Mục tiêu của quản lý huy động vốn trong ngân hàng thương mại là đáp ứng được nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đảm bảo an toàn thanh khoản và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng; thông qua các chỉ tiêu sau để đánh giá:
1.3.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động
Qui mô nguồn vốn huy động là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt huy động vốn của ngân hàng. Qui mô nguồn huy động tăng lên là cơ sở để ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao tính thanh khoản, quy mô nguồn vốn huy động gắn liền với sử dụng vốn. Quy mô nguồn vốn huy động cần gắn với sử dụng vốn, bởi vậy chỉ tiêu phản ánh quy mô huy động vốn được thể hiện qua hệ số huy động và sử dụng vốn:
H = Quy mô vốn huy động trong kỳ/ quy mô sử dụng vốn trong kỳ.
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động là tốc độ tăng trưởng huy động vốn hàng năm, năm sau so với năm trước. Tốc độ này càng cao càng tốt.
19
1.3.2.2. Chi phí vốn
Nếu quy mô huy động vốn phản ánh số lượng thì chi phí vốn phản ánh chất lượng huy động vốn. Thành phần cơ bản của chi phí huy động vốn của các ngân hàng thể hiện ở khoản chi phí trả lãi cùng với khoản chi phí không dưới dạng lãi suất (chi phí phi lãi) mà ngân hàng phải bỏ ra để huy động vốn.
Tuỳ theo tính chất của từng nguồn vốn sẽ có nhiều mức lãi suất danh nghĩa khác nhau. Để cạnh tranh mở rộng nguồn tiền, các ngân hàng đều cố gắng tạo ra các ưu thế của riêng mình trong đó có ưu thế về lãi suất cạnh tranh. Một ngân hàng có thể đưa ra mức lãi suất danh nghĩa cao hơn các ngân hàng khác hoặc cũng có thể tạo ra lãi suất cạnh tranh bằng các phương pháp như trả lãi làm nhiều lần trong kỳ hoặc trả lãi trước.
NEC là chi phí vốn được xác định như sau: Giả sử không có lạm phát, dự trữ bắt buộc thì:
NEC =
Lãi thực phải trả khách hàng Gốc thực ngân hàng sử dụng
NEC càng nhỏ thì ngân hàng càng có lợi. NEC phụ thuộc vào cách trả gốc và lãi. Cách trả lãi khác nhau thì NEC khác nhau.
Nếu trả gốc và lãi luôn một lần thì NEC = i (lãi suất danh nghĩa) Nếu trả lãi trước NEC = i / 1 – i
Nếu trả lãi n lần trong kỳ, NEC = (1 + i/n)n –1
Các ngân hàng thường sử dụng phương pháp trên trong điều kiện bị khống chế về lãi suất tối đa, hoặc để thay đổi tạm thời quy mô của các khoản mục chi phí trả lãi trong kỳ.
Lãi suất bình quân của một nguồn (nhóm nguồn) được xác định bằng tỷ lệ bình quân của chi phí trả cho nó so với số dư bình quân của nguồn (nhóm nguồn) đó trong khoảng thời gian.
20
1.3.3.3. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động tín dụng
Huy động vốn có đạt hiệu quả hay không phải xem xét đến khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, điển hình là nhu cầu cho vay của ngân hàng. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động tín dụng của nguồn tiền gửi được đánh giá qua chỉ tiêu sau:
Hệ số sử dụng tiền gửi trong kỳ = (Dư nợ cho vay bình quân/Nguồn tiền gửi)*100
Hệ số này đo lường khả năng sử dụng tiền gửi của ngân hàng, cho biết ngân hàng cho vay bao nhiêu trong một đồng tiền gửi huy động. Thông thường, các ngân hàng luôn cố gắng khai thác sử dụng tối đa lượng tiền gửi huy động được để cho vay lấy lời và duy trì tỷ lệ này càng tiến đến 1 càng tốt (trong điều kiện vẫn đảm bảo các giới hạn an toàn về tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ dự trữ thanh toán).
Qua hệ số sử dụng tiền gửi trong kỳ, xác định được nguồn vốn tiền gửi huy động được là bao nhiêu và cần phải huy động thêm là bao nhiêu để đáp ứng nhu cầu tín dụng.
1.3.2.4. Sự phù hợp về kỳ hạn giữa vốn huy động và sử dụng vốn
Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu vốn huy động về thời hạn liên quan đến sử dụng vốn về kỳ hạn:
- Kỳ hạn danh nghĩa của nguồn vốn
Vốn huy động thường gắn với kỳ hạn nhất định, đó là kỳ hạn danh nghĩa của nguồn vốn. Các kỳ hạn danh nghĩa thường gắn với một mức lãi suất nhất định, theo xu hướng nguồn vốn có kỳ hạn danh nghĩa càng dài thì lãi suất càng cao (đường cong lãi suất ở dạng bình thường). Kỳ hạn danh nghĩa là một chỉ tiêu phản ánh tính ổn định của nguồn vốn. Kỳ hạn danh nghĩa có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng. Kỳ hạn liên quan đến tính ổn định và vì vậy liên quan tới kỳ hạn sử dụng. Mặt khác, kỳ hạn liên quan tới
21
chi phí các nguồn vốn có tính ổn định cao thường phải có chi phí duy trì cao. Vì vậy, kỳ hạn là một chỉ tiêu đánh giá nội dung đảm bảo an toàn và sinh lời cho ngân hàng.
- Kỳ hạn thực của nguồn vốn.
Từ kỳ hạn danh nghĩa, ngân hàng sẽ đưa ra kỳ hạn huy động phù hợp với thị trường. Ngân hàng rất quan tâm tới kỳ hạn thực tế của nguồn tiền bởi kỳ hạn thực tế liên quan chặt chẽ đến kỳ hạn các khoản cho vay và đầu tư.
Kỳ hạn thực tế của nguồn vốn là thời gian mà khoản vốn đó tồn tại liên tục tại ngân hàng. Các nhân tố ảnh hưởng tới kỳ hạn danh nghĩa đều tác động đến kỳ hạn thực tế. Bên cạnh đó, lãi suất cạnh tranh giữa các ngân hàng, giữa các nguồn vốn, nhu cầu chi tiêu đột xuất cũng ảnh hưởng tới kỳ hạn này.
Nguồn vốn với kỳ hạn danh nghĩa là ngắn hạn, có thể tồn tại liên tục trong nhiều năm, tức là thành nguồn có kỳ hạn thực tế là trung và dài hạn. Phân tích và đo lường kỳ hạn thực tế là cơ sở để ngân hàng quản lý thanh khoản, chuyển hoán kỳ hạn của nguồn, sử dụng nguồn vốn hạn ngắn để cho vay trung, dài hạn.
- Khả năng hoán chuyển kỳ hạn của nguồn.
Thông thường các ngân hàng vẫn sử dụng một phần nguồn vốn có thời hạn ngắn để đầu tư vào các tài sản có thời hạn dài hơn nhưng chỉ ở một tỷ lệ nhất định vì nếu sử dụng một lượng lớn vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn thì các ngân hàng đến một thời điểm nào đó phải chịu sức ép về thanh khoản.
Ngược lại, nếu ngân hàng sử dụng nguồn vốn dài hạn để cho vay ngắn hạn thì sẽ khó đảm bảo chênh lệch lãi suất và không hiệu quả vì nguồn vốn dài hạn thường có chi phí huy động cao hơn trong khi cho vay ngắn hạn thường có lãi suất thấp hơn cho vay trung và dài hạn.
Mô hình cấu trúc kỳ hạn giúp chúng ta phân tích sự phù hợp giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Dựa vào đó ngân hàng điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn và danh
22
mục tài sản để vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, vừa an toàn thanh khoản. Sự phù hợp còn thể hiện giữa lãi suất và từng nhóm tài sản với lãi suất phải trả cho từng nguồn vốn. Về nguyên tắc lãi suất trên tài sản phải cao hơn lãi suất trên nguồn có cùng kỳ hạn và các tài sản có thời hạn dài hơn phải có lãi suất cao hơn để bù đắp chi phí trả lãi cao hơn của bên nguồn vốn.
Bởi vậy, tiêu chí phản ánh sự phù hợp giữa vốn huy động và vốn sử dụng về kỳ hạn là tổng vốn huy động theo kỳ hạn / tổng vốn sử dụng theo kỳ hạn.
Tiêu chí bằng hoặc sấp xỉ bằng 1 là tốt và phản ánh tính an toàn, hiệu quả của huy động vốn.