3.9E). Kết quả nhuộm đơn: Vi khuẩn hình que, kích thƣớc 0,8 – 1,8 x 0,5 – 0,8 µm (Hình 3.9F). Kết quả nhuộm Gram: Sau khi nhuộm vi khuẩn có màu hồng, chứng tỏ vi khuẩn là Gram âm (Hình 3.9G). Kết quả nhuộm chiên mao: Vi khuẩn có một roi ở một đỉnh (Hình 3.9H). Dựa vào khóa phân loại của Schaad (1988) xác định đƣợc là vi khuẩn Xanthomonas sp.
Kết quả này tƣơng tự nhƣ kết quả của Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng (2005), Hà Thị Kim Duyên (2007) là bệnh xuất hiện chủ yếu trên lá, vết bệnh lan rộng tạo thành những sọc màu nâu đen chạy dọc theo gân lá, làm lá nhũng nƣớc.
34
Hình 3.9 Triệu chứng và vi khuẩn Xanthomonas sp. gây bệnh sọc lá vi khuẩn trên cây Huệ trắng
A: Vết bệnh ở giai đoạn đầu B: Vết bệnh bắt đầu khô lại C: Vết bệnh khô lại
D: Vi khuẩn Xanthomonas sp. trên môi trƣờng King’B
E: Hình dạng khuẩn lạc Xanthomonas sp. đơn trên môi trƣờng King’B F: Hình dạng vi khuẩn (vật kính 100X)
G: Vi khuẩn có đặc điểm Gram âm (vật kính 100X) H: Chiên mao của vi khuẩn (vật kính 100X)
D E
F G H
C B
35
Lây bệnh nhân tạo Xanthomonas sp.
Qua kết quả lây bệnh nhân tạo cho thấy, bệnh bắt đầu xuất hiện vào ngày thứ 2 sau lây bệnh, lúc đầu vết bệnh là những sọc dài, nhũng nƣớc, màu nâu nhạt, phần tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khỏe không có đƣờng viền. Đến 4 NSLB, vết bệnh phát triển lớn hơn, tạo thành sọc dài chạy dọc theo gân lá, vết bệnh có màu nâu