3.2.2.1. Phân theo đối tượng huy động
Nếu phân theo đối tượng có thể chia huy động vốn thành : huy động vốn từ dân cư, các tổ chức kinh tế và các tổ chức tín dụng. Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng của Agribank chi nhánh Cầu Giấy được thể hiện trong bảng sau : Bảng 3.4:Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng giai đoạn 2011-2014
Đơn vị tính : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số dư Tỷ trọng(%) Số dư Tỷ trọng(%) Số dư Tỷ trọng(%) Số dư Tỷ trọng(%) 1.TG dân cư 1.419 64,2 1.531 69 2.023 62,1 2.312 60,1 2.TG TCKT 790 35,8 685 31 1.222 37,5 1.533 39,9 3.TG TCTD - - - - 8 0,4 - - Tổng cộng 2.209 100 2.216 100 3.253 100 3.845 100
(Nguồn số liệu: Phòng KHTH Agribank CN Cầu Giấy cung cấp)
- Tiền gửi dân cư
Qua bảng số liệu trên, ta thấy tiền gửi dân cư tăng đều và ổn định qua các năm (chiếm khoảng hơn 60% tổng nguồn vốn). Tại Agribank CN Cầu Giấy, nguồn tiền huy động từ dân cư gồm: tiền gửi tiết kiệm và phát hành chứng chỉ tiền gửi.
Bảng 3.5 : Cơ cấu tiền gửi dân cư giai đoạn 2011-2014
Đơn vị tính : tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số dư Tỷ trọng(%) Số dư Tỷ trọng(%) Số dư Tỷ trọng(%) Số dư Tỷ trọng(%) TG dân cư 1.419 100 1.531 100 2.023 100 2.312 100 TGTK 1.280 90,2 1.451 94,8 2.009 99,3 2.273 98,3 GTCG 139 9,8 80 5,2 14 0,7 39 1,7
(Nguồn số liệu : Phòng KHTH Agribank CN Cầu Giấy cung cấp)
52
Trong cơ cấu tiền gửi của dân cư thì tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn (khoảng trên 90%). Tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động vốn truyền thống của Ngân hàng được người dân quen dùng và trở thành tập quán của dân cư khi có nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi hoặc tiết kiệm cho chi tiêu tương lai. Nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân là nguồn vốn rất quan trọng của mỗi ngân hàng. Đây là nguồn vốn chủ yếu cho các ngân hàng thực hiện đầu tư.
Bằng nhiều biện pháp huy động tiền gửi tiết kiệm như mở rộng mạng lưới tiết kiệm, tăng giờ giao dịch với thái độ giao dịch hoà nhã, đảm bảo an toàn tuyệt đối và bí mật cho khách hàng, tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo thông báo kịp thời các thay đổi về thể thức, lãi suất tiết kiệm từng loại cho khách hàng biết để lựa chọn. Agribank chi nhánh Cầu Giấy đã đưa ra những sản phẩm phong phú, có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Nhờ có một danh mục sản phẩm tiết kiệm rất đa dạng, phong phú, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đến nay ngân hàng đã thu hút được một số lượng không nhỏ nguồn tiền gửi tiết kiệm. Bên cạnh các sản phẩm tiết kiệm thông thường ngân hàng còn đưa ra các sản phẩm đặc biệt cò nhiều tính năng, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng.
Mặt khác nguồn tiền tiết kiệm tăng nhanh cũng là do nếu khách hàng không đến rút khi hết hạn ngân hàng tự động chuyển sang kỳ hạn mới tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng không phải đến ngân hàng chuyển sổ.
Với một tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm lớn như vậy có thể đảm bảo đầy đủ nhu cầu tín dụng cho khách hàng trong thời gian nhất định và do tính thời hạn của nó ngân hàng có thể chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này. Tuy nhiên, đây là loại tiền gửi có lãi suất cao nhất nên ngân hàng muốn sử dụng nguồn này có hiệu quả đòi hỏi ngân hàng phải có biện pháp thích hợp nhằm giảm đến mức thấp nhất chi phí cho việc huy động loại tiền này tránh việc nâng lãi suất cao do nguồn này.
53
Tuy nhiên trong tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư thì nguồn phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng thấp và giảm dần qua các năm.
Việc phát hành kỳ phiếu Ngân hàng cũng có vài nhược điểm như sau : chi phí cho việc phát hành lớn, mức lãi suất cao, thêm vào đó nữa là việc phát hành kỳ phiếu Ngân hàng lại không thể một cách liên tục mà theo từng đợt. Hơn nữa nhiều khi việc phát hành kỳ phiếu với mục đích tăng trưởng nguồn vốn huy động nhưng trong thực tế nguồn vốn huy động tăng rất ít mà chỉ có sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Do đó, khi phát hành kỳ phiếu, Ngân hàng cần phải lựa chọn hình thức phát hành và thời hạn phù hợp.
Vì vậy, trong thời gian tới, ngân hàng cần tích cực hơn nữa để cân đối lại nguồn vốn của mình để có một cơ cấu nguồn vốn ổn định và hợp lý cho sự phát triển bền vững của ngân hàng.
- Tiền gửi tổ chức kinh tế
Đây là một nguồn vốn quan trọng của Ngân hàng, là một bộ phận tiền tệ tạm thời chưa sử dụng đến trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng có ý nghĩa thực tế đối với doanh nghiệp, nó giúp cho quan hệ thanh toán qua lại giữa các doanh nghiệp được thực hiện nhanh chóng. Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại ngân hàng là nguồn kinh doanh đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Mục đích của khách hàng khi gửi tiền này là thanh toán, hưởng các dịch vụ của ngân hàng mang lại do đó đặc điểm của loại vốn này là khá rẻ, khả năng khai thác chỉ phụ thuộc vào ngân hàng vì các doanh nghiệp luôn luôn muốn giao dịch với một hay nhiều ngân hàng nào đó. Nhưng lại khó khăn trong hoạt động sử dụng vì tiền gửi của doanh nghiệp nhằm mục đích thanh toán và ngân hàng phải đáp ứng mỗi khi có hoạt động chi trả. Những khoản tiền gửi vào ngân hàng có thể dưới hình thức có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn. Nó góp phần tạo ra mặt bằng vốn vững chắc cho ngân hàng nên luôn có được sự quan tâm thích đáng của Ngân hàng .
54
Nguồn tiền gửi tổ chức kinh tế tại Agribank chi nhánh Cầu Giấy có sự tăng trưởng qua các năm nhưng với tốc độ tăng trưởng không ổn định qua các năm:
Năm 2012, nguồn vốn huy động của tổ chức kinh tế giảm 105 tỷ so với năm 2011. Điều này có thể được lý giải là do tình hình kinh tế nhiều biến động trong năm 2012 ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp tổ chức kinh tế.
Tiếp theo ở các năm 2013, 2014 tiền gửi của TCKT tăng nhanh lần lượt là 537 tỷ đồng (178%), 311 tỷ đồng (125%) so với các năm 2012, 2013. Đây là một kết quả tương đối tốt trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, và sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng. Điều đó có thể lý giải là do: Agribank CN Cầu Giấy đã thiết lập được nhiều mối quan hệ đối với các Tổ chức kinh tế lớn trên địa bàn; và sự cố gắng rất lớn của lãnh đạo cũng như cán bộ nhân viên ngân hàng. Điều này thể hiện ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cầu Giấy đã tạo được niềm tin đối với khách hàng.
- Tổ chức tín dụng khác
Như chúng ta đã biết về tổng thể một ngân hàng có thể không sử dụng hết số vốn đã huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm, huy động tiền gửi của các đơn vị kinh doanh, hoặc tiền phát hành kỳ phiếu nhưng trong nguồn vốn của ngân hàng luôn tồn tại nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng khác, bởi vì tại một thời điểm nào đó ngân hàng cần một số tiền để thanh toán đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong việc họ muốn rút tiền. Việc vay mượn này có thể tiến hành dưới hình thức nhờ tổ chức tín dụng khác có quan hệ với ngân hàng thu hộ, chi hộ.
Tuy nhiên nguồn vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh Cầu Giấy là do :
+ Agribank có quy định các chi nhánh trực thuộc không được huy động từ TCTD vượt quá 10% tổng nguồn vốn huy động.
55
định với lãi suất cao nên khi ngân hàng cho vay hoặc đầu tư không đạt hiệu quả cao.
3.2.2.2. Phân theo kỳ hạn huy động vốn
Nếu căn cứ vào thời hạn huy động thì có thể chia huy động vốn của ngân hàng thành: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng và tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng.
Nhìn chung thì tất cả các nguồn tiền gửi đều tăng từ 2011 đến 2014. Tuy nhiên, tốc độ tăng thì khác nhau. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 3.6: Cơ cấu nguồn vốn phân theo kỳ hạn giai đoạn 2011-2014
Đơn vị tính : Tỷ đồng
Kỳ hạn
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số dư Tỷ trọng(%) Số dư Tỷ trọng(%) Số dư Tỷ trọng(%) Số dư Tỷ trọng(%) KKH 310 14,0 451 20,4 731 22,4 720 18,7 <12 tháng 661 29,9 658 29,7 1.546 47,5 2.286 59,4 >12 tháng 1.238 56,1 1.107 49,9 976 30,1 839 21,8 Tổng cộng 2.209 100 2.216 100 3.253 100 3.845 100
(Nguồn số liệu: Phòng KHTH Agribank CN Cầu Giấy cung cấp)
Ta thấy, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng khoảng 20% trong tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn (trên 80%) qua các năm từ 2012 đến 2014. Nguồn vốn có kỳ hạn của Agribank CN Cầu Giấy là tương đối ổn định tạo điều kiện rất thuận lợi cho công tác sử dụng vốn .Tuy nhiên thì, tiền gửi không kỳ hạn lại có chi phí huy động rẻ hơn rất nhiều so với chi phí huy động tiền gửi có kỳ hạn.
- Tiền gửi không kỳ hạn : Trong những năm qua, nguồn vốn không kỳ hạn của chi nhánh đã tăng dần. Sự gia tăng nhanh chóng của tiền gửi không kỳ hạn là một kết quả tốt đối với ngân hàng. Điều này thể hiện, ngày càng nhiều người thích sử dụng các tiện ích của các tài khoản thanh toán, xu hướng thanh toán không dùng
56
tiền mặt đang tăng. Ngân hàng cũng đã thực hiện nhiều biện pháp để tăng cường huy động nguồn tiền này như thực hiện chi trả lương qua tài khoản cho các công ty, đa dạng hóa các thể thức thanh toán để thu hút khách hàng, tiến hành thanh toán theo yêu cầu của khách hàng nhanh chóng, chính xác, kịp thời.
- Tiền gửi dưới 12 tháng : loại tiền này cũng chiếm tỷ trọng tương đối ổn định qua các năm và có sự gia tăng. Nếu như năm 2011, 2012 để duy trì mục tiêu tăng trưởng ổn định, chi nhánh đă tăng cường huy động vốn ở kỳ hạn thì đến năm 2013, năm 2014 nguyên nhân chủ yếu là do do nhiều biến động thị trường nên vẫn tập trung vào loại hình tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 1 năm. Khách hàng gửi tiền kỳ hạn ngắn mang lại sự linh hoạt cho họ nhưng lại được hưởng với mức lãi suất cao gần như kỳ hạn dài.
- Tiền gửi trên 12 tháng : Nguồn tiền gửi của kỳ hạn này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn tại chi nhánh khoảng 50% tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể năm 2011 chiếm 56,1%, năm 2012 chiếm 49,9%, tuy nhiên nguồn vốn trên 12 tháng giảm xuống trong năm 2013 chiếm 30,1%, năm 2014 chiếm 21,8% trên tổng nguồn vốn huy động.
Để đạt được kết quả trên là do :
- Agribank CN Cầu Giấy là một ngân hàng thương mại quốc doanh có uy tín trên thị trường tiền tệ nên khách hàng có độ tin cậy cao khi gửi vào Ngân hàng ở kỳ hạn mà không sợ Ngân hàng mất khả năng thanh khoản khi có biến động xảy ra.
- Mặt khác, ngân hàng đã đưa ra nhiều các hình thức huy động như là gửi tiền tiết kiệm với lãi suất theo lãi suất cơ bản của Nhà nước khi có sự thay đổi về lãi suất nhằm đảm bảo quyền lợi cho các khách hàng gửi tiền có kỳ hạn dài.
Mục đích của vốn huy động là để sử dụng vào cho vay, đầu tư và thực hiện các mục đích khác. Các hoạt động sử dụng vốn đó có những đặc thù về cơ cấu vốn, đặc biệt là cơ cấu vốn theo kỳ hạn, đòi hỏi công tác huy động vốn phải tạo ra được một cơ cấu vốn huy động tương ứng, thích hợp cho việc sử dụng.
57
Mối quan hệ giữa nguồn vốn và sử dụng vốn phân theo kỳ hạn :
Bảng 3.7 : Nguồn vốn và sử dụng vốn theo kỳ hạn giai đoạn 2011-2014
Đơn vị tính : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1.Nguồn vốn ngắn hạn 971 1.109 2.277 3.006 2.Sự dụng vốn ngắn hạn 935 1.070 1.686 2.023 Phần dư nguồn vốn ngắn hạn 36 39 591 983
1.Nguồn vốn trung và dài hạn 1.238 1.107 976 839 2.Sử dụng vốn trung, dài hạn 1.255 1.131 970 737 Phần dư nguồn vốn trung, dài hạn (17) (24) 6 102
(Nguồn số liệu: Phòng KHTH Agribank CN Cầu Giấy cung cấp)
Trong năm 2011 và 2012 Chi nhánh sử dụng tối đa nguồn vốn huy động điều này cho thấy khả năng huy động vốn chưa tốt, cho vay còn dàn trải chưa chú trong đến hiệu quả kinh tế. Cũng trong hai năm 2011-2012, phần dư vốn trung, dài hạn đều âm cho thất ngân hàng đã phải hoán một phần nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Nhu cầu sử dụng vốn chưa găn với việc huy động vốn.
Năm 2013-2014, Chi nhánh đã khắc phục được phần nào sự mất cân đối trong việc huy động vốn và sự dụng vốn giữa các kỳ hạn, song phần dư nguồn vốn trung hạn còn thấp. Năm 2013, chỉ tiêu nguồn vốn tăng đạt 3.253 tỷ đồng đã đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cho vay của chi nhánh, thừa 597 tỷ đồng. Năm 2014 nguồn vốn huy động đạt 3.845 tỷ đồng, thừa 1.850 tỷ đồng.
Đối với nguồn vốn dư thừa tương đối và thường xuyên này sau khi tính toán đủ nguồn đảm bảo khả năng thanh toán chi nhánh tiến hành gửi về Hội sở chính để tránh ứ đọng vốn và góp phần điều hoà vốn cho toàn hệ thống. Nguồn vốn dư thừa sẽ giúp cho chi nhánh hoạt động an toàn song lại kém
58
3.2.2.3. Cơ cấu theo loại tiền huy động
Bảng 3.8: Cơ cấu nguồn vốn phân theo loại tiền giai đoạn 2011-2014
Đơn vị tính : Tỷ đồng
Nguồn vốn
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số dư Tỷ trọng(%) Số dư Tỷ trọng(%) Số dư Tỷ trọng(%) Số dư Tỷ trọng(%) Nội tệ 1.855 83,9 1.948 87,9 2.933 90,2 3.550 92,3 Ngoại tệ 354 16,1 268 12,1 320 9,8 295 7,7 Tổng cộng 2.209 100 2.216 100 3.253 100 3.845 100
(Nguồn số liệu: Phòng KHTH Agribank CN Cầu Giấy cung cấp)
Cơ cấu loại tiền của vốn huy động tương đối ổn định qua các năm, vốn huy động bằng VND chiểm tỷ trọng chủ yếu (trên 80%) và có xu hướng tăng dần qua các năm từ 2011 – 2014 do lãi suất đồng Việt Nam ổn định ở mức cao so với lãi suất của ngoại tệ.
Mối quan hệ giữa nguồn vốn và sử dụng vốn phân theo loại tiền tệ
Ngân hàng cho vay theo đồng nội tệ là chủ yếu. Đồng nội tệ chiếm tỷ trọng lớn, ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ. Tình hình cho vay theo loại tiền thể hiện :
Bảng3.9 :Nguồn vốn và sử dụng vốn theo loại tiền tệ giai đoạn 2011-2014
Đơn vị tính : Tỷ đồng (quy đổi tương đương)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1.Nguồn vốn nội tệ 1.855 1.948 2.933 3.550
2.Sử dụng vốn nội tệ 2.179 2.195 2.467 2.587
Phần dư nguồn vốn nội tệ (324) (247) 466 963
1.Nguồn vốn ngoại tệ 354 268 320 295
2.Sử dụng vốn ngoại tệ 11 6 189 173
Phần dư nguồn vốn ngoại tệ 343 262 131 122
Agribank CN Cầu Giấy đang mất cân đối về nguồn vốn huy động nội tệ và ngoại tệ, số vốn huy động được chủ yếu bằng nội tệ. Đồng nghĩa với đó, ngân
59
hàng hiện nay chỉ chú trọng cho vay bằng nội tệ. Năm 2011 - 2012, chi nhánh đã phải sử dụng phần dư nguồn vốn ngoại tệ để cho vay nội tệ. Trong thời gian tới, ngân hàng cần đẩy mạnh việc huy động bằng ngoại tệ và cho vay bằng ngoại tệ để có thể thu được lợi nhuận cao hơn và thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng đến với ngân hàng, nhất là nhà xuất nhập khẩu trên địa bàn