Kết cấu theo dòng ý thức

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu thuyết đi tìm nhân vật của tạ duy anh (Trang 57)

5 Phương pháp nghiên cứu

3.1.2 Kết cấu theo dòng ý thức

Kết cấu theo dòng ý thức là kiểu kếu cấu được xây dựng dựa trên dòng tư duy, ý thức của nhân vật. Mọi hình ảnh trong ký ức hay hiện tại đều xuất hiện một cách vô thức, đột ngột như những mảng rời rạc, chấp nối không theo một trật tự logic nào, không gian trong tác phẩm thường không xác định, thời gian chập chờn, bất định, cuộc sống chủ yếu hiện lên theo “dòng ý thức” của nhân vật. Vì thế, hiện thực cuộc sống như được hiện hữu trong những giấc mơ, những dòng hồi tưởng trong quá khứ xen lẫn hiện tại làm cho tiểu thuyết trở nên mờ nhòe, khó nhận biết.

Trong Đi tìm nhân vật, Tạ Duy Anh sử dụng kết cấu theo dòng ý thức như một thủ pháp đồng hiện, quá khứ và hiện tại như đang chồng chéo lên nhau tạo nên những dòng ý thức đứt nối, những tâm trạng mơ hồ, những liên tưởng bất chợt. Cũng như những suy nghĩ, những hồi tưởng bất chợt của nhân vật “tôi” hiện lên đứt nối nhưng liên tục như những dòng chảy miên man. Ở đây, nhân vật “tôi” nhớ về những khoảnh khắc trong quá khứ và kết hợp với những câu chuyện ở hiện tại và kể lại các sự kiện đã và đang xảy ra trong tác phẩm. Từ việc truy tìm nguyên nhân cái chết của thằng bé đánh giầy nhân vật “tôi” như lạc vào một xã hội xô bồ, hỗn tạp và cũng từ đó “tôi” miên man nhớ về những hồi ức trong tuổi thơ, nhớ về “hắn”, nhớ về mối thù truyền kiếp từ đời cụ nội, bị ám ảnh bởi oan hồn chim bồ câu và những tội lỗi mà anh đã gây ra với cô gái dở người: “Đột nhiên tôi nhớ tới một kỷ niệm từ thời thơ bé. Nỗi dày vò sau khi cô gái dở người dở điên dở dại bỏ đi từ trong sâu thẳm kí ức tôi nhoi lên như một con sâu. Hắn và bóng đêm tiền định với nỗi u ám của màu thời gian. Những lời hô

hào giả dối của tên độc tài trước đám đông không còn cá tính. Nàng Mona Liza trên bức tường nhiễm vi trùng gian mai… Những ý nghĩ, những ý nghĩ xảo quyệt, tìm đủ mọi cách để cắt nhỏ tôi ra. Tôi cảm nhận nó như một căn bệnh của thế kỉ: Bệnh nhiễu

tâm do bị ức chế bởi quá nhiều nỗi sợ và dục vọng” [1, tr. 313]. Ngay cả khi lang

thang trên hè phố và gặp một người đàn ông xa lạ, không quen biết cũng khiến nhân vật “tôi” liên tưởng về quá khứ và biết bao thứ khác: “Tôi chạy bộ trên hè phố… Chợt một người đàn ông ăn mặc lịch sự, trông rất quen đang đi về phía tôi. Tôi không sao nhớ ra ông ta là ai… Hình ảnh ông ta gắn với một cái gì đó thuộc về quá khứ, với chiến tranh, với thằng bé đánh giầy nào đó bị đâm chết, với kim Tự - tháp, với động vật hoang dã, với nụ cười nhợt nhạt, toe toét, nham hiểm, với ánh sáng và bóng tối…”

[1, tr. 316]. Tất cả hiện lên trong tâm trí của nhân vật “tôi” như một dòng chảy miên man, bất định. Chiến tranh, ngụt tù, áp chế cùng với định kiến, những mối thù truyền kiếp khiến nhân vật không thể nào thoát khỏi những dằn dặt, những day dứt trong quá khứ để rồi mọi thứ cứ như thế ám ảnh, làm cho nhân vật lúc nào cũng sống trong trạng thái hoang mang, sợ hãi nhưng nỗi ám ảnh lớn nhất vẫn là tình trạnh vong bản của con người.

Qua đó, chúng tôi nhận thấy, tiểu thuyết dòng ý thức thường xuất hiện ở ngôi thứ nhất và thể hiện qua độc thoại nội tâm của nhân vật. Chính vì thế, xuyên suốt trong tác phẩm Đi tìm nhân vật là những suy nghĩ, hồi tưởng của nhân vật “tôi”. Như khi nhân vật “tôi” rời khỏi nhà để đến nơi hẹn cùng Thảo Miên, trên đường đi nhân vật “tôi” đã không ngừng hồi tưởng và nhớ về những điều đã qua. Đó chính là những hồi tưởng về tiến sĩ N, về nhà văn Trần Bân với hành trình “đi tìm nhân vật” của ông… Tất cả những câu chuyện trong quá khứ cứ thế lần lượt hiện lên trong tâm khảm của nhân vật “tôi”, nó khiến cho nhân vật như đang chìm trong một ngỏ cụt, cảm thấy hoang mang như đang lạc vào cơn ác mộng không lối thoát, không hồi kết.

Qua thủ pháp dòng ý thức, người đọc có thể thấy được nội tâm sâu kín của nhân vật “tôi”, và từ đó nhận ra rằng, những giấc mơ, những dòng hồi tưởng về quá khứ và hiện tại đang pha trộn và xen lẫn trong nhân vật “tôi” không chỉ đơn thuần là những giấc mơ mà đó còn là nỗi sợ hãi về sự vong bản và đánh mất niềm tin, nguồn gốc của con người trong cuộc sống đương đại.

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu thuyết đi tìm nhân vật của tạ duy anh (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)