Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu thuyết đi tìm nhân vật của tạ duy anh (Trang 78)

5 Phương pháp nghiên cứu

3.4.2 Không gian nghệ thuật

Cùng với thời gian, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật. Bất kì một hình tượng nghệ thuật nào cũng đều có không gian của riêng nó. Do vậy, “không gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối, không quy được vào không gian địa lý. Trong tác phẩm văn học, không gian nghệ thuật có tác dụng mô hình hóa các mối liên hệ của bức tranh thế giới như: thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti, trật tự. Bên cạnh đó nó còn có thể mang tính địa điểm, tính phân giới – dùng để mô hình hóa các phạm trù thời gian như bước đường đời, con đường cách mạng. Vì vậy,

không gian nghệ thuật luôn thể hiện tính chỉnh thể của nó và sự miêu tả, trần thuật

trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật. Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ không

gian, nên mang tính chủ quan, ngoài không gian vật thể có không gian tâm tưởng” [6,

tr. 135].

Không gian trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật được miêu tả trong sự vận hành của con phố G. Đây được xem là một trong những khu trung tâm của thành phố nên người dân khắp mọi nơi đổ về đây làm ăn sinh sống, mọi hoạt động buôn bán trong phố G vì thế cũng trở nên đông đúc, tấp nập: “G là một trong những khu trung tâm của thành phố. Nó gồm một trục đường rộng, chia ra làm đôi bằng dãy phân cách cũng khá rộng. Dân khắp nơi đổ về thành phố kiếm việc làm thường tìm thấy ở dải phân cách ấy chỗ ngã lưng lý tưởng. Và tại đó lập tức tồn tại một xã hội nhỏ, tạm gọi là xã hội ngoài lề. Bởi vì mọi hoạt động sinh nhai ở đó khá nhộn nhịp, xô bồ, nhưng

luôn luôn nằm ngoài sự chú ý của mọi người” [1, tr. 9 - 10]. Nhưng cũng vì thế mà

không gian trong tác phẩm trở nên tù túng, ngột ngạt, chật chội, tối tăm và không kém phần phức tạp của một xã hội ngoài lề. Từ không gian ngột ngạt, tù đọng ấy, Tạ Duy Anh đi sâu vào phản ánh xã hội trong tác phẩm làm cho con người cảm thấy mình như

một thực thể nhỏ bé bị nhốt trong một khoảng không gian u tối, chật hẹp không lối thoát. Cho nên, giữa một xã hội có biết bao nhiêu người đang sống đang tồn tại như thế mà ngỡ như mình đang lạc vào một ốc đảo hoang sơ, quạnh vắng không một bóng người.

Không gian trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh là không gian lưu chuyển được mở rộng liên tục từ thành thị đến nông thôn. Trong Đi tìm nhân vật, không chỉ có không gian khép kín, ồn ào, ngột ngạt nơi đô thị mà còn có không gian nghèo khổ, tăm tối nơi làng quê. Do bao biến cố xảy đến với gia đình, Chu Quý buộc phải rời xa quê hương để thoát khỏi sự rượt đuổi của kẻ thù truyền kiếp nên khi được dịp cùng Trần Bân tìm về nơi chôn nhau cắt rốn thì làng quê hiện lên trong tâm tưởng Chu Quý là một không gian nhuốm màu hoài niệm: “Tôi nhìn về quá khứ như một lăng kính ẩm ướt, trong đó mọi thứ đều mốc meo và bất động. Đây là con đường mẹ tôi vẫn đưa tôi qua mỗi khi phố huyện vào hội. Nó chạy qua một khu đền miếu cổ mà một lần tôi nhìn thấy hai con rắn mào phơi mình trên lớp rêu. Sau đó con đường lượn sát vào khu nghĩa địa. Hồi bé tôi vẫn thường bất ngờ chạy vụt xuống, xoa tay vào tấm bảng gỗ để đánh vần tên ai đó. Có lẽ chỉ những phiến đá câm lặng và bị mài bóng kia là còn lưu giữ vết chân bé

xíu của tôi” [1, tr. 184]. Tất cả không gian làng quê hiện lên trong dòng hồi tưởng của

anh như một kỉ niệm đẹp của tuổi thơ. Nhưng dường như thời gian đã làm cho không gian nơi đây đổi khác, cảnh vật hiện ra trước mắt anh như một bức tranh cổ quen mà

lạ: “Giống như khi tôi nhìn vào bức tranh cổ, làng quê tôi hiện ra vừa quen, vừa lạ,

nên thời gian thành ra xa vắng, heo hút… Giờ đây cảnh vật hiện ra như là hình ảnh còn đọng lại của quá khứ. Vẫn những nấm mộ thấp lè tè, cỏ mọc xanh rì, nằm phía bên trong là lớp hàng rào sơ sài. Một vài con bò đang mài răng xuống gặm cỏ, thỉnh

thoảng lại ngửa mặt lên ngơ ngác nhìn trời xanh…” [1, tr. 184]. Duy chỉ một điều

không đổi, làng quê ấy vẫn như bị giam hãm, chìm ngập trong một nhịp sống tù hãm, khép kín và gần như biệt lập với thế giới bên ngoài: “Tôi có cảm giác mình đang vào

một thế giới bị tách ra khỏi đời sống văn minh” [1, tr. 185], con người lúc nào cũng

sống trong rụt rè, sự sợ hãi và lo âu: “Mọi người lấm lét, sợ hãi, cảnh giác, khinh miệt

nhìn chúng tôi” [1, tr. 186]. Từ những không gian khép kín, tù đọng trong tác phẩm,

nhà văn đã cho người đọc có một cái nhìn mới về cuộc sống con người ở cả nông thôn lẫn thành thị. Ở thành thị đó là một không gian ngột ngạt và tù đọng, nó khiến con người cảm thấy cô đơn, lạc loài giữa biết bao bộn bề tấp nập của một xã hội đông đúc và ồn ào. Còn với nông thôn thường là không gian bao la, rộng lớn, tươi sạch và mát mẻ, nó khiến cho con người cảm thấy bình yên và nhẹ nhỏm trước bao xô bồ, hỗn tạp

của cuộc sống. Thế nhưng, không gian làng quê trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh lại là một không gian tù đọng, nhuốm màu bi kịch. Những làng quê ấy như đang bị tách ra khỏi một thời đại văn minh, con người như đang sống trong không gian lầy lội, tăm tối bởi những lời nguyền, những định kiến bảo thủ, những hận thù trong gia đình đình dòng tộc. Chính vì thế, không gian làng quê trong tiểu tuyết Tạ Duy Anh cũng không kém phần ngột ngạt, tối tăm so với không gian nơi phồn hoa đô hội. Bên cạnh đó còn thể hiện sự khao khát của nhà văn, ông muốn hướng con người đến một không gian sống tốt đẹp hơn. Đó là một không gian rộng lớn, tươi đẹp chứ không ngột ngạt, bức bách như không gian hiện đang tồn tại trong tác phẩm.

Xuất phát từ một điểm nhìn trần thuật, không gian trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh không chỉ là không gian hiện thực mà còn hướng tới một không gian hoàn toàn mới, đó là không gian bên trong tâm tưởng, không gian không có thật, nó tồn tại trong tâm tưởng, suy nghĩ của riêng mình. Và không gian này được sản sinh từ nỗi lo âu, sợ hãi, cô đơn của các nhân vật trong tác phẩm, vì thế nỗi sợ hãi và cô đơn trở thành những đặc điểm nổi bật cho kiểu không gian tâm tưởng. Với tiểu thuyết Đi tìm nhân vật, không gian tâm tưởng giúp ta nhận ra rằng dường như con người lúc nào cũng chui rút trong sự sợ hãi và cô đơn. Do đó, lúc nào con người cũng cảm thấy xung quanh mình như bị bủa vây bởi một thế lực nào đó, nó như một bóng đen vô hình đeo bám, ám ảnh vào trong tâm trí nhân vật. Chính vì thế, không ít lần trong tác phẩm ta bắt gặp những đoạn văn miêu tả tâm trạng lo lắng, sợ hãi một cái gì đó luôn rình rập, đeo bám của nhân vật “tôi”: “Tôi bước ra khỏi xe bằng cái tâm lý của kẻ bước ra pháp trường, một tiếng động nhỏ, một chiếc lá rụng cũng thấy ghê rợn. Tôi hiểu rằng tôi phải xoay sở lấy và ngay tức khắc một nỗi sợ vô hình lại bủa vây lấy tôi. Bất cứ chỗ nào tôi cảm thấy cũng có thể xồ ra một con thú hoặc một tai họa nào đó, trong khi tôi như một kẻ

bị tước toàn bộ vũ khí và quyền được cầu viện chân lý” [1, tr. 102 - 103]. Từ việc xem

xét không gian tâm tưởng trong tác phẩm mà ta nhận ra rằng, nỗi lo âu, sợ hãi của những con người trong tác phẩm xuất phát từ nỗi sợ cô đơn, sợ bị ruồng bỏ. Bởi lẽ, cuộc sống hiện tại quá ư là tù túng, ngột ngạt khiến cho con người tự cảm thấy mình như một sinh vật nhỏ bé, lạc loài trong ốc đảo đầy cô quạnh: “Khi đứa bé chui từ trong bụng mẹ ra nó khóc thét lên bởi bị ném vào một thế giới đầy rấy tai ương, hiểm họa. Đó là nỗi sợ bị ruồng bỏ và nó sẽ ám ảnh trở lại khi con người có cảm giác một mình đối mặt với cái thế giới không biết chứa trong đó những gì nhưng có thể nghiền

Ngoài những không gian vừa nêu trên, không gian bóng đêm, không gian chiến tranh cũng được nhà văn thể hiện trong tác phẩm. Tuy nhiên, ở mỗi không gian tác giả chỉ lướt qua chứ không hề chú trọng vào miêu tả cụ thể, chi tiết như trước đây nữa mà mỗi không gian như một nhánh nhỏ. Vì vậy, không gian trong tác phẩm được xem là không gian mờ nhòe, dịch chuyển liên tục, tạo nên phong cách sáng tạo mới của nhà văn Tạ Duy Anh trên bước đường đổi mới văn học. Bên cạnh việc mở rộng không gian nghệ thuật trên mọi chiều kích, không gian nghệ thuật trong Đi tìm nhân vật còn là sự phản tỉnh của nhà văn dành cho những ai đang tự giam hãm mình trong không gian tăm tối, khép kín. Dù rằng cuộc sống hiện tại đang dần bị bào mòn, xâm lấn bởi sự xuống dốc trầm trọng về đạo đức cũng như lối sống ngột ngạt, tù đọng đi chăng nữa thì hãy mạnh dạn đứng lên và đối diện với sự thật, đừng để sự sợ hãi và cô đơn lấn chiếm. Vì thực chất nỗi sợ hãi và cô đơn chỉ xuất hiện trong chính bản thân con người và khi đó con người sẽ tự cảm thấy cô đơn, lạc loài thậm chí tự tách biệt ra khỏi thế giới mình đang sống.

Tóm lại, qua việc khảo sát tiểu thuyết Đi tìm nhân vật Tạ Duy Anh trên phương diện nghệ thuật chúng tôi nhận thấy: Nhà văn đã khá thành công trong nghệ thuật xây dựng kết cấu. Với lối xây dựng kết cấu mới mẻ: kết cấu phân mảnh, kết cấu mở, kết

cấu the dòng ý thức không chỉ cho thấy phong cách sáng tạo của nhà văn mà còn khiến

cho tác phẩm trở nên hấp dẫn và thu hút hơn. Bên cạnh kết cấu, giọng điệu cũng là một trong những đổi mới quan trọng làm nên nhãn quan riêng của nhà văn. Với sự hòa quyện giữa các giọng đệu giễu nhại, giọng điệu phê phán và giọng điệu triết lý đã tạo nên sự đa dạng và riêng biệt của nhà văn trong hành tình đổi mới tiểu thuyết. Ngoài ra, gắn với việc đổi mới là ý thức làm mới ngôn ngữ. Ở đây, ngôn ngữ không còn là một thứ vật liệu chở tải nội dung đơn thuần nữa, mà ngôn ngữ như một tiếng nói đa thanh trên bề mặt ngôn từ lẫn chiều sâu tâm hồn nhân vật. Chính vì vậy, ngôn ngữ đối thoại,

ngôn ngữ độc thoại cùng với ngôn ngữ đời thường như phơi bày tất cả những tầng vỉa

cũng như nội tâm sâu kín nhất trong tâm hồn nhân vật để rồi thấy được nỗi lo âu, sợ hãi của con người trong hành trình tìm kiếm bản ngã của chính mình. Cùng với kết cấu, giọng điệu, ngôn ngữ thì không gian, thời gian nghệ thuật cũng là một trong những đóng góp mới mẻ của nhà văn trên hành trình đổi mới tiểu thuyết. Không gian và thời gian nghệ thuật có xu hướng dịch chuyển và mở rộng liên tục từ không gian ngột ngạt, tù đọng đầy bất trắc của hiện thực cuộc sống đến không gian hoàn toàn mới: không gian bên trong tâm tưởng. Thời gian nghệ thuật không chỉ được xây dựng bằng thủ pháp phân mảnh mà còn là thời gian đồng hiện. Từng mảng thời gian trong tác

phẩm như được hòa quyện, trộn lẫn vào nhau như từng mảnh vụn của hiện thực cuộc sống.

KẾT LUẬN

Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài Đặc điểm tiểu thuyết Đi tìm nhân

vật của Tạ Duy Anh, chúng tôi nhận thấy, trong suốt một thời gian dài, tuy rằng Đi tìm

nhân vật đã phải trải qua không ít khó khăn, thăng trầm, biến động nhưng cuối cùng cũng đã tìm được một chỗ đứng nhất định trong lòng độc giả. Bởi lẽ, từng trang viết trong tác phẩm không chỉ mang tầm phổ quát cao mà nhà văn còn vấn thân, đi sâu vào hiện thực cuộc sống. Vì lẽ đó, mà Đi tìm nhân vật đã để lại một dấu ấn riêng trong lòng người đọc về những vấn đề mới mẻ đang hiện sinh trong cuộc sống.

Cùng viết về cuộc sống và con người trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhưng Tạ Duy Anh lại có một cách nhìn, cách nghĩ và cách cảm của riêng mình về cuộc sống. Do đó, tác phẩm của ông luôn thể hiện con người trong nhiều góc độ khác nhau. Ông luôn nhìn nhận con người từ góc độ nhân bản, đa diện và nhiều chiều nhất. Nhà văn đã có cái nhìn trực diện vào hiện thực cuộc sống để rồi đưa vào tác phẩm của mình những trang viết thấm đẫm chất hiện thực, từ đó mổ xẻ, phơi bày những góc khuất, những mảng tối của cuộc sống. Mỗi vấn đề mà ông đưa ra trong tác phẩm như một lát cắt, bố cục hoàn hảo. Vì thế, khi đọc tiểu thuyết Đi tìm nhân vật người đọc không khỏi lắng lòng trước những hiện thực khắc khe của cuộc sống. Con người luôn chạy theo những tham vọng, những toan tính ích kỉ của riêng mình, để rồi tâm hồn trở nên vấy bẩn và đầy dã tâm. Nhưng khi đề cập đến con người và xã hội trong tác phẩm, nhà văn không chỉ đơn thuần miêu tả con người trong những điều sai trái, xấu xa, tội lỗi, mà họ còn là những người có khao khát, niềm tin và hi vọng mãnh liệt về một cuộc sống tươi đẹp. Chính vì thế, dù trong bất kì hoàn cảnh nào, dù sống trong bùn nhơ lầy lội nhưng họ vẫn sẵn sàng vươn lên và thoát khỏi vũng bùn ấy để hướng đến những giá trị tươi mới trong cuộc sống.

Trong hành trình tìm đến một quan niệm mới về con người và cuộc sống, Tạ Duy Anh không chỉ tiếp thu những giá trị truyền thống của dân tộc mà còn tạo nên giá trị nghệ thuật mới. Chính vì thế, tiểu thuyết Đi tìm nhân vật không những ẩn chứa nội dung sâu sắc, mới mẻ, mà ngay cả hình thức nghệ thuật cũng vô cùng đặc sắc. Bằng sự nhạy cảm và tinh tế của riêng mình, Tạ Duy Anh đã nhanh chóng bắt kịp xu hướng của tiểu thuyết Việt Nam trong thời kì đổi mới. Do đó, nghệ thuật trong tác phẩm từ kết cấu, giọng điệu, ngôn ngữ đến không gian và thời gian không chỉ sinh động, linh hoạt mà còn phơi bày, đánh giá đúng bản chất, mặt trái của đời sống. Đồng thời, chính sự

linh hoạt trong từng hình thức nghệ thuật như thế đã làm cho tác phẩm trở nên thu hút và tạo nên hiệu quả thẩm mĩ nhất định cho tác phẩm.

Nói tóm lại, sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và nghệ thuật, đã cho ra lò những trang văn nóng hổi, đầy rẫy những mặt trái, những điều khuất lấp của cuộc sống nhưng sâu xa hơn nữa vẫn là khát khao về hạnh phúc, tình yêu thương trong thời buổi kinh tế thị trường khi mà con người đang dần lãng quên và lướt qua nhau. Thế nên, Đi tìm nhân vật như mang nhiều cung bậc và sắc thái khác nhau của cuộc sống. Nhưng điều mà nhà văn muốn hướng con người tìm đến vẫn là giá trị “chân – thiện –mĩ” trong cuộc đời này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu sách:

1. Tạ Duy Anh (2008), Đi tìm nhân vật, Trò đùa của số phận, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, Đồng Nai.

2. Lại Nguyên Ân (2003), Từ điển 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc Gia

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu thuyết đi tìm nhân vật của tạ duy anh (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)