M Ở ĐẦU
3.1 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT
Trong quá trình phát triển của cây lúa có sự xuất hiện và gây hại của một số loại dịch hại như: Rầy nâu, đạo ôn, sâu cuốn lá,… Tuy nhiên, do thí nghiệm được theo dõi và phòng trị kịp thời nên những điều kiện bất lợi hầu như được kiểm soát rất tốt.
Kết quả Bảng 3.1 cho thấy, đối với rầy nâu chỉ xuất hiện ở cấp 1 nên không ảnh hưởng nhiều đến lúa. Sâu cuốn lá và bệnh đạo ôn xuất hiện và gây hại chủ yếu ở mật độ 200 kg/ha ở mức cấp 3. Chuột phá hại từ đầu cho đến khi thu hoạch ở mật độ 200 kg/ha khoảng 5%, còn ở mật độ 150 kg/ha và 100 kg/ha khoảng 2%. Vào những ngày cuối vụ có sự xuất hiện của những cơn gió lớn nên có xảy ra hiện tượng đổ ngã 10% ở mật độ 200 kg/ha và khoảng 5% đối với mật độ 150 kg/ha và 100 kg/ha.
Theo Lê Hữu Toàn (2009), khi sạ với mật độ dày làm cho mật số cây lúa cao, ẩm độ trong ruộng tăng lên rất thích hợp cho bệnh đạo ôn phát triển. Mặt khác, ở mật độ sạ dày, cây lúa phải sinh trưởng trong điều kiện chật hẹp, thiếu dinh dưỡng và ánh sáng làm cho khả năng chống chịu sâu bệnh của cây lúa bị hạn chế, bênh cạnh ánh sáng không thể chiếu xuống gốc lúa, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho rầy nâu phát triển và gây hại.
Bảng 3.1: Ghi nhận tình hình chung về sâu bệnh của giống lúa OM6976 thí nghiệm tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu vụ Hè Thu 2013
Mật độ sạ (kg/ha) Rầy nâu (cấp) Sâu cuốn lá (cấp) Bệnh đạo ôn (cấp) Thiệt hại do chuột (%) Đổ ngã (%) 200 1 3 3 5 10 150 1 1 1 2 5 100 1 1 1 2 5 3.2 CHỈ TIÊU NÔNG HỌC 3.2.1 Chiều cao cây (cm)
Qua kết quả thí nghiệm cho thấy, chiều cao cây lúa ở các giai đoạn 20, 30, 60 ngày sau sạ (NSS), có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức. Vào thời điểm 20 NSS, chiều cao cây lúa biến động từ 35,03 cm đến 37,35 cm, giữa các nghiệm thức có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Chiều cao cây tiếp tục phát triển, vào thời điểm 30 NSS giữa các nghiệm thức có sự
khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%, chiều cao cây lúa biến động từ 46,77 cm đến 50,71 cm. Vào thời điểm 60 NSS, chiều cao cây lúa biến động từ 71,68 cm đến 76,28 cm và có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% giữa các nghiệm thức (Bảng 3.2).
Theo kết quả Bảng 3.2, các giai đoạn 40, 50, 70 và 80 NSS, giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê. Thời điểm 40 NSS, chiều cao cây lúa biến động từ 54,02 cm đến 56,33 cm, không có khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức. Tiếp đến thời điểm 50 NSS, không có sự khác biệt qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức và chiều cao cây lúa biến động từ 59,25 cm đến 64,55 cm. Giai đoạn 70 NSS, chiều cao cây lúa biến động từ 84,25 cm đến 85,97 cm. Chiều cao cây lúa biến động từ 85,35 cm đến 87,05 cm ở giai đoạn 80 NSS, giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của mật độ sạ đến chiều cao cây qua các giai đoạn sinh trưởng của lúa OM6076 vụ Hè Thu 2013 tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.
Chiều cao cây(cm)
Ngày sau sạ (ngày) Mật độ sạ (kg/ha) 20 30 40 50 60 70 80 200 150 100 37,35 a 35,13 b 35,03 b 50,71 a 49,40 a 46,77 b 55,11 54,61 54,38 63,43 62,69 61,18 76,28 a 75,69 a 71,68 b 86,10 85,41 86,23 80,31 86,12 86,49 F CV (%) * 1,95 * 0,77 ns 1,53 ns 2,54 * 1,07 ns 0,95 ns 7,8
Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thi không khác biệt có ý nghiã thống kê: ns: không khác biệt ý nghĩa về thống kê; *: khác biệt có ý nghĩa về thống kê ở độ tinh cậy 5%; **: khác biệt có ý nghĩa về thống kê ở độ tin cậy 1%.
Chiều cao cây do đặc tính di truyền quyết định mang tính đặc trưng của từng giống và ít biến động. Tuy nhiên, chiều cao cây lúa cũng chịu ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng cũng như tác động của yếu tố ngoại cảnh. Do đó, vào giai đoạn 20-30 NSS đối với chiều cao cây có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức. Trên cùng một đơn vị diện tích nếu gieo sạ với một lượng giống lớn làm tăng cao mật độ sạ như ở nghiệm thức đối chứng và 150 kg/ha thì số cây trên một đơn vị diện tích sẽ rất cao. Do phải cạnh tranh dinh dưỡng, đặc biệt là ánh sáng để quang hợp, tăng sinh trưởng, đẻ nhánh hoàn thiện chiều cao cây nên các cây lúa ở các nghiệm thức này phải vươn cao hơn so với các cây lúa ở nghiệm thức sạ 100 kg/ha. Đinh Văn Lữ và ctv. (1976), cũng cho rằng sạ với mật độ cao cây phát triển nhanh hơn trong một giai đoạn nhất định.
Ở giai đoạn 40-50 NSS, là thời điểm bón nhiều phân đạm để cây lúa gia tăng chiều cao và hoàn thiện thân lá, số chồi để chuẩn bị cho giai đoạn làm đòng và trổ bông. Nghiệm thức đối chứng và sạ 150 kg/ha có chiều cao cây phát triển nhanh trong giai đoạn 20-30 NSS nên vào giai đoạn này không phát triển nhiều do đã đạt được chiều cao gần như hoàn thiện của giai đoạn sinh trưởng và thể hiện được đặc tính của giống. Đối với nghiệm thức sạ 100 kg/ha chiều cao cây tiếp tục phát triển vào giai đoạn này để hoàn thiện thân lá chuẩn bị cho làm đòng và trổ. Do vậy chiều cao cây giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê.
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009), cho rằng giai đoạn sinh sản chiều cao cây lúa tăng rõ rệt do vươn dài 5 lóng trên cùng. Đồng thời, trong giai đoạn này cây lúa trổ bông nên chiều cao cây lúa cũng phụ thuộc nhiều vào chiều dài của bông dẫn đến sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức vào giai đoạn 60 NSS.
Chiều cao cây lúa tăng mạnh trong giai đoạn sinh trưởng và làm đòng, khi chuyển sang giai đoạn sinh sản thì phát triển chậm dần cho đến chín và thu hoạch. Trong giai đoạn 70-80 NSS, cây chỉ tập trung chất dinh dưỡng vào nuôi hạt để hình thành năng suất. Nên sự gia tăng chiều cao cây lúa ở các nghiệm thức không còn thấy rõ sự khác biệt.
Sự tăng trưởng chiều cao cây lúa phụ thuộc nhiều vào giống và các yếu tố ngoại cảnh đặc biệt là lượng phân đạm cung cấp cho cây và mật độ gieo sạ. Mật độ quá thấp sẽ ảnh hưởng đến năng suất, mật độ cao sẽ gây đổ ngã và giảm năng suất. Do đó, cần phải bố trí đúng thời vụ, mật độ gieo sạ hợp lý, phân bón thích hợp để cây lúa đạt chiều cao trong mức giới hạn của giống (Nguyễn Văn Hoan, 1995).
3.2.2 Số chồi trên mét vuông (chồi/m2)
Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.3 cho thấy, giai đoạn 20 NSS, số chồi/m2 ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha có số chồi cao nhất (886 chồi/m2), kế đến là ở nghiệm thức 150 kg/ha (656 chồi/m2), thấp nhất là ở nghiệm thức 100 kg/ha với 483 chồi/m2 và có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 1%. Thời điểm 30 NSS, số chồi/m2 biến động từ 606-928 chồi/m2 và có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% giữa các nghiệm thức. Giai đoạn 40 NSS, số chồi/m2 đạt tối đa, ở nghiệm thức 100 kg/ha có số chồi tăng nhiều nhất từ 483 chồi/m2 ở giai đoạn 20 NSS lên 776 chồi/m2 (tăng 293 chồi/m2). Ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha thì số chồi tăng ít nhất từ 886 chồi/m2 ở giai đoạn 20 NSS lên 959 chồi/m2 ở giai đoạn 40 NSS (tăng 73 chồi/m2). Tuy nhiên, trong giai đoạn này sự khác biệt giữa các nghiệm thức là không có ý nghĩa về
mặt thống kê. Khi bắt đầu giai đoạn 50 NSS, số chồi/m2 bắt đầu giảm dần biến động từ 696-814 chồi/m2 và giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Giai đoạn 60-80 NSS số chồi/m2 giảm do chồi vô hiệu không đủ sức cạnh tranh đã chết đi chỉ còn lại các chồi hữu hiệu. Ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha có số chồi cao nhất (771 chồi/m2) và thấp nhất là nghiệm thức sạ 100 kg/ha (531 chồi/m2) vào thời điểm 80 NSS.
Bảng 3.3: Ảnh hưởng cuả mật độ sạ đến số chồi/m2 qua các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa OM6076 vụ Hè Thu năm 2013 tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.
Số chồi/m2 Ngày sau sạ (ngày) Mật độ sạ (kg/ha) 20 30 40 50 60 70 80 200 150 100 886 a 656 b 483 c 928 a 789 b 606 c 959 862 776 814 713 696 798 a 679 ab 615 b 774 a 628 b 534 c 771 a 628 b 53 c F CV (%) ** 5,47 ** 2,39 ns 8,48 ns 6,77 * 2,90 ** 3,37 ** 3,42
Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thi không khác biệt có ý nghiã thống kê: ns: không khác biệt ý nghĩa về thống kê; *: khác biệt có ý nghĩa về thống kê ở độ tinh cậy 5%; **: khác biệt có ý nghĩa về thống kê ở độ tin cậy 1%.
Số chồi/m2 là chỉ tiêu quan trọng liên quan chặt chẽ quyết định đến số bông/m2 ảnh hưởng năng suất lúa sau này. Trong điều kiện thuận lợi, đầy đủ dinh dưỡng và ánh sáng cây lúa bắt đầu mọc chồi đầu tiên ở mắc thứ hai, đồng thời với lá thứ 5 trên thân chính. Các chồi mọc sớm sẽ cho bông to và ngược lại. Tuy nhiên, việc sạ lúa ở các mật độ khác nhau cho số chồi cũng khác nhau. Khi sạ ở mật độ thưa cây lúa đẻ nhánh nhiều, nó sẽ tự điều chỉnh quần thể để đảm bảo đủ số chồi thích hợp cho ruộng lúa. Kết quả thí nghiệm cũng phù hợp với nhận định của Nguyễn Trường Giang và ctv. (2010), khi sạ dày cây lúa sẽ ít đẻ nhánh và sẽ tự chết ở giai đoạn đầu do không cạnh tranh được ánh sáng và dinh dưỡng, số chồi đếm được chủ yếu là từ thân chính của cây lúa.
Giai đoạn 40-50 NSS, cây lúa chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh sản bắt đầu làm đòng và trổ bông nên lúa ngừng tăng trưởng, đẻ nhánh, nở bụi. Nghiệm thức đối chứng sạ 200 kg/ha và 150 kg/ha với mật độ cao nên gần như không đẻ nhánh mà số chồi đếm được chủ yếu là thân chính. Đối với nghiệm thức sạ 100 kg/ha có mật độ sạ thấp hơn nên cây tiếp tục đẻ nhánh để hoàn thiện thân lá chuẩn bị trổ bông. Do đó, giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt thống kê.
Giai đoạn 60-80 NSS, giữa các nghiệm thức có sự khác biệt ý nghĩa thống kê. Từ sau giai đoạn 50 NSS, số chồi vô hiệu đã bắt đầu tự chết đi kéo dài đến giai đoạn 80 NSS. Những chồi và những thân chính của lúa sạ ở mật độ 200 kg/ha và 150 kg/ha do không cạnh tranh được dinh dưỡng, không tạo ra bông nên đã tự chết đi để quần thể đảm bảo đủ số chồi tạo số bông thích hợp cho ruộng lúa và ở hai nghiệm thức này số chồi chết đi nhiều nhất. Do đó, tạo nên sự khác biệt giữa các nghiệm thức.
3.3.3 Tỷ lệ chồi hữu hiệu (%)
Tỷ lệ chồi hữu hiệu là tỷ lệ phần trăm giữa số chồi hữu hiệu so với số chồi tối đa, hay nói cách khác là tỷ lệ phần trăm giữa số chồi mang bông với tổng số chồi được hình thành. Ở cây lúa, khoảng 10-30 chồi có thể sinh ra trong khoảng cách trồng hợp lý, nhưng chỉ 2-5 chồi được hình thành trong lúa sạ thẳng (Nguyễn Thành Phước, 2003).
Kết quả bảng 3.4 cho thấy, tỷ lệ chồi hữu hiệu giữa các nghiệm thức không có khác biệt biệt ý nghĩa về thống kê. Tỷ lệ này dao động trong khoảng 83,36-86,27%.
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của mật độ sạ đến tỷ lệ chồi hữu hiệu của lúa OM6976 vụ Hè Thu 2013 tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu
Mật độ sạ (kg/ha) Tỷ lệ chồi hữu hiệu (%)
200 83,36
150 85,21
100 86,27
F ns
CV (%) 1,90
Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thi không khác biệt có ý nghiã thống kê: ns: không khác biệt ý nghĩa về thống kê; *: khác biệt có ý nghĩa về thống kê ở độ tinh cậy 5%; **: khác biệt có ý nghĩa về thống kê ở độ tin cậy 1%.
Kết quả thí nghiệm cho thấy số chồi hữu hiệu càng thấp khi mật độ sạ tăng, ở tất cả các nghiệm thức số chồi hữu hiệu được hình thành đều nhỏ hơn so với số chồi tối đa, số chồi còn lại là những chồi không mang bông và được gọi là chồi vô hiệu (Vũ Văn Liết và ctv., 2004). Trên cây lúa thường chỉ có những nhánh đẻ sớm, ở vị trí mắt đẻ thấp, có số lá nhiều, điều kiện dinh dưỡng thuận lợi mới có điều kiện phát triển đầy đủ để trở thành nhánh hữu hiệu. Còn những nhánh đẻ muộn, thời gian sinh trưởng ngắn, số lá ít thường trở thành nhánh vô hiệu (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997).
Do vào giai đoạn chưa trổ bông nguồn dinh dưỡng trong đất còn nhiều, không gian sống trong ruộng lúa còn thông thoáng, nên cây lúa mọc nhiều nhánh. Khi cây bắt đầu mang bông, lúc này lá nhiều, diện tích lá lớn che ánh sáng và nguồn dinh dưỡng trong đất ít đi nên làm cho những chồi non, chồi vô hiệu không thể phát triển được và dần dần rụi đi.
3.2.4 Chiều dài bông (cm)
Chiều dài bông là một đặc tính di truyền của giống, chiều dài bông được tính từ cổ bông đến hạt cuối cùng trên bông. Chiều dài bông thay đổi tùy theo giống do đó chiều dài bông giữa các nghiệm thức không có khác biệt về thống kê, chiều dài bông dao động trong khoảng 22,78-24,78 cm (Bảng 3.5).
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của mật độ sạ đến chiều dài bông (cm) của giống lúa OM6976 vụ Hè Thu 2013 tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.
Mật độ sạ (kg/ha) Chiều dài bông (cm)
200 24,78
150 23,77
100 22,78
F ns
CV (%) 4,11
Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thi không khác biệt có ý nghiã thống kê: ns: không khác biệt ý nghĩa về thống kê; *: khác biệt có ý nghĩa về thống kê ở độ tinh cậy 5%; **: khác biệt có ý nghĩa về thống kê ở độ tin cậy 1%.
Từ kết quả trên cho thấy chiều dài bông ít bị ảnh hưởng bởi mật độ gieo sạ mà chủ yếu là chịu ảnh hưởng về đặc tính di truyền của giống và điều kiện chăm sóc cũng như dinh dưỡng.
3.3 CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT3.3.1 Số bông trên mét vuông (bông/m2) 3.3.1 Số bông trên mét vuông (bông/m2)
Theo Bùi Huy Đáp (1997), cho rằng số bông trên một đơn vị diện tích nhiều hay ít phụ thuộc vào đặc tính giống, tuy nhiên số bông trên đơn vị diện tích còn thay đổi do điều kiện thời tiết, mật độ sạ, độ phì của đất, lượng phân bón vào và kỹ thuật canh tác. Số bông trên mét vuông đây là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến 74% năng suất lúa.
Qua kết quả thí nghiệm Bảng 3.6, số bông trên mét vuông biến thiên từ 534 bông/m2 đến 737 bông/m2 và giữa các nghiệm thức có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Nghiệm thức sạ với mật độ 100 kg/ha có số bông thấp nhất với 534 bông/m2, kế đến là nghiệm thức sạ với mật độ 150 kg/ha có số
bông là 632 bông/m2 và cao nhất là ở nghiệm thức sạ với mật độ 200 kg/ha có số bông là 737 bông/m2.
Số bông trên đơn vị diện tích là một trong bốn nhân tố tác động trực tiếp đến năng suất lúa. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009), số bông trên đơn vị diện tích được quyết định vào giai đoạn sinh trưởng ban đầu của cây lúa, chủ yếu từ