Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác triển khai dự án hiện đại hóa thu, nộp ngân sách nhà nước trên địa bàn Quận Cầu giấy Hà Nội (Trang 70)

Để Dự án Hiện đại hóa thu, nộp NSNN triển khai đạt hiệu quả cao, các đơn vị tham gia Dự án cần thực hiện:

63

+Tuyên truyền: Đánh giá công tác tuyên truyền về quy trình tổ chức thu và quản lý thu NSNN theo Dự án của các cơ quan đến các đối tƣợng nộp ngân sách và ngƣời dân. Đây là khâu mở đầu đảm bảo cho sự thành công của công tác phối hợp thu. Làm tốt công tác này sẽ giúp ngƣời dân hiểu và chủ động trong việc nộp NSNN và các khoản tiền phạt vi phạm hành chính. Đồng thời giúp ngƣời dân nhanh chóng làm quen với việc thay đổi cơ quan, địa điểm và cách thức nộp tiền, từ đó không tạo ra sự bỡ ngỡ, khó chịu và nhận đƣợc sự đồng thuận, ủng hộ tích cực của ngƣời dân.

+ Phối hợp thực hiện: Dự án Hiện đại hóa thu, nộp NSNN có nhiều bên tham gia thực hiện, nên các đơn vị có liên quan cần tăng cƣờng công tác phối hợp xây dựng kế hoạch chung, tổ chức triển khai nhịp nhàng, phân định rõ trách nhiệm của các bên. Thƣờng xuyên trao đổi thông tin nhằm phát hiện và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời đối với những sai sót hoặc tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình tổ chức phối hợp thu NSNN, thành lập và cung cấp đƣờng dây nóng (số điện thoại, địa chỉ email của các chuyên gia và các cán bộ chuyên môn) tại KBNN, TCT, TCHQ để hỗ trợ, tƣ vấn kịp thời cho các NHTM, NNT,... Làm tốt công tác phối hợp, chúng ta sẽ góp phần nâng cao đƣợc hiệu quả công tác tổ chức triển khai thực hiện Dự án Hiện đại hóa thu, nộp NSNN.

+ Kiểm tra, giám sát các NHTM: Các đơn vị KBNN cũng cần xây dựng cơ chế, kế hoạch kiểm tra định kỳ đối với ngân hàng phối hợp thu, vì xét cho cùng, KBNN vẫn là cơ quan chịu trách nhiệm trƣớc nhà nƣớc về tổ chức thu và quản lý số thu NSNN. Công tác phối hợp thu với Ngân hàng tuy nằm trong lộ trình phát triển của ngành Kho bạc nhƣng vẫn đảm bảo an toàn NSNN, an ninh tài chính quốc gia. Mặt khác qua công tác kiểm tra, KBNN sẽ giúp NHTM hoàn thiện hơn công tác tổ chức thu và quản lý thu NSNN với vai trò là cơ quan tác nghiệp thu NSNN và thu tiền phạt vi phạm hành chính, nhƣ bố trí bàn thu, địa điểm thu, kiểm soát nội bộ chứng từ thu, lƣu trữ chứng từ thu NSNN,... Đồng thời công tác kiểm tra cũng sẽ làm rõ hơn mối quan hệ phối hợp thu giữa các cơ quan liên quan để từ đó hỗ trợ, bổ sung , phối hợp với nhau tốt hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ

64

+ Con ngƣời: Con ngƣời cũng là nhân tố quan trọng quyết định tới sự thành công của Dự án Hiện đại hóa thu, nộp NSNN. Các cán bộ công chức, viên chức thuộc các đơn vị có liên quan đến quy trình hiện đại hóa thu và quản lý thu NSNN cần phải đƣợc đào tạo, đào tạo lại và sắp xếp, bố trí cho phù hợp với quy trình nghiệp vụ mới, đảm bảo sự ổn định, đoàn kết, thống nhất hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn chính trị đƣợc giao. Bên cạnh đó cần phải xây dựng một cơ chế thƣởng, phạt nghiêm minh: áp dụng chế độ khen thƣởng hợp lý, tạo điều kiện vật chất thuận lợi giúp cán bộ yên tâm công tác, từ đó góp phần phát huy cao hơn nữa trách nhiệm, vai trò và năng lực của từng cá nhân với nhiệm vụ đƣợc giao; và cũng cần xử phạt nghiêm đối với những cán bộ cố tình làm trái chính sách, chế độ sai quy trình nghiệp vụ gây thất thoát NSNN, lợi dụng vị trí công tác để sách nhiễu, gây phiền hà cho ngƣời dân (NNT); giữ vững sự trong sạch của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm tạo dựng lòng tin vững chắc của nhân dân

3.3. Một số kiến nghị để thực hiện các giải pháp.

3.3.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách trong quản lý thu NSNN.

Công tác thu, quản lý thu NSNN hiện nay đang đƣợc điều chỉnh bởi văn bản pháp lý cao nhất là Luật NSNN đƣợc Quốc hội thông qua năm 2002 và có hiệu lực thi hành từ năm 2004.

Sau 8 năm tổ chức thực hiện, Luật NSNN đã tạo sự chuyển biến tích cực trong hoạt động thu, chi NSNN. Tuy nhiên, cùng với quá trình vận hành của nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng và trƣớc yêu cầu đổi mới để hội nhập và phát triển, Luật NSNN cũng đã bộc lộ một số bất cập: Hệ thống Ngân sách nhà nƣớc mang tính lồng ghép, dẫn đến thẩm quyền giữa các cấp chồng chéo; quy trình ngân sách phức tạp; phạm vi thu, chi Ngân sách nhà nƣớc chƣa rõ ràng; việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách chƣa phù hợp; căn cứ xây dựng dự toán Ngân sách chƣa đầy đủ, chƣa gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ đầu ra;…

Do vậy, Luật NSNN cần phải đƣợc sửa đổi với nhiệm vụ trọng tâm là phải khắc phục cho đƣợc những tồn tại của Luật Ngân sách nhà nƣớc hiện hành để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Ngân sách nhà nƣớc, tăng cƣờng kỷ cƣơng, kỷ luật

65

tài chính; khắc phục tính nồng ghép trong hệ thống Ngân sách nhà nƣớc. Đồng thời tiếp tục thực hiện phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa trung ƣơng và địa phƣơng nhằm đảm bảo nguồn tài chính để thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách địa phƣơng, phát huy tính chủ động của ngân sách các cấp chính quyền địa phƣơng trong quản lý và sử dụng ngân sách nhà nƣớc nhƣng vẫn đảm bảo tính thống nhất của ngân sách nhà nƣớc và vao trò chủ đạo của ngân sách trung ƣơng.

3.3.2. Áp dụng khoa học công nghệ vào quản lý thu NSNN

Công nghệ thông tin đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đặc biệt là hoạt động quản lý nhà nƣớc trong đó có quản lý thu NSNN. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nƣớc vẫn chƣa đảm bảo đƣợc tính đồng bộ, còn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thông tin giữa các cơ quan với nhau; các dịch vụ hành chính công trên mạng phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp vẫn còn đang ở giai đoạn khởi động; việc đầu tƣ cho mạng diện rộng của Chính phủ triển khai chậm, các cơ sở dữ liệu quốc gia, các hệ thống đảm bảo an toàn, bảo mật đang trong quá trình hình thành;…

Nhƣ vậy, để xây dựng đƣợc một hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng đƣợc yêu cầu, cần phải xây dựng đƣợc một nền tảng vững thông qua hai nhóm hoạt động: Một là xây dựng nền tảng phục vụ Chính phủ điện tử. Nội dung này đòi hỏi Chính phủ, các Bộ, ngành và đơn vị liên quan phát triển hạ tầng truyền thông; phát triển cơ sở dữ liệu; xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật quốc gia về công nghệ thông tin áp dụng trong các cơ quan nhà nƣớc; nghiên cứu, đánh giá và lựa chọn mô hình ứng dụng công nghệ thông tin điển hình cấp huyện để phổ biến áp dụng rộng rãi; bảo đảm an toàn thông tin và hoàn chỉnh môi trƣờng pháp lý. Hai , phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin. Nội dung này đòi hỏi các Bộ, Ngành và đơn vị liên quan phải tiếp tục xây dựng và phát triển đội ngũ giám đốc công nghệ thông tin; bồi dƣỡng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nƣớc; nghiên cứu xây dựng chế độ ƣu đãi đối với cán bộ, công chức chuyên trách về công nghệ thông tin; tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức về

66

quản lý dự án công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng đào tạo trực tuyến cho cán bộ, công chức.

3.3.3. Yêu cầu thực hiện đối với các đơn vị tham gia Dự án Hiện đại hoá thu, nộp NSNN.

Các đơn vị tham gia phối hợp thu sử dụng chữ ký số trong việc truyền, nhận dữ liệu để tăng cƣờng tính pháp lý của dữ liệu, đảm bảo an toàn, bảo mật dữ liệu.

* Đối với cơ quan thuế.

Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến, hƣớng dẫn cho ngƣời nộp thuế thực hiện nộp trực tiếp vào NSNN qua NHTM nhận uỷ nhiệm.

Truyền và nhận dữ liệu danh mục dùng chung: cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về mã số thuế, tên ngƣời nộp NSNN, mục lục NSNN, kỳ thuế, số thuế phải nộp của từng ngƣời nộp NSNN.

Thƣờng xuyên cập nhật kịp thời dữ liệu danh mục dùng chung để NHTM nhận uỷ nhiệm tổ chức thu và đối chiếu khớp đúng số liệu giữa các bên theo chế độ quy định. Phối hợp với KBNN và NHTM trong việc đối chiếu số liệu, đảm bảo khớp đúng về số thu NSNN, xử lý các vấn đề sai sót liên quan đến khoản thu, nộp NSNN.

Tổ chức nhận chứng từ thu NSNN từ KBNN kịp thời. Đối chiếu xác nhận số liệu thu NSNN hàng tháng với KBNN.

Thực hiện rà soát các khoản thuế đã nộp vào mã số thuế dùng chung 00017 đề nghị điều chính về đúng mã số thuế của ngƣời nộp thuế, đúng mục lục ngân sách các phát sinh thu NSNN.

* Đối với cơ quan Hải quan.

Truyền và nhận đầy đủ dữ liệu danh mục dùng chung: danh sách tờ khai Hải quan và các thông tin dữ liệu trên tờ khai Hải quan.

Tuyên truyền, phổ biến, hƣớng dẫn ngƣời nộp thuế thực hiện nộp thuế theo từng tờ khai Hải quan, chuyển đóng địa chỉ Chi cục Hải quan mở tờ khai, KBNN thực hiện thu và NHTM thực hiện nhận Uỷ nhiệm thu hạn chế việc chuyển nhầm KBNN hoặc NHTM phục vụ.

67

Tổ chức nhận chứng từ thu NSNN từ KBNN kịp thời. Đối chiếu xác nhận số liệu thu NSNN hàng tháng với KBNN nơi đơn vị mở tài khoản.

* Đối với NHTM nhận Uỷ nhiệm thu.

Thực hiện đóng mẫu chứng từ thu NSNN, đảm bảo có đủ chữ ký của ngƣời nộp thuế. Trên “Bảng kê nộp thuế” ghi đầy đủ các yếu tố nhƣ mã số thuế, tên ngƣời nộp thuế. Nhập đầy đủ các thông tin trên chƣơng trình phần mềm phối hợp thu của ngân hàng.

Thực hiện hạch toán kịp thời các khoản thu NSNN vào tài khoản tiền gửi của Kho bạc uỷ nhiệm. Đối chiếu số liệu kịp thời hàng ngày, tháng, năm, riêng ngày làm việc cuối cùng của năm ngân sách (ngày 31 tháng 12 hàng năm), NHTM nhận uỷ nhiệm phải phối hợp với Kho bạc uỷ nhiệm để thực hiện hạch toán và truyền/nhận đối chiếu số liệu khớp đúng trong ngày.

Phối hợp với cơ quan Thuế thƣờng xuyên cập nhật và sử dụng, khai thác số liệu danh mục dùng chung về: mã số thuế; tên ngƣời nộp thuế; mục lục ngân sách; số thuế phải thu; danh mục cơ quan thu; danh mục địa bàn hành chính) để phục vụ công tác thu NSNN trên địa bàn.

*Đối với KBNN.

Tiếp tục xây dựng kế hoạch tập huấn về nghiệp vụ thu NSNN cho tất cả các đơn vị NHTM nhận uỷ nhiệm trên địa bàn.

Rà soát thoả thuận phối hợp thu, bổ sung phụ lục bản Thoả thuận thực hiện Quy trình phối hợp thu NSNN trên địa bàn theo thông từ 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 về hƣớng dẫn quy trình phối hợp thu NSNN giữa KBNN – Tổng cục thuế - Tổng cục hải quan và các ngân hàng thƣơng mại.

Cung cấp kịp thời các tài liệu, văn bản mới ban hành về hƣớng dẫn thực hiện thu NSNN, các quy trình tổ chức phối hợp thu NSNN cho các NHTM để phối hợp thực hiện.

Thƣờng xuyên phối hợp với các đơn vị Thuế, Hải quan và NHTM thực hiện việc đối chiếu rà soát số liệu thu NSNN giữa các đơn vị, hƣớng dấn thực hiện quy trình phối hợp thu theo chế độ quy định.

68

Đối chiếu xác nhận số thu NSNN hàng tháng với cơ quan thu kịp thời theo mấu biểu của KBNN quy định.

69

KẾT LUẬN

Với mục tiêu đổi mới về cơ chế chính sách và quy trình nghiệp vụ trong công tác thu, nộp và quản lý NSNN theo hƣớng đơn giản, hiện đại, công khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế, tăng cƣờng cải cách thủ tục hành chính, từng bƣớc hiện đại hoá và nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan Nhà nƣớc, công tác tổ chức thu và quản lý thu NSNN cũng đã và đang đƣợc đổi mới căn bản. Thông qua tình hình thực tiễn thu trên địa bàn quận Cầu Giấy giai đoạn 2010-2012, Luận văn muốn đƣa ra tình hình thực tế công tác thu và quản lý thu tại địa phƣơng nhằm chỉ ra những ƣu điểm và cả những nhƣợc điểm của Dự án Hiện đại hoá thu, nộp NSNN. Thông qua đó, Luận văn sẽ đƣa ra một số giải pháp phù hợp với tình hình thực tế nhằm tăng cƣờng công tác thu và quản lý thu góp phần hoàn thiện Dự án.

Kết quả nghiên cứu của Luận văn đã giải quyết đƣợc cơ bản những yêu cầu đặt ra thông qua những vấn đề chủ yếu sau đây:

Một là, trên phƣơng diện lý luận về:

+ NSNN là một phạm trù kinh tế mang tính lịch sử gắn liền với sự ra đời của Nhà nƣớc. Nhà nƣớc ra đời tất yếu phải có nguồn lực tài chính để trang trải cho các chi phí hoạt động của bộ máy và thực hiện các chức năng kinh tế xã hội. NSNN là nguồn lực tài chính chủ yếu, cơ bản nhất của nhà nƣớc.

+ Thu NSNN là việc Nhà nƣớc dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thoả mãn các nhu cầu của Nhà nƣớc.

Luận văn đã phân tích rõ sự cần thiết của công tác thu và quản lý thu NSNN. Bộ máy phân cấp quản lý thu và tổ chức thu ở Việt Nam.

Trên cơ sở lý luận chung, Luận văn đã giới thiệu về Dự án Hiện đại hoá thu, nộp NSNN, đƣợc ra đời với mục đích:

- Quy định các quy trình, thủ tục thu nộp NSNN, tạo thuận lợi cho ngƣời nộp thuế, phí, lệ phí, các khoản phải nộp khác vào NSNN và nộp phạt vi phạm hành chính và hỗ trợ cho việc tăng cƣờng thực hiện các biện pháp cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

70

- Thống nhất dữ liệu thu NSNN giữa cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nƣớc và các Ngân hàng thƣơng mại; đồng thời giảm thời gian và khối lƣợng nhập liệu tại các cơ quan đơn vị có liên quan.

- Phát tiển các dịch vụ thu, nộp NSNN hiện đại và từng bƣớc thực hiện chủ trƣơng của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công.

Và đƣợc áp dụng với:

- Phạm vi áp dụng bao gồm: các khoản thu NSNN (thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác thuộc NSNN); tiền nộp phạt vi phạm hành chính theo quy định của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính.

- Đối tƣợng áp dụng: KBNN; cơ quan Thuế; Hải quan; các NHTM và các tổ chức, cá nhân thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác thuộc NSNN hoặc nộp tiền phạt vi phạm hành chính.

Luận văn cũng giới thiệu về nội dung, lộ trình triển khai, tác động và bài học kinh nghiệm trong triển khai Dự án.

Hai là, trên phƣơng diện thực tiễn, Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác thu và quản lý thu NSNN trên một địa bàn cụ thể trong giai đoạn triển khai Dự án Hiện đại hoá thu, nộp NSNN (Dự án đổi mới về quy trình thu, về việc triển khai phối hợp thu NSNN giữa KBNN-TCT-TCHQ và NHTM). Địa bàn đó chính là Quận Cầu Giấy, đƣợc thành lập theo Nghị quyết 74CP ngày 21/11/1996 của Chính Phủ. Quận còn rất non trẻ nhƣng lại là khu vực có tốc độ đô thị hoá mạnh nhất ở Thành phố Hà Nội trong những năm gần đây.Thông quá đó, Luận văn đã đƣa ra đánh giá những thành công bƣớc đầu, đồng thời cũng chỉ ra những tồn tại, yếu kém chƣa phù hợp với thực tiễn của Dự án trong công tác phối hợp thu NSNN.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác triển khai dự án hiện đại hóa thu, nộp ngân sách nhà nước trên địa bàn Quận Cầu giấy Hà Nội (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)