Tăng trọng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các nguyên liệu làm đệm lót sinh học lên khả năng sinh trưởng và fcr ở gà tàu vàng giai đoạn 15 tuần tuổi (Trang 39)

Ở tuần tuổi 1, mức tăng trọng dao động trong khoảng 3,23-3,79 g/con/ngày và khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tăng trọng của gà ở NT Bã mía (8,78) ở tuần tuổi 2 cao hơn NT Trấu (8,15) và NT ĐC (7,74) nhưng ở tuần tuổi 3 (11,35) thì lại thấp hơn NT Trấu (12,25) và NT ĐC (11,72). Mức tăng trọng của gà ở tuần tuổi 2 và tuần tuổi 3 khác biệt có ý nghĩa thống kê. Bảng 4.2: Tăng trọng bình quân, g/con/ngày

Chỉ tiêu Nghiệm thức SEM P

ĐC Trấu Bã mía WG1 3,31 3,23 3,79 0,17 0,08 WG2 7,74b 8,15ab 8,78a 0,25 0,05 WG3 11,72b 12,25a 11,35b 0,10 0,01 WG4 16,55 16,82 17,06 0,41 0,68 WG5 16,65 17,88 18,00 0,39 0,07 WGTB 11,19b 11,66a 11,80a 0,07 0,01

Các giá trị trung bình mang các chữ a, b trong cùng một hàng khác nhau thì có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

WGi: tăng trọng tại tuần tuổi thứ i.

Tuần tuổi 4 đến tuần tuổi 5, sự khác biệt về tăng trọng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tuần tuổi 4, tăng trọng dao động trong khoảng 16,55-17,06

29

g/con/ngày và tuần tuổi 5 tăng trọng dao động trong khoảng 16,65-18,00 g/con/ngày.

Tăng trọng trung bình của gà ở NT Bã mía (11,80) cao hơn so với NT Trấu (11,66) và NT ĐC (11,19). Nhìn chung trong giai đoạn từ tuần tuổi 1 đến tuần tuổi 5 thì mức tăng trọng của gà ở NT Bã mía và NT Trấu cao hơn so với NT ĐC. Nguyên nhân có thể là do ở 2 NT Bã mía và NT Trấu có bổ sung chế phẩm sinh học giúp gà sử dụng thức ăn tốt hơn, ngoài ra đệm lót sinh học cũng cung cấp vi khuẩn có lợi cho bộ máy tiêu hóa của gà.

0 5 10 15 20 WG1 WG3 WG5 WGTB

g/con/ngày ĐC Trấu Bã mía

Hình 4.2: Tăng trọng qua các tuần tuổi, g/con/ngày

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các nguyên liệu làm đệm lót sinh học lên khả năng sinh trưởng và fcr ở gà tàu vàng giai đoạn 15 tuần tuổi (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)