- Về công tác phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Do đặc điểm nguyên vật liệu ở công ty bao gồm nhiều thứ, nhiều chủng loại quy cách, chất lượng khác nhau chẳng hạn như: thép có nhiều loại, kích cỡ khác nhau, loại tính theo cây, loại tính theo kg. Xong công ty chỉ có “mục lục vật tư’’ mà chưa có “Sổ danh điểm vật tư” chưa có “ mã số’’ cho từng loại nên chưa thể theo dõi trên máy vi tính.
- Về định mức dự trữ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Công ty chưa xây dựng tồn kho tối đa và tối thiểu cho các loại vât tư mà căn cứ vào kế hoạch sản xuất, nhu cầu thực tế của phân xưởng sẽ thu mua vật tư đáp ứng nhu cầu sản xuất. Như vậy giá cả vật tư biến động thì công ty sẽ gặp nhiều rủi do trong kinh doanh như: Nếu công ty để tồn kho một loại vật tư nào đó với khối lượng lớn khi giá vật tư này trên thị trường giảm xuống công ty sẽ mất cơ hội sử dụng nguồn vật tư giá rẻ. Ngược lại, nếu số lượng tồn kho ít khi giá vật tư tăng lên, công ty sẽ bỏ ra một khoản tiền lớn hơn để mua vật tư. Như vậy cả hai trường trên đều làm tăng chi phí sử dụng NVL, CCDC trong sản xuất, từ đó làm tăng giá thành sản phẩm ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty.
- Phương pháp tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho: Công ty tính giá NVL, CCDC theo phương pháp thực tế đích danh nên khối lượng hạch toán
chi tiết NVL, CCDC nhiều, việc xuất kho phụ thuộc nhiều vào số lần nhập, xuất của từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
- Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Hiện nay Công ty đang sử dụng phương pháp kế toán chi tiết thẻ song song. Phương pháp này có nhược điểm là có sự trùng lặp về chỉ tiêu số lượng giữa kho và phòng kế toán. Mặt khác làm hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán do việc kiểm tra và đối chiếu chủ yếu được tiến hành vào cuối tháng.
- Toàn bộ công tác kế toán trong công ty đều làm thủ công mà chưa áp dụng phần mềm kế toán. Nên khối lượng công việc rất nhiều và đòi hỏi người làm kế toán phải thường xuyên tính toán, chưa đẩy nhanh được tiến độ công việc. Đến kỳ kế toán còn phải thuê kế toán ngoài.
- Sự biến động về giá cả các loại vật liệu trên thị trường cũng ảnh hưởng đến doanh nghiệp, tuân thủ theo nguyên tắc thận trọng trong kế toán thì việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho vật liệu, CCDC ở doanh nghiệp mỗi niên độ kế toán là rất cần thiết. Vì vậy doanh nghiệp có thể nghiên cứu xem xét để có thể lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo đúng quy định.
3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu vàcông cụ dụng cụ tại Công ty công cụ dụng cụ tại Công ty
Mặc dù có rất nhiều văn bản và chế độ qui định về công tác kế toán nhưng mỗi doanh nghiệp có quyền áp dụng linh hoạt sao cho phù hợp với đặc trưng của mình trong điều kiện là đúng đường lối và đem lại quyền lợi cho người lao động, cho doanh nghiệp và cho xã hội.
Xuất phát từ những vấn đề còn tồn tại trên, để đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả của công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư và sản xuất xây dựng Thăng Long em đã tìm hiểu đi sâu nghiên cứu thực tế tại công ty, em xin đưa ra một số ý kiến chủ quan của mình nhằm góp phần hoàn thiện hơn công tác tổ chức hạch toán NVL, CCDC tại công ty.