Nhận thức của sinh viên về cơ hội thăng tiến so với những sinh viên trường khác trong sự nghiệp nhờ những kiến thức nhà trường trang bị.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHÂT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG KINH TẾ QUỐ DÂN (Trang 52)

5. Giá trị chức năng-thiết thực

5.4. Nhận thức của sinh viên về cơ hội thăng tiến so với những sinh viên trường khác trong sự nghiệp nhờ những kiến thức nhà trường trang bị.

Bảng 5.4.1: Tổng hợp kết quả nhận thức của sinh viên về cơ hội thăng tiến so vơi những sinh viên trường khác trong sự nghiệp nhờ những kiến

thức nhà trường trang bị.

Cơ hội thăng tiến so với sinh viên trường khác

Nhiều hơn Như nhau Ít hơn Không biết

Số sinh viên Tỷ trọng % Số sinh viên Tỷ trọng % Số sinh viên Tỷ trọng % Số sinh viên Tỷ trọng % 161 40.0% 187 46.5% 21 5.2% 33 8.2% Biểu đồ 5.4.1:

Qua biểu đồ trên ta thấy, có đến 40% sinh viên nghĩ rằng với những kiến thức nhà trường trang bị, họ có cơ hội nhiều hơn để thăng tiến trong sự nghiệp sau này. Bởi sinh viên kinh tế quốc dân được đào tạo bài bản từ những kiến thức nền tảng về tổng quan nền kinh tế đến những kiến thức chuyên ngành sâu sắc.

Xấp xỉ con số đó: 47% sinh viên cho rằng cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp là ngang nhau. Ngày nay, tiểu chí của một nhà lãnh đạo không chỉ có chuyên môn mà còn có những yêu cầu cần thiết về kĩ năng mềm và sự năng động trong công việc. Có lẽ vì thế mà sinh viên trường ta nhận thấy rằng sinh

viên kinh tế quốc dân đang giảm dần ưu thế trong những cơ hội vươn lên trong nghề nghiệp bởi sự cạnh tranh từ những sinh viên trường khác có sự nổi bật về những kĩ năng còn lại.

5.5.Suy nghĩ về quyết định làm đúng chuyên ngành của sinh viên trong thời điểm hiện tại.

Quyết định có theo đuổi chuyên ngành của mình sau khi tốt nghiệp hay không là một quyết định trọng đại. Có lẽ những sinh viên năm cuối_sắp ra trường là những người hiểu rõ về con đường đi của mình hơn hết. Trong điều tra này, chúng tôi tìm hiểu quyết định về việc làm của sinh viên trong thời điểm hiện tại của họ. Thế nên rất có thể đối với những sinh viên năm 1, năm 2 suy nghĩ về việc làm của họ có thể thay đổi theo thời gian. Quyết định này cũng chịu tác động của nhiều nhân tố kể cả khách quan lẫn chủ quan. Ở đây chúng tôi xem xét trên 3 khía cạnh: mức độ dễ dàng tìm việc đúng chuyên ngành, sự yêu thích chuyên ngành, và mức lương mà làm việc đúng chuyên ngành mang lại.

5.5.1.Mô tả kết quả điều tra về quyết định làm đúng chuyên ngành hay không của sinh viên

Bảng 5.5.1: Kết quả điều tra

Có vì dễ tìm việc 158

Có vì yêu thích chuyên ngành 121

Có vì tìm được việc đúng chuyên ngànhcó mức lương cao 94

Tổng 373

Không vì khó tìm việc 66

Không vì không hứng thú với chuyên ngành 23

Không vì làm đúng chuyên ngành chỉ tìm được việc có mức lương

thấp 41

Tổng 130

Biểu đồ 5.5.1: Mô tả quyết định làm đúng chuyên ngành hay không của sinh viên

Hầu hết sinh viên lựa chọn làm đúng chuyên ngành mình đang theo học. Tuy nhiên cũng có không ít sinh viên đã suy nghĩ họ sẽ không theo đuổi chuyên ngành của mình sau khi ra trường. Có lẽ vì sinh viên kinh tế quốc dân dù học chuyên ngành nào cũng có khả năng làm ở nhiều lĩnh vực kinh tế, nên cơ hội nghề nghiệp rộng mở hơn. Cũng cóthể, họ có mong muốn làm đúng chuyên ngành của mình nhưng lại băn khoăn về mức lương của công việc. Biểu đồ phân tích theo nguyên nhân dưới đây đã một phần làm sáng tỏ những thắc mắc đó.

Biểu đồ 5.5.2: Làm đúng chuyên ngành hay không theo các nguyên nhân

Phần lớn sinh viên lựa chọn làm đúng chuyên ngành của mình khi cơ hội về việc làm đúng chuyên ngành mình rộng mở. Tương ứng với đó, khó tìm việc đúng chuyên ngành mình đang theo học là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc không làm đúng chuyên ngành của sinh viên.

Cảm nhận yêu thích chuyên ngành cũng có tác động không nhỏ đến quyết định chọn nghề của sinh viên khi họ còn đi học. Song đây lại là nhân tố có tác động ít nhất đến việc lựa chọn ngành nghề khác của sinh viên. Tuy nhiên điều này thật đáng buồn vì có đến 17,7% sinh viên _một con số không hề nhỏ quyết định không theo chuyên ngành của mình vì không tìm được hứng thú, sự yêu thích chuyên ngành của mình sau thời gian theo học.

Mức lương khi đi làm cũng là 1 trong những yếu tố mà sinh viên quan tâm khi lựa chọn. 31,5% chịu tác động của nhân tố này đã quyết định không làm đúng chuyên ngành.

5.5.2.Mối quan hệ giữaquyết định làm đúng chuyên ngành với chuyên ngành đang theo họ

Khoa

Bảo hiểm Kế toán kiểm toán Thống kê Số sinh viên Tỷ trọng % Số sinh viên Tỷ trọng % Số sinh viên Tỷ trọng %

Có vì dễ tìm việc 28 30.11% 114 38.91% 16 13.68% Có vì yêu thích chuyên ngành 24 25.81% 90 30.72% 7 5.98% Có vì tìm được việc đúng chuyên ngànhcó mức lương cao 10 10.75% 80 27.30% 4 3.42% Không vì khó tìm việc 18 19.35% 5 1.71% 43 36.75% Không vì không hứng thú với chuyên ngành 6 6.45% 4 1.37% 13 11.11% Không vì làm đúng chuyên ngành chỉ tìm được việc có mức lương thấp 7 7.53% 0 0.00% 34 29.06%

Biểu đồ 5.5.3: Mối quan hệ giữa quyết định làm đúng chuyên ngành với chuyên ngành đang theo học

Có thể thấy rằng gần như tất cả sinh viên khoa kế toán - kiểm toán quyết định làm đúng chuyên ngành mình đang theo học. Điều đó cũng dễ hiểu vì đây là ngành nghề đang vô cùng “hot” hiện nay, dễ tìm việc, lại thường được chi trả mức lương cao.

Sinh viên khoa bảo hiểm chủ yếu lựa chọn làm đúng chuyên ngành vì yêu thích và dễ tìm việc. Tuy nhiên cũng có 1 bộ phận không nhỏ quyết định đi theo ngành khác vì cho rằng làm việc đúng chuyên ngành có mức lương không hấp dẫn. Một phần khác lại cho rằng khó tìm việc đúng chuyên ngành. Tại sao lại như vậy? Có thể thấy nhận thức về cơ hội tìm việc trong ngành bảo hiểm của sinh viên của khoa chưa được thống nhất. Khoa bảo hiểm cần có những giới thiệu để sinh viên biết đến nhiều hơn những lựa chọn mà họ có thể có khi muốn theo đuổi chuyên ngành của mình.

Phần lớn sinh viên khoa thống kê nghĩ rằng họ sẽ không làm đúng chuyên ngành. Trong đó nguyên nhân lớn nhất được sinh viên nhắc đến là vì khó tìm việc đúng chuyên ngành. Có lẽ đây chưa phải là 1 nhận định chính xác. Vì thực tế, như cầu về nhân lực thống kê được đào tạo bài bản cao hơn rất nhiều so với lượng cung trong xã hội hiện nay. Có lẽ nguyên nhân thực sự

của lựa chọn : khó tìm việc là sự khó khăn trong việc tìm một công việc đúng chuyên ngành có mức lương như mong muốn. Chính vì thế không làm việc đúng chuyên ngành vì chỉ tìm được việc làm với mức lương thấp là lựa chọn đông đảo thứ hai của đa số sinh thống kê.

Để có cơ sở đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa quyết định làm đúng chuyên ngành với chuyên ngành đang theo học ta thực hiện kiểm định Chi – bình phương. Kết quả kiểm định cho giá trị P_value = 0,000 <0,05. Vậy , với độ tin cậy 95% thì có thể cho rằng giữa quyết định làm đúng chuyên ngành với chuyên ngành đang theo học có mối liên hệ với nhau.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHÂT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG KINH TẾ QUỐ DÂN (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w