Kỹ thuật nuôi úm gà con là một yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi. Theo Lê Minh Hoàng (2002), các giống gà nội, gà thả vườn nhập nội, gà công nghiệp nuôi theo phương thức này tốt.
2.3.2.1 Phân biệt trống mái
Soi lỗ huyệt: gà con được cầm ở tay trái, lưng gà áp vào lòng bàn tay, đầu trút xuống dưới. Khi quan sát cần bóp nhẹ vào bụng để cho phân ra ngoài,
18
dùng ngón tay cái và ngón trỏ tay phải mở lỗ huyệt ra. Nếu là con trống thì có mấu lồi nhô lên, khi kéo căng mấu lồi không mất đi, đó là mấu giao cấu.
Phân biệt trống mái dựa vào đặc điểm ngoại hình được thể hiện qua Bảng 2.6 như sau:
Bảng 2.6: Phân biệt trống mái dựa vào đặc điểm ngoại hình
Bộ phận Gà trống Gà mái
Mào Hình vòng cung, khía răng cưa không đều
Hình tam giác, khía răng cưa đều
Chân To, dài Ngắn, bé
Đầu To, thô Bé, ít thô
Lông Lông đuôi thường mọc chậm Lông đuôi mọc sớm
Tiếng kêu Đục Thanh
Hành vi Khi ăn thường bới ngang Ít bới ngang
Nguyễn Thị Mai et al., 2009
Tốc độ mọc lông cánh: theo Nguyễn Thị Mai et al. (2009) thì gà trống có tốc độ mọc lông cánh chậm hơn gà mái.
2.3.2.2 Chọn gà con
Chọn gà là công việc quan trọng, quyết định năng suất của đàn và ảnh hưởng đến đời sau. Khi chọn gà nên biết rõ nguồn gốc cha mẹ, tính năng sản xuất và sức khỏe của đàn bố mẹ, từ đó có thể dự đoán được năng suất của đàn gà con trong tương lai. Theo Nguyễn Đức Hiền (1999), biết được khả năng sản xuất của giống gà dự kiến nuôi để dự đoán sức sản xuất của đàn con.
Khi mua gà về nuôi nên bắt gà càng sớm càng tốt, vì để lâu gà sẽ bị lạnh, mất nước, tỷ lệ chết cao. Nên chọn những con khỏe mạnh, lông khô và không dính bết vào thân, đặc biệt là lỗ huyệt, lông tơ mềm mại phủ toàn thân, không hở rốn, gà con nhanh nhẹn, mỏ chắc, luôn thể hiện những đặc điểm mạnh khỏe, không dị tật, đặc biệt là mỏ và chân (Lã Thị Thu Minh, 2000).
Không nên chọn những con quá to hoặc quá nhỏ, yếu ớt, khoèo chân, vẹo đầu, mù mắt,…
2.3.2.3 Vận chuyển gà
Vận chuyển gà bằng xe chuyên dụng hoặc xe thường nhưng phải kín gió và thông thoáng, tránh gà bị ngạt thở. Theo Hội chăn nuôi Việt Nam (2002), vào mùa hè nên vận chuyển gà vào lúc trời mát, tránh nắng gắt.
19
2.3.2.4 Mật độ
Ở giai đoạn nuôi úm, mật độ gà thường cao hơn các giai đoạn sau, do lúc này gà còn nhỏ, tiết kiệm năng lượng sưởi ấm. Theo Bùi Xuân Mến (2007), giai đoạn úm gà tùy theo phương thức nuôi, kiểu chuồng, tiểu khí hậu hoặc hệ thống điều hòa trong chuồng nuôi và tuổi của gà mà bố trí thích hợp.
Theo Lã Thị Thu Minh (2000), từ tuần tuổi 2, 3 có thể nuôi với mật độ 50 con/m2 đến hết giai đoạn hoặc có thể nâng mật độ nuôi lên 70 con/m2 đến hết giai đoạn khi thời tiết mát mẻ.
Mật độ nuôi cao hay thấp do nhiều yếu tố quyết định nhưng chủ yếu vẫn là phương pháp nuôi, trang thiết bị kỹ thuật của cơ sở chăn nuôi và sự lựa chọn con giống. Muốn thu được kết quả cao thì chuồng nuôi phải có hệ thống điều chỉnh được điều kiện tiểu khí hậu thích hợp và thức ăn phải có đầy đủ chất dinh dưỡng.
2.3.2.5 Chăm sóc, nuôi dưỡng
Sát trùng chuồng trại trước khi thả gà nuôi.
Luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của gà, mức độ hoạt động để kịp thời xử lý những trường hợp bất thường.
Theo Lã Thị Thu Minh (2000), giai đoạn nuôi úm gà con từ 0-4 tuần tuổi, thành phần và chất lượng thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến gà con, vì vậy cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết đáp ứng nhu cầu của gà con.
Gà mới nở nên cho uống nước, không nên cho gà ăn ngay.
Nên cho gà ăn nhiều lần, mỗi lần một ít vì gà có tính tìm kiếm thức ăn mới. Để tránh lãng phí ta nên gom thức ăn cũ trong máng ăn lại, trộn với cám mới và cho gà ăn theo nguyên tắc ít một nhiều lần (Lê Hồng Mận, 1999). Không được thay đổi thức ăn cho gà một cách đột ngột. Thức ăn cho gà con phải đảm bảo về chất lượng và số lượng, thành phần dinh dưỡng. Sau phẩm chất con giống, thức ăn là yếu tố quyết định thành công trong chăn nuôi, nó vừa là nguyên liệu cho sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể vừa tạo ra sản phẩm tiêu biểu cho mọi loài, mọi giống. Theo Lê Hồng Mận và Hoàng Hoa Cương (1999), về kinh tế thì thức ăn bao giờ cũng chiếm một tỷ lệ 70-80% trong giá thành sản phẩm.
Cho gà uống nước 24/24 giờ và nước cho gà uống phải sạch. Cho gà uống bằng máng uống nhỏ để trong chuồng, khi gà được 1 tuần tuổi chuyển từ những máng nhỏ sang máng bình thường, nên giữ lại các máng uống nhỏ đầu
20
tiên trong khoảng 5-7 ngày cho đến khi tất cả gà con đều quen với máng thứ hai (Nguyễn Đức Hiền, 1999).
Máng uống nuôi nền thường dùng máng dài dọc chuồng có máng chảy liên tục bình quân 5cm/gà. Nuôi lồng sử dụng máng dài có miệng rộng 5-7 cm, cao 5 cm được đặt phía trên và cách máng ăn 9-10 cm (Bùi Xuân Mến, 2007).
Khi gà mới sinh ra, khả năng điều tiết nhiệt độ trong những ngày đầu chưa có, vì thế hai tuần đầu nếu gà con không được sống trong điều kiện thích hợp thì sẽ có hại rất nhiều (Lã Thị Thu Minh, 2000). Cần đảm bảo nhiệt độ úm thích hợp với gà để gà phát triển tốt.
Theo Nguyễn Đức Hiền (1999), đối với gà thịt thương phẩm do tốc độ lớn nhanh người ta thường úm gà ở nền trấu rộng rãi, bố trí đèn úm tạo nhiệt độ thích hợp toàn ô chuồng nuôi.
21
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU