Số chồi trên mét vuông

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất lúa om6976 vụ hè thu 2013 tại huyện hồng dân tỉnh bạc liêu (Trang 30)

M Ở ĐẦU

3.2.2Số chồi trên mét vuông

Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.3 cho thấy, giai đoạn 20 NSS, số chồi/m2 ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha có số chồi cao nhất (886 chồi/m2), kế đến là ở nghiệm thức 150 kg/ha (656 chồi/m2), thấp nhất là ở nghiệm thức 100 kg/ha với 483 chồi/m2 và có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 1%. Thời điểm 30 NSS, số chồi/m2 biến động từ 606-928 chồi/m2 và có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% giữa các nghiệm thức. Giai đoạn 40 NSS, số chồi/m2 đạt tối đa, ở nghiệm thức 100 kg/ha có số chồi tăng nhiều nhất từ 483 chồi/m2 ở giai đoạn 20 NSS lên 776 chồi/m2 (tăng 293 chồi/m2). Ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha thì số chồi tăng ít nhất từ 886 chồi/m2 ở giai đoạn 20 NSS lên 959 chồi/m2 ở giai đoạn 40 NSS (tăng 73 chồi/m2). Tuy nhiên, trong giai đoạn này sự khác biệt giữa các nghiệm thức là không có ý nghĩa về

mặt thống kê. Khi bắt đầu giai đoạn 50 NSS, số chồi/m2 bắt đầu giảm dần biến động từ 696-814 chồi/m2 và giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Giai đoạn 60-80 NSS số chồi/m2 giảm do chồi vô hiệu không đủ sức cạnh tranh đã chết đi chỉ còn lại các chồi hữu hiệu. Ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha có số chồi cao nhất (771 chồi/m2) và thấp nhất là nghiệm thức sạ 100 kg/ha (531 chồi/m2) vào thời điểm 80 NSS.

Bảng 3.3: Ảnh hưởng cuả mật độ sạ đến số chồi/m2 qua các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa OM6076 vụ Hè Thu năm 2013 tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.

Số chồi/m2 Ngày sau sạ (ngày) Mật độ sạ (kg/ha) 20 30 40 50 60 70 80 200 150 100 886 a 656 b 483 c 928 a 789 b 606 c 959 862 776 814 713 696 798 a 679 ab 615 b 774 a 628 b 534 c 771 a 628 b 53 c F CV (%) ** 5,47 ** 2,39 ns 8,48 ns 6,77 * 2,90 ** 3,37 ** 3,42

Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thi không khác biệt có ý nghiã thống kê: ns: không khác biệt ý nghĩa về thống kê; *: khác biệt có ý nghĩa về thống kê ở độ tinh cậy 5%; **: khác biệt có ý nghĩa về thống kê ở độ tin cậy 1%.

Số chồi/m2 là chỉ tiêu quan trọng liên quan chặt chẽ quyết định đến số bông/m2 ảnh hưởng năng suất lúa sau này. Trong điều kiện thuận lợi, đầy đủ dinh dưỡng và ánh sáng cây lúa bắt đầu mọc chồi đầu tiên ở mắc thứ hai, đồng thời với lá thứ 5 trên thân chính. Các chồi mọc sớm sẽ cho bông to và ngược lại. Tuy nhiên, việc sạ lúa ở các mật độ khác nhau cho số chồi cũng khác nhau. Khi sạ ở mật độ thưa cây lúa đẻ nhánh nhiều, nó sẽ tự điều chỉnh quần thể để đảm bảo đủ số chồi thích hợp cho ruộng lúa. Kết quả thí nghiệm cũng phù hợp với nhận định của Nguyễn Trường Giang và ctv. (2010), khi sạ dày cây lúa sẽ ít đẻ nhánh và sẽ tự chết ở giai đoạn đầu do không cạnh tranh được ánh sáng và dinh dưỡng, số chồi đếm được chủ yếu là từ thân chính của cây lúa.

Giai đoạn 40-50 NSS, cây lúa chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh sản bắt đầu làm đòng và trổ bông nên lúa ngừng tăng trưởng, đẻ nhánh, nở bụi. Nghiệm thức đối chứng sạ 200 kg/ha và 150 kg/ha với mật độ cao nên gần như không đẻ nhánh mà số chồi đếm được chủ yếu là thân chính. Đối với nghiệm thức sạ 100 kg/ha có mật độ sạ thấp hơn nên cây tiếp tục đẻ nhánh để hoàn thiện thân lá chuẩn bị trổ bông. Do đó, giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt thống kê.

Giai đoạn 60-80 NSS, giữa các nghiệm thức có sự khác biệt ý nghĩa thống kê. Từ sau giai đoạn 50 NSS, số chồi vô hiệu đã bắt đầu tự chết đi kéo dài đến giai đoạn 80 NSS. Những chồi và những thân chính của lúa sạ ở mật độ 200 kg/ha và 150 kg/ha do không cạnh tranh được dinh dưỡng, không tạo ra bông nên đã tự chết đi để quần thể đảm bảo đủ số chồi tạo số bông thích hợp cho ruộng lúa và ở hai nghiệm thức này số chồi chết đi nhiều nhất. Do đó, tạo nên sự khác biệt giữa các nghiệm thức.

3.3.3 Tỷ lệ chồi hữu hiệu (%)

Tỷ lệ chồi hữu hiệu là tỷ lệ phần trăm giữa số chồi hữu hiệu so với số chồi tối đa, hay nói cách khác là tỷ lệ phần trăm giữa số chồi mang bông với tổng số chồi được hình thành. Ở cây lúa, khoảng 10-30 chồi có thể sinh ra trong khoảng cách trồng hợp lý, nhưng chỉ 2-5 chồi được hình thành trong lúa sạ thẳng (Nguyễn Thành Phước, 2003).

Kết quả bảng 3.4 cho thấy, tỷ lệ chồi hữu hiệu giữa các nghiệm thức không có khác biệt biệt ý nghĩa về thống kê. Tỷ lệ này dao động trong khoảng 83,36-86,27%.

Bảng 3.4: Ảnh hưởng của mật độ sạ đến tỷ lệ chồi hữu hiệu của lúa OM6976 vụ Hè Thu 2013 tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu

Mật độ sạ (kg/ha) Tỷ lệ chồi hữu hiệu (%)

200 83,36

150 85,21

100 86,27

F ns

CV (%) 1,90

Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thi không khác biệt có ý nghiã thống kê: ns: không khác biệt ý nghĩa về thống kê; *: khác biệt có ý nghĩa về thống kê ở độ tinh cậy 5%; **: khác biệt có ý nghĩa về thống kê ở độ tin cậy 1%.

Kết quả thí nghiệm cho thấy số chồi hữu hiệu càng thấp khi mật độ sạ tăng, ở tất cả các nghiệm thức số chồi hữu hiệu được hình thành đều nhỏ hơn so với số chồi tối đa, số chồi còn lại là những chồi không mang bông và được gọi là chồi vô hiệu (Vũ Văn Liết và ctv., 2004). Trên cây lúa thường chỉ có những nhánh đẻ sớm, ở vị trí mắt đẻ thấp, có số lá nhiều, điều kiện dinh dưỡng thuận lợi mới có điều kiện phát triển đầy đủ để trở thành nhánh hữu hiệu. Còn những nhánh đẻ muộn, thời gian sinh trưởng ngắn, số lá ít thường trở thành nhánh vô hiệu (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997).

Do vào giai đoạn chưa trổ bông nguồn dinh dưỡng trong đất còn nhiều, không gian sống trong ruộng lúa còn thông thoáng, nên cây lúa mọc nhiều nhánh. Khi cây bắt đầu mang bông, lúc này lá nhiều, diện tích lá lớn che ánh sáng và nguồn dinh dưỡng trong đất ít đi nên làm cho những chồi non, chồi vô hiệu không thể phát triển được và dần dần rụi đi.

3.2.4 Chiều dài bông (cm)

Chiều dài bông là một đặc tính di truyền của giống, chiều dài bông được tính từ cổ bông đến hạt cuối cùng trên bông. Chiều dài bông thay đổi tùy theo giống do đó chiều dài bông giữa các nghiệm thức không có khác biệt về thống kê, chiều dài bông dao động trong khoảng 22,78-24,78 cm (Bảng 3.5).

Bảng 3.5: Ảnh hưởng của mật độ sạ đến chiều dài bông (cm) của giống lúa OM6976 vụ Hè Thu 2013 tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.

Mật độ sạ (kg/ha) Chiều dài bông (cm)

200 24,78

150 23,77

100 22,78

F ns

CV (%) 4,11

Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thi không khác biệt có ý nghiã thống kê: ns: không khác biệt ý nghĩa về thống kê; *: khác biệt có ý nghĩa về thống kê ở độ tinh cậy 5%; **: khác biệt có ý nghĩa về thống kê ở độ tin cậy 1%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ kết quả trên cho thấy chiều dài bông ít bị ảnh hưởng bởi mật độ gieo sạ mà chủ yếu là chịu ảnh hưởng về đặc tính di truyền của giống và điều kiện chăm sóc cũng như dinh dưỡng.

3.3 CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT3.3.1 Số bông trên mét vuông (bông/m2) 3.3.1 Số bông trên mét vuông (bông/m2)

Theo Bùi Huy Đáp (1997), cho rằng số bông trên một đơn vị diện tích nhiều hay ít phụ thuộc vào đặc tính giống, tuy nhiên số bông trên đơn vị diện tích còn thay đổi do điều kiện thời tiết, mật độ sạ, độ phì của đất, lượng phân bón vào và kỹ thuật canh tác. Số bông trên mét vuông đây là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến 74% năng suất lúa.

Qua kết quả thí nghiệm Bảng 3.6, số bông trên mét vuông biến thiên từ 534 bông/m2 đến 737 bông/m2 và giữa các nghiệm thức có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Nghiệm thức sạ với mật độ 100 kg/ha có số bông thấp nhất với 534 bông/m2, kế đến là nghiệm thức sạ với mật độ 150 kg/ha có số

bông là 632 bông/m2 và cao nhất là ở nghiệm thức sạ với mật độ 200 kg/ha có số bông là 737 bông/m2.

Số bông trên đơn vị diện tích là một trong bốn nhân tố tác động trực tiếp đến năng suất lúa. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009), số bông trên đơn vị diện tích được quyết định vào giai đoạn sinh trưởng ban đầu của cây lúa, chủ yếu từ sau khi sạ đến khoảng 10 ngày trước khi có chồi tối đa. Khi lúa nảy chồi hữu hiệu là thời điểm quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành số bông/m2. Với nghiệm thức sạ 100 kg/ha và 150 kg/ha thì số bông được hình thành trên cả thân chính và trên các chồi hữu hiệu, còn đối với nghiệm thức sạ 200 kg/ha thì số bông chỉ hình thành trên thân chính, số chồi được hình thành chủ yếu là chồi vô hiệu không thể hình thành bông. Có thể thấy mật độ sạ ảnh hưởng lớn đến sự tạo chồi hữu hiệu và hình thành số bông trên đơn vị diện tích. Mật độ sạ càng dày thì số chồi hữu hiệu được tạo ra sẽ bị cản trở làm ảnh hưởng đến sự hình thành số bông/m2. Ngược lại, sạ thưa thì số chồi hữu hiệu được tạo ra cũng như sự hình thành số bông/m2 sẽ cao hơn. Như vậy, cần chú ý nhiều đến mật độ gieo sạ, cũng như các biện pháp kỹ thuật làm tăng số chồi hữu hiệu để đạt được số bông trên đơn vị diện tích cao.

Bảng 3.6: Thành phần năng suất của lúa OM6976 vụ Hè Thu 2013 thí nghiệm tại

huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu

Mật độ sạ (kg/ha) Số bông trên mét vuông Số hạt chắc trên bông Tỷ lệ hạt chắc (%) Trọng lượng 1000 hạt (g) 200 737 a 57,00 c 81,56 27,29 150 632 b 69,00 b 81,79 27,33 100 534 c 85,50 a 81,93 27,35 F ** ** ns ns CV (%) 5,51 5,15 2,22 0,3

Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thi không khác biệt có ý nghiã thống kê: ns: không khác biệt ý nghĩa về thống kê; *: khác biệt có ý nghĩa về thống kê ở độ tinh cậy 5%; **: khác biệt có ý nghĩa về thống kê ở độ tin cậy 1%.

3.3.2 Số hạt chắc trên bông

Số hạt chắc trên bông, đây là yếu tố chủ yếu do di truyền của giống quy định. Tuy nhiên, nó cũng chịu tác động của các yếu ngoại cảnh, do ảnh hưởng đến quá trình phân hóa số hạt trên bông phụ thuộc vào số gié, số hoa phân hóa cũng như số gié, số hoa thoái hóa.

Dựa vào kết quả ở Bảng 3.6 ta thấy số hạt chắc trên bông biến động từ 57 đến 85,5 hạt trên bông. Ở nghiệm thức sạ với mật độ 100 kg/ha có số hạt chắc/bông cao nhất là 85,5 hạt, kế đến là nghiệm thức sạ với mật độ 150 kg/ha

là 69 hạt và thấp nhất là ở nghiệm thức sạ với mật độ 200 kg/ha là 57 hạt. Giữa các nghiệm thức có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%.

Ở một phạm vi nhất định số hạt chắc/bông tỷ lệ nghịch với mật độ sạ, sạ với mật độ càng thấp thì số hạt chắc/bông sẽ càng cao và ngược lại sạ với mật độ dày số hạt chắc/bông sẽ thấp. Khi sạ với mật độ cao sẽ cho số bông nhiều hơn nhưng dinh dưỡng không thể cung cấp đầy đủ cho tất cả các hạt nên số hạt chắc/bông sẽ thấp hơn khi sạ với mật độ thưa. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trường Giang và ctv. (2010), cũng cho rằng mật độ sạ có ảnh hưởng đến số hạt chắc trên bông và số hạt chắc/bông đạt nhiều nhất ở nghiệm thức sạ 100 kg/ha. Như vậy, mật độ sạ có ảnh hưởng rõ đến số hạt chắc trên bông.

Vì vậy nếu sạ với mật độ thưa sẽ giúp cho lúa nhận được lượng ánh sáng và dinh dưỡng tốt hơn từ đó sẽ đạt được số hạt chắc trên bông nhiều hơn, cho năng suất cao hơn và chất lượng hạt gạo được tốt hơn.

3.3.3 Tỷ lệ hạt chắc (%)

Kết quả ở Bảng 3.6 cho thấy, tỷ lệ hạt chắc dao động từ 81,56-81,93% và giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê.

Tỷ lệ hạt chắc được quyết định từ đầu thời kỳ phân hóa đòng đến khi lúa vào chắc nhưng quan trọng nhất là các thời kỳ phân bào giảm nhiễm, trổ bông, phơi màu, thụ phấn, thụ tinh và vào chắc. Tỷ lệ chắc tùy thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh. Khi số hoa trên bông quá nhiều dễ dẫn đến tỷ lệ hạt chắc thấp. Với mật độ sạ 200 kg/ha và 150 kg/ha thì số bông/m2 cao nhưng số hạt chắc trên bông lại thấp dẫn đến tỷ lệ hạt chắc trên bông cũng thấp hơn so với khi sạ ở mật độ 100 kg/ha. Tuy giữa các nghiệm thức có sự chênh lệch về tỷ lệ hạt chắc nhưng không có sự khác biệt giữa các mật độ sạ. Muốn có năng suất cao, tỷ lệ hạt chắc phải đạt trên 80% (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Kết quả thí nghiệm phù hợp với nhận định trên khi tỷ lệ chắc biến động từ 82,81 đến 83,45%. Trần Thị Sửu (1986), cũng cho rằng giữa các mật độ sạ khác nhau thì tỷ lệ hạt chắc trên bông không có khác biệt.

3.3.4 Trọng lượng 1000 hạt (g)

Kết quả ở Bảng 3.6 cho thấy, trọng lượng ngàn hạt biến thiên trong khoảng 27,29-27,35 g. Kết quả cho thấy nghiệm thức sạ lan 100 kg/ha có trọng lượng ngàn hạt là 27,35 g cao hơn nghiệm thức sạ lan 150 kg/ha (27,33 g), và nghiệm thức sạ lan 200 kg/ha (27,29 g), tuy nhiên sự chênh lệch này không có khác biệt ý nghĩa về thống kê. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009), trọng

lượng ngàn hạt cũng là một trong những yếu tố cấu thành năng suất lúa nhưng ít biến động theo điều kiện ngoại cảnh mà chủ yếu là do đặc tính di truyền của giống quyết định. Nguyễn Đình Giao (1997), thì cho rằng đặc tính trọng lượng ngàn hạt ít chịu tác động của điều kiện môi trường và có tính di truyền cao.

Trọng lượng ngàn hạt thường là đặc tính ổn định của giống vì kích thước của hạt bị kiểm tra chặt chẽ bởi kích thước vỏ trấu, do đó một hạt không thể sinh trưởng lớn hơn khả năng của vỏ trấu cho dù điều kiện thời tiết và nguồn cung cấp dinh dưỡng rất tốt. Tuy nhiên, kích thước vỏ trấu có thể bị thay đổi chút ít bởi bức xạ của mặt trời trong hai tuần trước trổ của gié hoa khi đó điều kiện môi trường có ảnh hưởng một phần vào thời kỳ giảm nhiễm trên cỡ hạt cho đến khi vào chắc rộ trên độ mẩy của hạt (Yoshida, 1981). Do đó trọng lượng ngàn hạt giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm này có sự chênh lệch, tuy nhiên sự chênh lệch này không đáng kể.

3.4 NĂNG SUẤT

3.4.1 Năng suất lý thuyết (tấn/ha)

Kết quả ở Bảng 3.7 thấy rằng, năng suất lý thuyết ở nghiệm thức sạ với mật độ 100 kg/ha cho năng suất cao nhất là 11,49 tấn/ha và năng suất thấp nhất ở nghiệm thức sạ với mật độ 200 kg/ha là 10,49 tấn/ha. Và giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Năng suất lý thuyết được hình thành và chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi bốn yếu tố gọi là bốn thành phần năng suất. Đó là các yếu tố số bông trên đơn vị

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất lúa om6976 vụ hè thu 2013 tại huyện hồng dân tỉnh bạc liêu (Trang 30)