M Ở ĐẦU
3.3.2 Số hạt chắc trên bông
Số hạt chắc trên bông, đây là yếu tố chủ yếu do di truyền của giống quy định. Tuy nhiên, nó cũng chịu tác động của các yếu ngoại cảnh, do ảnh hưởng đến quá trình phân hóa số hạt trên bông phụ thuộc vào số gié, số hoa phân hóa cũng như số gié, số hoa thoái hóa.
Dựa vào kết quả ở Bảng 3.6 ta thấy số hạt chắc trên bông biến động từ 57 đến 85,5 hạt trên bông. Ở nghiệm thức sạ với mật độ 100 kg/ha có số hạt chắc/bông cao nhất là 85,5 hạt, kế đến là nghiệm thức sạ với mật độ 150 kg/ha
là 69 hạt và thấp nhất là ở nghiệm thức sạ với mật độ 200 kg/ha là 57 hạt. Giữa các nghiệm thức có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%.
Ở một phạm vi nhất định số hạt chắc/bông tỷ lệ nghịch với mật độ sạ, sạ với mật độ càng thấp thì số hạt chắc/bông sẽ càng cao và ngược lại sạ với mật độ dày số hạt chắc/bông sẽ thấp. Khi sạ với mật độ cao sẽ cho số bông nhiều hơn nhưng dinh dưỡng không thể cung cấp đầy đủ cho tất cả các hạt nên số hạt chắc/bông sẽ thấp hơn khi sạ với mật độ thưa. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trường Giang và ctv. (2010), cũng cho rằng mật độ sạ có ảnh hưởng đến số hạt chắc trên bông và số hạt chắc/bông đạt nhiều nhất ở nghiệm thức sạ 100 kg/ha. Như vậy, mật độ sạ có ảnh hưởng rõ đến số hạt chắc trên bông.
Vì vậy nếu sạ với mật độ thưa sẽ giúp cho lúa nhận được lượng ánh sáng và dinh dưỡng tốt hơn từ đó sẽ đạt được số hạt chắc trên bông nhiều hơn, cho năng suất cao hơn và chất lượng hạt gạo được tốt hơn.