Hệ số chuyển hóa thức ăn

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các nguyên liệu làm đệm lót sinh học lên khả năng sinh trưởng và fcr ở gà tàu vàng giai đoạn 15 tuần tuổi (Trang 41)

Hệ số chuyển hóa thức ăn có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở các tuần tuổi 1, tuần tuổi 3 và tuần tuổi 5 (P<0,05).

Ở tuần tuổi 1, hệ số chuyển hóa thức ăn của gà ở NT Bã mía (1,36) thấp hơn so với NT Trấu (1,62) và NT ĐC (1,65). So với báo cáo của Đào Thị Mỹ Tiên (2000) là 1,91 thì hệ số chuyển hóa thức ăn ở tuần tuổi 1 (1,36-1,65) thấp hơn. Ở tuần tuổi 3, hệ số chuyển hóa thức ăn dao động trong khoảng 2,14-2,29 thấp hơn so với báo cáo của Đỗ Võ Anh Khoa (2012) là 2,48±0,54. Ở tuần tuổi 5, hệ số chuyển hóa thức ăn trong khoảng 2,05-2,38 thấp hơn so với báo cáo của Đỗ Võ Anh Khoa (2012) là 3,16±0,39.

Bảng 4.4: Hệ số chuyển hóa thức ăn

Chỉ tiêu Nghiệm thức SEM P

ĐC Trấu Bã mía FCR1 1,65a 1,62ab 1,36b 0,07 0,04 FCR2 1,55 1,51 1,45 0,05 0,42 FCR3 2,25a 2,14b 2,29a 0,02 0,01 FCR4 1,86 1,81 1,82 0,04 0,70 FCR5 2,38a 2,36a 2,05b 0,02 0,01 FCRTB 1,94a 1,89ab 1,79b 0,02 0,01

Các giá trị trung bình mang các chữ a, b trong cùng một hàng khác nhau thì có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

FCRi: hệ số chuyển hóa thức ăn ở tuần tuổi thứ i.

Nhìn chung, trong giai đoạn từ tuần tuổi 1 đến tuần tuổi 5, NT Bã mía có hệ số chuyển hóa thức ăn thấp hơn so với 2 NT Trấu và ĐC. Do trong giai đoạn này NT Bã mía có tăng trọng cao, tiêu tốn thức ăn thấp nên hệ số chuyển hóa thức ăn thấp hơn so với 2 NT Trấu và ĐC. Theo Lã Thị Thu Minh (1998) giai đoạn đầu gà có trọng lượng nhỏ nên tiêu thụ thức ăn ít nhưng tăng trọng cao, dẫn đến hệ số chuyển hóa thức ăn thấp.

31 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 FCR1 FCR3 FCR5 FCRTB ĐC Trấu Bã mía

Hình 4.3: Hệ số chuyển hóa thức ăn

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các nguyên liệu làm đệm lót sinh học lên khả năng sinh trưởng và fcr ở gà tàu vàng giai đoạn 15 tuần tuổi (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)