b. Giải pháp nâng cao công tác kế toán NVL,CCDC tại công ty
SỔ DANH ĐIỂM VẬT LIỆU
liệu của loại vật liệu, nhóm vật liệu, chủng loại vật liệu. Chúng được chia thành tứng phần, mỗi nhóm vật liệu được mã hóa theo số liệu riêng (mã vật tư)
Cách mã hóa danh điểm vật tư phổ biến là kết hợp giữa số liệu TK và việc phân chia cho mỗi loại được đánh số liên tục theo quy ước của loại đó. Sổ danh điểm được mở thống nhất trong phạm vi toàn doanh nghiệp nhằm các bộ phân trong doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ và thống nhất trong công tác quản lý vật liệu. Cụ thể như sau:
Đối với việc xây dựng bộ mã vật tư: Có thể được xây dựng trên cơ sở số hiệu hoặc các tài khoản cấp hai:
Loại Mã số
Nguyên vật liệu chính 152.1
Vật liệu phụ 152.2
Nhiên liệu 152.3
Phụ tùng thay thế 152.4
Phế liệu thu hồi 152.5
Vật liệu khác 152.8
Trong mỗi loại vật liệu ta phân thành các nhóm và lập mã số cho từng nhóm. Khi đánh số danh điểm vật liệu cho tứng loại ta đánh 152.1, 152.2…là vật liệu chính, vật liệu phụ… cách đánh này giúp ta dễ nhận biết từng loại nguyên vật liệu, đồng thời tên danh điểm cũng phù hợp với chế độ quy định. Trong các loại vật liệu ta tiếp tục đánh 152.1-1, 152.2-2.. cho tứng nhóm vật liệu tương ứng. Sau đó trong các nhóm lại tiếp tục đánh 152.1-1-01, 152.2-1-01 cho từng thứ vật liệu. Sổ danh điểm theo mẫu sau:
TK 152.1: Nguyên vật liệu chính
TT Danh điểm Tên vật tư Đơn vị
tính Nhóm Danh điểm 1 152.1-1 NVL ở kho A 152.1-1-01 Thép Φ10 Kg 152.1-1-02 Thép Φ12 Kg … … 2 152.1-2 NVL ở kho B 152.1-2-01 Xi măng Kg Lô 300 Lô 400 … …
- Định mức dự trữ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Công ty nên ban hành quy chế về định mức và hạn mức vật tư để tạo điều kiện cho bộ phận sản xuất, kỹ thuật chủ động lập kế hoạch thu mua và cung cấp vật tư kịp thời. Trên cơ sở đó giúp cho người quản lý quan sát được việc sử dụng vật tư cho các bộ phận sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư.
- Phương pháp tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Công ty tính giá xuất kho theo phương pháp thực tế đích danh, phương pháp này tuy đơn giản, dễ làm nhưng khối lượng công việc tính toán nhiều, phụ thuộc vào số lần nhập, xuất. Công ty có thể sử dụng phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập, theo phương pháp này tại thời điểm xuất kho kế toán tính ngay được giá trị NVL, CCDC xuất kho, công việc của kế toán cũng được san đều trong tháng.
- Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ: Kế toán chi tiết nguyên vật liệu ở Công ty hiện đang áp dụng là phương pháp ghi thẻ song song, việc áp dụng phương pháp này phù hợp với điều kiện thực tế của công ty vì phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, đối chiếu. Tuy nhiên sử dụng phương pháp này cũng có nhược điểm là việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn có sự trùng lặp về chỉ tiêu số lượng. Mặt khác việc kiểm tra, đối chiếu chủ yếu được tiến hành vào cuối quí nên hạn chế chức năng kiểm tra kịp thời của kế toán. Để khắc phục nhược điểm này thì giữa thủ kho và phòng kế toán phải tiến hành
kiểm tra, đối chiếu sổ sách một cách thường xuyên (có thể sau mỗi lần nhập phiếu 2 hoặc 3 ngày) để có thể phát hiện sai sót và có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Hiện đại hóa công tác kế toán: Áp dụng kế toán máy trong kế toán để có thể nắm bắt được những thông tin nhạy bén, kịp thời nhằm đưa ra những quyết định chính xác, hợp lý. Sử dụng kế toán máy giảm bớt số lượng sổ sách kế toán, công tác kế toán hạch toán nhanh hơn, chính xác hơn.
- Việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng thứ vật liệu và được thực hiện thống nhất trong doanh nghiệp.
- Việc lập dự phòng được thực hiện vào cuối niên độ kế toán (31/12/N) và dự phòng cho từng thứ, từng loại vật tư nếu có bằng chứng đáng tin cậy về sự giảm giá có thể xảy ra.
- Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá gốc của vật tư tồn kho.
- Chỉ dự phòng cho những vật tư tồn kho thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp khi giá trị thị trường của các loại vật tư đó thấp hơn giá ghi trên sổ kế toán.
- Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của vật tư tồn kho phải dựa trên bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính.
- Nguyên liệu, vật liệu dự trữ để sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩm không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp phần cấu tạo nên được bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất sản phẩm.
- Doanh nghiệp phải lập hội đồng để thẩm định mức độ giảm giá vật tư tồn kho.
- Mức dự phòng được xác định theo công thức sau:
Mức dự phòng giảm giá vật tư cho năm kế
hoạch
=
Số lượng vật tư tồn kho có giảm
giá tại ngày 31/12 x Giá ghi trên sổ kế toán - Giá thực tế trên thị trường ngày 31/12 - Phương pháp hạch toán:
+ Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý) khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tông kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập lần đầu tiên:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán (chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho) Có TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
+ Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý) tiếp theo:
Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn được ghi:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán (chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho) Có TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng đã lập ở cuối kỳ kế toán nãm trýớc thì số chênh lệch được hoàn nhập:
Nợ TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Có TK 632: Giá vốn hàng bán
KẾT LUẬN
Hiện nay trong nền kinh tế thị trường vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp chính là lợi nhuận. Để đạt được lợi nhuận một cách tối đa thì một trong những biện pháp cơ bản nhất là hạ thấp chi phí sẽ làm hạ thấp giá thành sản phẩm. Cũng như các doanh nghiệp khác, chi phí NVL, CCDC trực tiếp tại Công ty cổ phần đầu tư và sản xuất xây dựng Thăng Long chiếm tỷ trọng giá thành sản phẩm của công ty. Vì vậy, công tác tổ chức quản lý NVL, CCDC là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý, nếu sử dụng tốt sẽ góp phần tiết kiệm chi phí vật liệu, sử dụng hợp lý và hiệu quả dẫn đến giảm giá thành sản phẩm, đảm bảo chất lượng và tăng lợi nhuận cho Công ty.
Nhận thức được vai trò quan trọng đó, trong bài Khóa luận tốt nghiệp của mình em đã đi sâu nghiên cứu, khái quát, mô tả và phân tích thực trạng quá công tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty cổ phần đầu tư và sản xuất xây dựng Thăng Long. Đồng thời em cũng mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị riêng hy vọng sẽ được góp phần nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện công tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty.
Tuy nhiên do thời gian thực tập có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế bài Khóa luận tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót khiếm khuyết nhất định. Chính vì vậy, em rất mong sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô và toàn thể các bạn để những kiến nghị trên có ý nghĩa thiết thực hơn.