III. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn trong BCĐKT
1. Phân tích cơ cấu tài sản
Bảng 2.5: Cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2007-2011
Đơn vị: đồng
Năm Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011 với 2010
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
A: TSLĐ và ĐTNH 12.124.231.987 66,67 13.673.364.119 61,57 22.799.019.644 73,08 546.234.112 112 9.925.655.525 172,59 I. Tiền 1.213.123.098 5,56 93.387.916 0,12 1.250.475.646 4,01 -912.009.218 -12 1.157.087.730 1239 II. ĐTTCNH
III. Các khoản phải thu 9.129.651.481 50,01 11.256.778.682 50,68 7.850.972.479 25,17 2.112.098.009 20 -3.405.806.203 -69,7 IV. Hàng tồn kho 4.598.109.210 6,55 1.767.830.549 7,96 13.186.457.564 42,27 -3.655.123.129 -67 -11.418.627.015 1645 V. TSLĐ khác 498.120.231 1,23 555.306.972 2,5 511.113.955 1,63 56.098.129 121 -44.193.017 -92,04 B. TSCĐ và ĐTDH 6.998.339.210 23,18 8.534.971.915 38,43 8.394.498.841 26,92 1.546.231.345 12 -140.473.074 -98,1 I. TSCĐ 6.998.339.210 23,18 8.450.150.915 38,05 8.309.677.841 26,94 1.453.123.005 11,09 -140.473.074 98,3 II. ĐTTCDH III. Chi phí CDCBĐ 84.821.000 0,38 84.821.000 0,27 0 0 Tổng tài sản 18.908.210.327 100 22.208.276.034 100 31.193.518.485 100 3.300.066.707 131 8.985.242.451 140.1
Nhìn từ số liệu trên bảng ta thấy tổng tài sản năm 2010 tăng lên 131% so với năm 2009 và 2011 so với năm 2010 tăng lên 8.895.242.451đ đạt 140,4% trong đó giá trị TSLĐ tăng và vẫn chiếm một phần rất lớn trong tổng tài sản. Bên cạnh đó tỷ trọng và giá trị tài sản cố định của Công ty vào năm 2011 giảm điều này cho thấy năm 2011 Công ty mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng quy mô và tài sản sử dụng lại giảm cụ thể là:
Đối với tài sản cố định và đầu tư dài hạn:
- Năm 2010, Tài sản cố định tăng 1.453.123.005 đ tương đương 11,9% so với 2009.
- Năm 2011, Tài sản cố định giảm 140.473.074đ với tỷ lệ giảm còn lại là 98,3% so với năm 2010 tỷ trọng của nó trong tổng số tài sản cũng giảm từ 38,05% năm 2010 sang năm 2011 chỉ còn 26,4%.
Điều này cho thấy cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty trong năm 2011 không được tăng cường và đầu tư cả về giá trị lẫn quy mô.
- Thực tế trong năm qua Công ty vừa mới thanh lý một số tài sản tại phân xưởng xẻ lại máy này đã quá thời gian sử dụng và bị hư hỏng nặng không thể sửa chữa được.
- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang năm 2010 và đến năm 2011 vẫn giữ nguyên. Do đầu năm 2010 sửa chữa phòng kế toán: 24.342.931đ và san nền (sân chơi thể thao) đã lên tới 60.748.409đ vào năm 2011 nhưng vẫn chưa hoàn thành và trong tương lai vẫn còn tiếp tục đầu tư thêm nhưng do thiếu tiền nên Công ty tạm thời phải dừng lại.
- Vốn bằng tiền của Công ty nhìn chung không cao nếu so sánh giữa các năm ta thấy năm 2010 so với 2009 giảm 912.009.218 đ tương đương với mức giảm 12%, năm 2011 so với năm 2010 tăng thêm 1.157.087.730đ tương ứng tăng 1.239%. Công ty đã xác định phải trả lãi vay, trả lương cho công nhân viên và nộp thuế cho ngân sách nhà nước... bằng tiền do đó mà lượng tiền dữ trữ của Công ty tăng lên.
- Cả 3 năm Công ty không có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn đây là vấn đề mà Công ty cần phải quan tâm xem xét lại.
tương đương với tăng 20%, đến 2011 so với năm 2010 giảm 3,405.806.203 tương ứng giảm chỉ còn 69,7% như vậy các khoản phải thu đã giảm nhưng vẫn còn tương đối nhiều so với tài sản.
- Hàng tồn kho năm 2010 so với 2009 giảm 3.655.123.129đ tức giảm 67% và đến 2011 so với năm 2010 tăng 11.418.627.015đ ứng với mức tăng 1645% so với 2010 nguyên nhân của hàng tồn kho tăng là do số hàng mà Công ty chưa xuất khẩu được nên còn nằm lại tại kho.
- Tài sản lưu động khác năm 2011 so với năm 2010 giảm 44.193.017đ tương ứng giảm 7,96% tài sản lưu động khác giảm ở năm 2011 do Công ty giảm chí phí tạm ứng tuy vậy lượng giảm không đáng kể.
- Cả 3 năm Công ty không có khoản chi phí sự nghiệp
- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn của Công ty năm 2010 tăng 1.546.231.345đ so với 2009, và đến năm 2011 giảm đi 140.473.074đ so với năm 2010 tương ứng giảm 1,7%. Nguyên nhân giảm là do Công ty có thanh lý một số tài sản ở phân xưởng sẽ do thời gian sử dụng đã hết và hư hỏng nặng không sửa chữa được.
Tỷ suất đầu tư chung = TSCĐ hiện có+ĐTTC dài hạn+CPXDCB dở dang Tổng tài sản = Năm 2009 = 6.998.339 + 0 + 0 18.908.210.327 = 0,0004 Năm 2010 = 8.450.150.915+ 84.821.000 22.208.275.034 = 0,39 Năm 2011 = 8.309+ 677.841+84.821.000 31.193.518.485 = 0,27
Tỷ suất đầu tư
TSCĐ = Trị giá TSCĐ hiện có Tổng tài sản = Năm 2009 = 6.998.339 18.908.210.327 = 0,0004 Năm 2010 = 8.450.150.915 22.208.275.034 = 0,38 Năm 2011 = 8.309.677.841+ 84.821.000 31.193.518.485 = 0,26
Như vậy vào năm 2011 cùng với sự giảm xuống về giá trị và quy mô TSCĐ. Thì tỷ suất đầu tư chung và tỷ suất đầu tư TSCĐ đầu giảm 0,12%. Điều này chứng tỏ trong năm 2011 cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty không được tăng cường về giá trị về quy mô. Sự thiếu đầu tư chiều sâu này là chưa hợp lý vì muốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì việc đảm bảo một cơ sở vật chất tốt là một yêu cầu bắt buộc. Mặt khác đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị là sản xuất bao bì thì tài sản cố định phải chiếm một tỷ trọng lớn mới đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối với tài sản lưu đông và đầu tư ngắn hạn.
Do cơ cấu rất phức tạp nếu để đánh giá chính các hơn tính hợp lý của các khoản mục trong tài sản lưu động, khi phân tích tài sản lưu động chúng ta lập bảng phân tích riêng sau.
Bảng 2.6: Bảng phân tích tình hình phân bố tài sản lưu động của Công ty TNHH thương mại và in Bao bì MB năm 2009- 2011.
Đơn vị tính: đồng
Năm Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh năm 2010 với 2009 So sánh năm 2011 với 2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
A. TSLĐ và ĐTNH 12.124.231.987 51,08 13.673.364.149 61,57 22.799.019.644 73,08 1.549.133.078 12,77 9.125.655.495 69,23
1. Tiền mặt 1.213.123.098 6,67 72.600.486 0,32 34.979.666 0,11 -1.140.522.612 -93,98 -37.620.820 -51,39
2. TGNH 345.098.123 1,91 20.787.430 0,09 1.215.677.980 3,89 -324.310.693 -93,91 1.194.890.550 5848
B. Các khoản phải thu 9.129.651.481 48,92 11.256.778.682 50,68 7.850.972.479 26,92 2.043.234.852 22,38 -3.405.806.203 -69,7 1. Phải thu khách hàng 3.120.329.098 16,67 11.762.050.954 52,9 19.379.723.888 62,13 8.543.623.546 273,78 7.617.672.934 164,7
2.Trả trước người bán 120.298.891 0,67 355.397.158 1,6 82.297.755 0,26 235.120.247 195,12 -273.099.403 23,15
3.Phải thu nội bộ 2.123.092.111 11,11 -1.010.154.808 -4,5 -11.649.469.437 37,35 -3.133.021.697 -150 -12.659.624.245 -1153 - Phải thu nội bộ (1361)
- Phải thu nội bộ (1362) 2.123.092.111 1,11 -1.010.154.808 -4,5 -11.649.469.437 37,35 -3.133.021.697 -150 -12.659.624.245 1153
4. Phải thu khác 129.000.000 0,72 149.485.378 0,6 38.420.273 0,12 20.485.378 15,5 111.065.105 25,7 IV. Hàng tồn kho 4.598.109.210 22,22 1.767.830.549 7,96 13.186.457.564 42,27 -3.231.534.339 -75 -11.418.627.015 -1645 1. Nguyên vật liệu 121.098.213 0,67 146.422.414 0,65 114.395.414 0,36 25.221.201 20,66 -32.027.000 78,31 2. Công cụ dụng cụ 39.098.230 0,21 60.015.500 0,27 83.899.600 0,7 21.001.270 53,84 23.884.100 139,7 3. Chi phí SXKD dở dang 1.090.123.109 5,56 926.240.923 4,1 12.383.056.725 39,69 -164,241.814 -15,04 11.456.815.802 1236,9 4. Thành phẩm 341.092.498 1,89 609.385.825 2,74 605.105.825 1,93 264.013.327 77,42 -4.280.000 99,29 5. Hàng hoá 56.098.231 0,31 25.765.887 0,12 12.098.234 66,7 12.768.130 21,43 V. TSLĐ khác 498.120.231 2,72 555.306.792 2,5 551.113.955 1,63 -4.845.163 -0,8 44.193.817 92,57 1. Tạm ứng 456.109.213 2,67 229.871.304 1,04 389.383.343 1,25 159.512.039 34,86 159.515.039 169,4 2. CP trả trước 323.109.888 1,79 325.435.688 1,79 3.589.000 0,01 2.321.800 0,62 3.589.000 100 3. CP chờ kết chuyển 2.309.123.111 11,12 325.435.688 1,46 35.358.052 0,11 -94.523.377 -4,07 -290.077.616 -10,86 4. Thế chấp ký quỹ ngắn hạn 82.783.560 0,26 82.783.560 100 Tổng tài sản 18.908.210.327 100 22.208.276.034 100 31.193.518.485 100 3.300.065.717 17,45 8.985.242.451 140,4
Từ số liệu trên bảng cân đối kế toán ta lập bảng phân tích tình hình phân bổ tài sản lưu động của Công ty TNHH thương mại và in BBMB năm 2011 so với năm 2010. Qua bảng trên ta thấy tổng tài sản lưu động năm 2011 tăng so với năm 2010 là 9,125.655.495 đ tương ứng tăng 66,7% cụ thể là vốn bằng tiền tăng 1.157.687.750đ tương ứng tăng 1123,9% so với năm 2010 trong đó chủ yếu là tăng khoản tiền gửi ngân hàng còn lượng tiền mặt lại giảm xuống. Tiền gửi ngân hàng tăng do năm 2011 Công ty đã xuất được lô hàng và đã được thanh toán qua ngân hàng và về thời điểm này Công ty chưa chuyển trả các khoản nợ của Công ty đối với khách hàng. Lượng tiền gửi ngân hàng của Công ty vào thời điểm cuối năm 2011 chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản so với các khoản khác thuộc vốn bằng tiền. Điều này cho thấy khả năng thanh toán tức thì của năm 2011 so với năm 2010 cao hơn rất nhiều, khả năng này là rất tốt với Công ty.
Trên thực tế vốn bằng tiền là loại tài sản linh hoạt nhất, dễ dàng có thể thoả mãn mọi nhu cầu sản xuất kinh doanh nên việc tăng lên của vốn bằng tiền thể hiện tính chủ động trong kinh doanh và đảm bảo khả năng thanh toán tức thì của Công ty. Tuy nhiên nếu vốn bằng tiền quá cao hoặc chiếm tỷ trọng quá lớn không hẳn là tốt, vì nếu doanh thu không đổi mà lượng tiền dự trữ quá lớn sẽ gây tình trạng vòng quay tiền chậm hiệu quả sử dụng vốn không cao. Thực tế ở công ty cho thấy lượng vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng nhỏ năm 2010 chỉ có 0,42% nhưng đến năm 2011 đã chiếm 4,01%. Do đó việc tăng lên của vốn bằng tiền năm 2011 là hợp lý Công ty cũng đã đạt được chỉ tiêu trong khoản mục này.
- Các khoản phải thu năm 2011 giảm hơn so với năm 2010 là 3.405.806.203đ bên cạnh đó các khoản phải thu của khách hàng năm 2011 so với năm 2010 lại tăng điều này là do Công ty để khoản thu nội bộ âm khiến cho các khoản phải thu giảm xuống. Nguyên nhân chính là do trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh do Công ty thiếu vốn nên các xí nghiệp trực thuộc phải tự cung ứng vốn để mua nguyên liệu và chi trả các chí phí khác vì vậy dẫn đến khoản phải thu của Công ty giảm xuống du bù trừ cho các xí nghiệp trực thuộc.
- Hàng tồn kho của Công ty là loại tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Công ty. Năm 2010 chỉ có 7,96% nhưng đến năm 2011 con số này đã lên đến 42,27%. Hàng tồn kho tăng chủ yếu là do tăng lên của chí phí sản xuất
kinh doanh dở dang. Trên thực tế cho thấy Công ty đang gấp rút sản xuất lô hàng xuất khẩu mang tính trọng yếu của Công ty. Trong quá trình sản xuất Công ty luôn phải bỏ vốn mau nguyên vật liệu và trang trải chí phí khác để đảm bảo tiến trình hoạt động sản xuất gấp rút theo thời gian hợp đồng đã ký kết.
- Công cụ dụng cụ năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 tuy nhiên đây không phải là điều đáng lo ngại vì chúng ta được lên kế hoạch đầy đủ. Được mua để bổ sung cho công tác tái sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Bên cạnh đó nguyên vật liệu và thành phẩm giảm xuống chứng tỏ Công ty luôn cố gắng tránh tình trạng tồn kho gây ứ đọng vốn cho Công ty. Đặc biệt hàng hoá giảm 100% điều này chứng tỏ Công ty cố gắng tiêu thụ hàng hoá thu hồi vốn về cho Công ty.
- Các tài sản lưu động khác của năm 2011 có giảm so với năm 2010 nhưng lượng giảm rất ít. Chỉ có 44.193.817đ và giảm 7,5% so với năm 2010. Ngược lại các khoản chi phí trả trước và thế chấp ký quỹ ngắn hạn của Công ty năm 2010 không có nhưng đến năm 2011 đã sử dụng, nhưng lượng vốn sử dụng cho 2 khoản mục này là rất nhỏ chỉ có 86.372.560đ chiếm 0,27% trong tổng tài sản.
Tổng kết các phân tích trên ta thấy. Đối với một doanh nghiệp vừa sản xuất vừa kinh doanh thì việc tồn kho trong các khâu là hợp lý đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh của Công ty được liên tục tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Tuy nhiên bên cạnh đó các khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ lớn nhất trong tổng số tài sản, điều này cũng khó tránh khỏi vì đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty là mặt hàng xuất khẩu lại thanh toán theo phương thức trả chậm.
Qua việc phân tích sự phân bố tài sản của Công ty TNHH thương mại và in Bao bì Miền Bắc nhìn chung sự phân bố tài sản vào 2 năm là hợp lý phù hợp với đặc điểm hoạt động của Công ty. Song điều đó chưa khẳng định được tình hình tài chính của Công ty là tốt hay xấu. Bởi một doanh nghiệp có tình trạng tài chính tốt không phải chỉ có kết cấu tài sản hợp lý mà phải có nguồn hình thành nên tài sản đó có kết cấu thích hợp không. Chính vì vậy để kết luận một cách chính xác hơn về thực trạng tài chính của Công ty thì ta phải phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty.