- Chuẩn bị cây lây bệnh: Cây Huệ trắng sau khi thu về đƣợc chăm sóc sau vài tuần cho cây khỏe lại sau đó mới tiến hành lây bệnh nhân tạo. Bụi Huệ đem lây bệnh nhân tạo khi Huệ chƣa có phát hoa, các lá dài 15 – 30 cm.
- Nguồn bệnh: Vi khuẩn Pseudomonas sp. và Xanthomonas sp. đƣợc nuôi cấy trong môi trƣờng King’B. Đồng thời, pha hóa chất nấu môi trƣờng King’B lỏng (không có Agar), đem môi trƣờng King’B lỏng thanh trùng ƣớt. Tiếp theo, lấy vi khuẩn đơn hòa vào môi trƣờng King’B lỏng tạo thành huyền phù với mật số 108 cfu/ml.
- Tiến hành lây bệnh:
Lây bệnh trên lá bằng cách dùng kim châm lên mặt trên lá (10 chấm kim), huyền phù vi khuẩn đƣợc cho vào bình phun, phun 100 ml cho một chậu Huệ.
Sau đó, để chậu cây trong phòng ủ bệnh, trùm kín bằng túi nilon. Sau 48 giờ trong phòng ủ bệnh, cây đƣợc đem ra nhà phun sƣơng tạo ẩm độ cho đến khi vết bệnh xuất hiện. Quan sát hàng ngày và ghi nhận triệu chứng. 2.2.3.2 Lây bệnh nhân tạo bằng hạch nấm
- Chuẩn bị cây lây bệnh: Cây Huệ trắng sau khi thu về đƣợc chăm sóc sau vài tuần cho cây khỏe lại sau đó mới tiến hành lây bệnh nhân tạo. Bụi Huệ đem lây bệnh nhân tạo khi trong bụi có một phát hoa cao 60cm.
- Nguồn bệnh: Nấm Sclerotium rolfsii đƣợc nuôi cấy trên môi trƣờng PDA, sau 12-15 ngày thì nấm tạo hạch.
- Tiến hành lây bệnh:
Lây bệnh trên thân cây bằng cách, lấy hạch nấm để lên mặt băng keo trong, dán băng keo lên thân cây. Chú ý, dán băng keo không quá kín, để khi tƣới nƣớc tạo độ ẩm cho cây vẫn còn nƣớc đọng, cho hạch nấm dễ phát triển. Sau đó, để chậu cây trong phòng ủ bệnh, trùm kín bằng túi nilon. Sau 24
giờ trong phòng ủ bệnh, cây đƣợc đem ra nhà lƣới, hàng ngày tƣới nƣớc cho cây để tạo ẩm độ cho đến khi vết bệnh xuất hiện. Quan sát hàng ngày và ghi nhận triệu chứng
16
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 TÌNH HÌNH BỆNH HẠI
Công tác thu thập mẫu và giám định bệnh trên cây Huệ trắng đƣợc thực hiện từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2013 tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Trong thời gian này, thời tiết có nhiều biến đổi nhƣ mƣa, nắng nóng, ẩm độ không khí và nhiệt độ biến đổi, đây là điều kiện làm cho bệnh hại tấn công và phát triển ở nhiều mức độ khác nhau. Ngoài những ảnh hƣởng của yếu tố môi trƣờng, cũng nhƣ điều kiện canh tác thì việc nhà ruộng chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại cũng là nguyên nhân gây ảnh hƣởng rất lớn đến diễn biến của bệnh.
Điều tra tình hình bệnh hại trên cây Huệ trắng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp đƣợc thực hiện ở 8 ruộng. Mỗi ruộng quan sát, ghi nhận, đánh giá tình hình và mức độ bệnh từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2013. Kết quả ghi nhận có 7 bệnh xuất hiện và gây hại từ mức độ bệnh nhẹ (±) đến rất nặng (+++), gồm 4 bệnh do nấm là bệnh thán thƣ (Colletotrichum sp.), thối nhũng hoa (Choanephora sp.), đốm vòng (Alternaria sp.) và thối hạch (Sclerotium rolfsii); 2 bệnh do vi khuẩn là bệnh đốm vi khuẩn (Pseudomonas sp.) và sọc lá vi khuẩn (Xanthomonas sp.) và 1 bệnh do tuyến trùng là bệnh chai bông (Aphelenchoides besseyi) (Bảng 3.1).
Trong số các bệnh gây hại do nấm thì bệnh thán thƣ do nấm Colletotrichum
sp. là bệnh gây hại thƣờng xuyên và phổ biến. Bệnh xuất hiện trên cả 8 ruộng điều tra và gây hại từ mức độ nhẹ (±) đến rất nặng (+++). Bệnh gây hại nặng ở các ruộng 2, 3 và 5. Mức độ bệnh cao nhất là rất nặng (+++) vào tháng 7 và tháng 10. Các ruộng còn lại có chiều hƣớng bệnh từ nhẹ (±) đến nặng (++). Mức độ bệnh và diễn biến của bệnh khác nhau ở các ruộng, điều này cho thấy ngoài những ảnh hƣởng của điều kiện thời tiết, thì yếu tố phòng trừ sâu bệnh và kỹ thuật canh tác cũng tác động lớn đến diễn biến của bệnh giữa các ruộng điều tra. Ruộng bị bệnh nặng là ruộng ít đƣợc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.
Bên cạnh bệnh thán thƣ, bệnh thối nhũng hoa (Choanephora sp.) tuy không gây hại nhiều và thƣờng xuyên nhƣng đáng quan tâm vì nó xuất hiện trên hoa. Bệnh xuất hiện không đều. Ruộng bị bệnh nặng là ruộng 2, 3 và 7. Tháng 4, 9 và 10 bệnh ít xuất hiện và có ruộng không bị bệnh, tháng 5, 6 và 7 bệnh gây hại từ mức độ nhẹ (±) đến nặng (++). Nhìn chung, từ tháng 4 đến tháng 10 bệnh có xu hƣớng giảm dần qua các tháng điều tra.
Ngoài bệnh gây hại trên hoa do nấm Choanephora sp. trên Huệ còn bị bệnh đốm vòng do nấm Alternaria sp. gây ra. Mức độ bệnh từ nhẹ (±) đến nặng (++). Bệnh xuất hiện và gây hại nặng nhất ở ruộng 2, mức độ bệnh cao nhất (++) vào tháng 5 và 6. Nhìn chung từ tháng 8 đến tháng 10 bệnh không xuất hiện ở cả 8
17
ruộng điều tra. Nguyên nhân bệnh không xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10, do một số nhà ruộng thu hoạch hoa và một số thì ngắt hoa bị bệnh bỏ.
Một bệnh khác cũng gây hại quan trọng trên cây Huệ trắng là thối hạch do nấm Sclerotium rolfsii gây ra. Trong số 8 ruộng điều tra thì có 1 ruộng không bị bệnh (ruộng 7), còn lại 7 ruộng bị gây hại ở mức từ nhẹ (±) đến trung bình (+). Ruộng 5 bị bệnh ở mức cao nhất vào tháng 6. Các ruộng còn lại bệnh ít xuất hiện. Nhìn chung, bệnh gây hại nhẹ ít ảnh hƣởng đến tình hình canh tác của nhà ruộng.
Bên cạnh bệnh thán thƣ, thì bệnh xuất hiện nặng trên lá là bệnh đốm vi khuẩn (Pseudomonas sp.). Ngoài ra, bệnh đốm vi khuẩn còn xuất hiện trên thân và hoa. Mức độ bệnh từ nhẹ (±) đến rất nặng (+++). Bệnh gây hại nặng ở ruộng 1, 4, 6 và 8, mức độ bệnh cao nhất (+++) ở tháng 10. Các ruộng còn lại bệnh từ (±) đến nặng (++). Đặc biệt, tháng 4 và 5 bệnh không xuất hiện ở cả 8 ruộng. Nhìn chung, trong 7 tháng điều tra, diễn biến của bệnh là tăng dần.
Bệnh sọc lá vi khuẩn (Xanthomonas sp.) đều xuất hiện ở 8 ruộng điều tra, tuy nhiên mức độ bệnh và thời điểm xuất hiện bệnh thì khác nhau ở mỗi ruộng. Bệnh gây hại từ nhẹ (±) đến nặng (++). Bệnh gây hại nặng nhất ở ruộng 6, các ruộng còn lại bệnh diễn biến tăng dần từ tháng 4 đến tháng 10. Tháng 4 và tháng 5 bệnh hầu nhƣ không xuất hiện ở cả 8 ruộng. So với bệnh đốm vi khuẩn do Pseudomonas sp. gây ra thì bệnh sọc lá vi khuẩn do Xanthomonas sp. gây hại ở mức độ nhẹ hơn.
Tháng 4 và 5 bệnh đốm vi khuẩn (Pseudomonas sp.). và sọc lá vi khuẩn (Xanthomonas sp.) bệnh không xuất hiện ở các ruộng điều tra do thời tiết khô ráo, nắng nóng và không có mƣa nên vi khuẩn không có điều kiện xâm nhiễm.
Trên cây Huệ trắng còn ghi nhận bệnh chai bông do tuyến trùng
Aphelenchoides besseyi gây ra. Bệnh xuất hiện trên cả 8 ruộng điều tra từ mức độ bệnh nhẹ (±) đến nặng (++). Bệnh gây hại nặng ở ruộng 2 và 3. Mức độ bệnh cao nhất (++) vào tháng 7, 8, 9 và 10. Các ruộng còn lại bệnh gây hại ở mức nhẹ (±) đến trung bình (+).
18
Bảng 3.1 Mức độ bệnh hại trên cây Huệ trắng qua các tháng điều tra trong năm 2013
STT Tên bệnh Ruộng Mức độ bệnh trung bình từng tháng
4 5 6 7 8 9 10 1 Bệnh thán thƣ (Colletotrichum sp.) 1 ± ± + + ± + ++ 2 + + + ++ ++ ++ +++ 3 + ± + ++ + ++ +++ 4 + + ++ + + + + 5 ± + + +++ ++ ++ ++ 6 + + ++ ++ + + + 7 + + + + + + ++ 8 + + + ± + ++ ++ Tần suất 8/8 8/8 8/8 8/8 8/8 8/8 8/8 2 Bệnh thối nhũng hoa (Choanephora sp.) 1 ± + + ± - - - 2 ± ++ ++ ++ + ± - 3 ± + + ++ ± ± ± 4 - ± ± + ± - - 5 - ± + + ± ± ± 6 ± + + + ± - ± 7 ± + + + ± ± ± 8 ± ± ± + ± - - Tần suất 6/8 8/8 8/8 8/8 7/8 4/8 4/8 3 Bệnh đốm vòng (Alternaria sp.) 1 ± ± + ± - - - 2 ± ++ ++ + ± - - 3 - + + ± - - - 4 ± + + ± - - - 5 + + ± ± - - - 6 ± ± + - - - - 7 ± - ± - - - - 8 ± + ± ± - - - Tần suất 7/8 7/8 8/8 6/8 1/8 0/8 0/8 4 Bệnh thối hạch (Sclerotium rolfsii) 1 - - - ± ± - - 2 - - - ± ± ± - 3 - ± - ± - ± ± 4 - - ± - + - ± 5 - ± + ± ± - - 6 - - ± - - ± - 7 - - - - 8 - - - ± - - ± Tần suất 0/8 2/8 3/8 5/8 4/8 3/8 3/8
19
Bảng 3.1 Mức độ bệnh hại trên cây Huệ trắng qua các tháng điều tra trong năm 2013 (tiếp theo)
STT Tên bệnh Ruộng Mức độ bệnh trung bình từng tháng
4 5 6 7 8 9 10 5 Bệnh đốm vi khuẩn (Pseudomonas sp.) 1 - - ± ± + ++ +++ 2 - - - ± ± + ++ 3 - - - - ± + + 4 - - - - + ++ +++ 5 - - - - ± + ++ 6 - - ± ± + ++ +++ 7 - - - - ± + + 8 - - ± ± + ++ ++ Tần suất 0/8 0/8 3/8 4/8 8/8 8/8 8/8 6 Bệnh sọc lá vi khuẩn (Xanthomonas sp.) 1 - - ± + + ± + 2 - - ± ± + ± + 3 - - - - + + + 4 - - - ± ± ± + 5 - - - - + + + 6 - ± - + + + ++ 7 - - - ± ± + ± 8 - - - - ± + ± Tần suất 0/8 1/8 2/8 5/8 8/8 8/8 8/8 7 Bệnh chai bông (Aphelenchoides besseyi) 1 - - ± ± - ± + 2 + ++ + ++ ++ ++ ++ 3 + + + ++ ++ ++ ++ 4 ± + + + ± + + 5 ± + + + ± ± ± 6 + + ++ + + + ± 7 + + + ± ± + + 8 ± + + + + + ± Tần suất 7/8 7/8 8/8 8/8 7/8 8/8 8/8
Trong bảng dấu (-): Không có bệnh; (±): Bệnh nhẹ, xuất hiện lẻ tẻ, chú ý mới tìm thấy được vài lá bị bệnh; (+): Bệnh trung bình, số cây bị bệnh ít và có nhiều lá bị bệnh; (++): Bệnh nặng, số cây bị bệnh bằng 1/3 số lượng cây trong ruộng; (+++): Bệnh rất nặng, số cây bị bệnh lớn hơn 1/3 số lượng cây trong ruộng.
20
3.2 KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH BỆNH 3.2.1 Bệnh thán thƣ (Colletotrichum sp.) 3.2.1 Bệnh thán thƣ (Colletotrichum sp.)
Bệnh gây hại chủ yếu trên lá và thƣờng xuất hiện ở chóp lá, hai bên mép lá hoặc giữa phiến lá. Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu vàng nâu, thƣờng phát triển mặt dƣới lá sau đó phát triển lên mặt trên của lá (Hình 3.1A). Về sau vết bệnh lớn dần và bất dạng, ở giữa vết bệnh mô lá hơi lõm xuống, phần tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khỏe có đƣờng viền dày, màu nâu sậm (Hình 3.1B). Khi bệnh phát triển nặng, phần mô bệnh bị khô, mỏng và dễ bị rách, trên bề mặt mô bệnh có những chấm nhỏ li ti màu đen là đĩa đài của nấm gây bệnh (Hình 3.1C).
Khi quan sát sự phát triển tản nấm trên môi trƣờng PDA cho thấy tản nấm thay đổi về màu sắc và hình dạng. Sau 7 ngày nuôi cấy, tản nấm có hình tròn, màu xám lông chuột, phần rìa phát triển không đều theo hình gợn sóng, một nửa phần rìa có màu xám trắng, một nửa có màu cam và đƣờng kính là 5,6cm. Bên cạnh đó, tản nấm phân thành hai phần, phần phía trong phát triển nhô lên cao, phần phía ngoài phát triển sát mặt môi trƣờng. Có sợi nấm khí sinh màu xám trắng phát triển trên bề mặt (Hình 3.1D và 3.1E). Trong quá trình phát triển, tản nấm hình thành những khối nhỏ màu nâu hoặc đen phát triển trên mặt môi trƣờng hoặc ăn xuống dƣới môi trƣờng. Sau 12 ngày nuôi cấy, thì khối này dần hình thành một lớp dịch xung quanh có màu từ trắng đục chuyển sang màu cam.
Khi giầm những khối này ra và quan sát dƣới kính hiển vi thì thấy có nhiều bào tử và gai cứng. Đĩa đài mang nhiều gai cứng (7-27 gai), kích thƣớc 50 – 257,5 µm, có vách ngăn, nhọn ở đỉnh và có màu nâu sậm (Hình3.1F). Bào tử đơn bào, không màu, hình liềm, kích thƣớc 17,5 – 27,5 x 2,5 – 3,75 µm (Hình 3.1G). So sánh với tài liệu của Barnett và Hunter (1998), các đặc điểm quan sát đƣợc thuộc chi nấm Colletotrichum sp.
Kết quả này tƣơng tự với ghi nhận của Hà Thị Kim Duyên (2007) về triệu chứng và tác nhân. Tuy nhiên, Hà Thị Kim Duyên (2007) ghi nhận Colletotrichum
21
Hình 3.1 Triệu chứng và đặc điểm nấm Colletotrichum sp. gây bệnh thán thƣ trên cây Huệ trắng
A: Vết bệnh ban đầu
B: Nhiều vết bệnh liên kết xuất hiện từ mép lá C: Vết bệnh ở chóp lá
D, E: Mặt trên và mặt dƣới tản nấm sau 7 ngày nuôi cấy trên môi trƣờng PDA F: Đĩa đài mang gai cứng ở vật kính 40X
G: Bào tử nấm Colletotrichum sp. ở vật kính 40X A B G C F D E
22
3.2.2 Bệnh thối nhũng hoa (Choanephora sp.)
Bệnh gây hại chủ yếu trên hoa và thƣờng xuất hiện ở giữa hoa. Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ, màu nâu nhạt. Về sau vết bệnh phát triển lớn hơn, có hình bất dạng, màu nâu, nhũng nƣớc, phần tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khỏe không có đƣờng viền. Khi vết bệnh phát triển nặng làm nhũng cả hoa, sau đó vết bệnh khô lại có màu nâu, hoa bị nhăn và nhỏ lại (Hình 3.2A). Trên phần mô hoa bị bệnh có nhiều tơ nấm màu trắng xuất hiện và mang nhiều túi bào tử màu đen (Hình 3.2B).
Nuôi cấy nấm trên môi trƣờng PDA, sau 3 ngày cho thấy sợi nấm màu trắng, mọc bông lên trên mặt môi trƣờng, hình thành túi bào tử, màu đen và tập trung quanh mép đĩa, đƣờng kính là 9 cm (Hình 3.2C và 3.2D).
Khi quan sát túi bào tử dƣới kính hiển vi thấy bào tử có dạng hình trứng hay hình bầu dục, kích thƣớc 10 – 22,5 x 6,25 – 12,5 µm, có màu nâu, đƣợc chứa trong túi bào tử, túi bào tử đƣợc đính trên cuống túi bào tử (Hình 3.2E và 3.2F). Các đặc điểm quan sát đƣợc phù hợp với mô tả chi Choanephora sp. theo khóa phân loại của Barnett và Hunter (1998).
Kết quả này tƣơng tự với ghi nhận của Hà Thị Kim Duyên (2007) là phần mô hoa bị bệnh có màu xám. Phần mô bị bệnh có những tơ nấm màu trắng, tác nhân gây bệnh là nấm Choanephora sp. Tuy nhiên, Hà Thị Kim Duyên (2007) ghi nhận bệnh có xuất hiện trên lá, sự khác nhau này có thể do mùa vụ và địa điểm thu mẫu.
23
Hình 3.2 Triệu chứng và nấm Choanephora sp. gây bệnh thối nhũng hoa trên cây Huệ trắng
A: Vết bệnh trên hoa
B: Túi bào tử nấm Choanephora sp. trên mô hoa bị bệnh
C, D: Mặt trên và mặt dƣới tản nấm sau 3 ngày nuôi cấy trên môi trƣờng PDA E: Đính bào đài mang bào tử
F: Bào tử nấm Choanephora sp. ở vật kính 40X A B C F E D
24
3.2.3 Bệnh đốm vòng (Alternaria sp.)
Bệnh gây hại trên lá và hoa. Trên lá, bệnh xuất hiện ở giữa phiến lá, ban dầu vết bệnh là những chấm nhỏ màu nâu, vết bệnh lớn dần có hình bầu dục, màu nâu đen, ở giữa vết bệnh mô lá hơi lõm xuống, phần tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khỏe không có viền rõ rệt (Hình 3.3A). Khi vết bệnh phát triển lớn hơn thì phần mô bệnh khô lại, vết bệnh màu nâu, tâm màu trắng xám, viền mỏng màu nâu đen, xung quanh có quầng màu vàng (Hình 3.3B). Trên hoa, bệnh xuất hiện ở chóp hoa, vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu vàng nâu, về sau vết bệnh lớn dần có hình bầu dục hoặc bất dạng, màu nâu đen, ở giữa vết bệnh mô hoa hơi lõm xuống, phần tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khỏe có đƣờng viền dày màu nâu (Hình 3.3C). Khi bệnh phát triển nặng, phần mô bệnh bị cháy khô, trên bề mặt mô bệnh có những chấm nhỏ màu nâu là nấm gây bệnh (Hình 3.3D).
Khi cạo nấm gây bệnh và quan sát dƣới kính hiển vi thì thấy sợi nấm đa bào phân nhánh màu vàng nâu, đính bào đài ngắn, đa bào, màu nâu (Hình 3.3E). Bào tử đa bào, có 1 – 9 vách ngăn ngang và 0 – 3 vách ngăn dọc, màu nâu, kích thƣớc 15 – 87,5 x 7,5 – 12,5 µm (Hình 3.3F). So sánh với tài liệu của Barnett và Hunter (1998), các đặc điểm quan sát đƣợc thuộc chi nấm Alternaria sp.
Kết quả này tƣơng tự với ghi nhận của Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng (2005), Hà Thị Kim Duyên (2007) về triệu chứng và tác nhân. Tuy nhiên, Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng (2005), Hà Thị Kim Duyên (2007) không mô tả chi tiết về nấm Alternaria sp.
25
Hình 3.3 Triệu chứng và nấm Alternaria sp. gây bệnh đốm vòng trên cây Huệ trắng