Cách sử dụng hình ảnh trong thể loại hùng ca

Một phần của tài liệu cảm hứng trữ tình trong nhạc của văn cao (Trang 70)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2.2 Cách sử dụng hình ảnh trong thể loại hùng ca

Trong thể loại hùng ca, Văn Cao đã sử dụng nhiều hình ảnh có ý nghĩa giáo dục và tuyên truyền tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc:

“Anh em ta ơ hò dô ta ghi nhớ hịch truyền đêm nao

Anh em ta ơ hò dô ta ghi nhớ nguyền quyết thắng

(Hò kéo gỗ Bạch Đằng Giang)

Lời “hịch truyền” và “lời nguyền quyết thắng” mang một ý nghĩa to lớn đối với những thế hệ hôm nay, đó là lời tuyên ngôn độc lập lâu bền của đất nước sau này, là khẳng định chủ quyền thiêng liêng mà biết bao thế hệ con người Việt Nam phải gìn giữ lấy. Trong ca khúc này, tác giả đã khéo léo sử dụng hình ảnh để nhắc nhở thế hệ hôm nay phải trân trọng và tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc.

“Ơi Thăng Long! Thăng Long! Ơi Thăng Long ngày nay Xây đắp dưới vinh quang bằng chí khí anh hùng

Gần xa hò hét:

Thăng Long! Thăng Long! Thăng Long”

(Thăng Long hành khúc ca) Xuyên suốt ca khúc, nhạc sĩ Văn Cao sử dụng khá nhiều hình ảnh “Thăng Long” – thủ đô trong một khoảng thời gian dài của Đại Việt. Chính việc sử dụng

hình ảnh này như một lời khẳng định, Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội sẽ mãi là thủ đô lâu dài của đất nước mà không một thế lực nào có thể nào xâm chiếm được.

“Dòng máu ái quốc lưu truyền trong bao đấng hùng ……….

Máu đào đồng bào kết hòa cùng máu quốc kỳ” (Gò Đống Đa)

Đất nước Việt Nam đã trải qua biết bao nhiêu cuộc chiến tranh từ bọn xâm lược phương Bắc đến phương Tây nhưng tinh thần yêu nước bất khuất luôn tồn tại trong tâm thức của mỗi người con đất Việt. Truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc đã được nhạc sĩ Văn Cao khắc họa một cách rõ nét qua những hình ảnh bi hùng về lịch sử đã qua. Đó là hình ảnh của “dòng máu đào” đang chảy trong mỗi người con đất Việt. Hình ảnh ấy như nhắn gửi đến những thế hệ mai sau hãy giữ gìn hòa bình và viết tiếp những trang sử vàng son của dân tộc, như một lời khẳng định đanh thép sự hòa bình của dân tộc là sự kết tinh của máu xương của biết bao thế hệ, đã tô thắm màu cờ Tổ quốc.

Nối tiếp những thành công của những ca khúc ca ngợi những chiến công lẫy lừng của lịch sử Việt Nam, Văn Cao tiếp tục mang đến người nghe những ca khúc ca khúc ca ngợi hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc Việt Nam. Những lời ca, những hình ảnh trong bài hát nhưng gợi nhắc chúng ta về khí thế hào hùng của thời “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước; mà lòng phơi phới dậy tương lai”(Tố Hữu). Những ca khúc trong giai đoạn này thường có cách thể hiện hiện đại, đạt đến đỉnh cao của thể loại hùng ca.

Những ca khúc mà Văn Cao viết trong giai đoạn này thường có tiết tấu nhanh, mạnh và có đôi lúc phá vỡ những quy tắc trong việc thể hiện giai điệu, chính vì thế những hình ảnh trong những bài hát này thường rất mạnh mẽ, sinh động và vô cùng đanh thép và thể hiện được tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc.

Chiến công đầu tiên của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã được nhạc sĩ khắc họa một cách rõ nét qua từng hình ảnh trong Bắc Sơn:

“Bắc Sơn! Đây hố mồ chôn

Rừng núi ngân tiếng hú căm hờn

Từng xác ngập đất máu xương Nhà đốt, cầm giáo cầm súng Dân quân vùng ra sa trường

...

Gươm đao chung sức phá xiềng, chặt gông

(Bắc Sơn)

Những hình ảnh ấy đã thể hiện được tinh thần đấu tranh của nhân dân ta, đó là “tiếng hú căm hờn” phá tan mọi áp bức, xiềng xích nô lệ đối với nhân dân,

những“xác giặc giày xéo, ngập đất máu xương”, những“mái nhà bị đốt” hay

những người dân “cầm giáo, cầm súng vùng ra sa trường, phá xiềng, chặt gông”. Xuyên suốt ca khúc ấy, một bức tranh toàn cảnh chiến tranh, của tinh thần đấu tranh của dân tộc Đối với Văn Cao, ông hiểu rõ âm nhạc chính là một vũ khí hữu hiệu để kháng chiến, chính vì vậy trái ngược hoàn toàn so với những ca khúc tình ca lãng mạn ông mang đến những bài hùng ca một màu sắc mạnh mẽ với những hình ảnh đều mang tính tạo hình, đầy đủ âm thanh và màu sắc.

Không dừng lại đó trong ca khúc Chiến sĩ Việt Nam, nhạc sĩ còn sử dụng khá nhiều những hình ảnh mang tính triết lý, thể hiện một cách rõ nét đặc trưng của người chiến sĩ Việt Nam, quyết không ngại hy sinh gian khổ.

“Sống thác coi thường

Mong xác trong da ngựa bọc thân thể trai” (Chiến sĩ Việt Nam)

Những hình ảnh “sống thác coi thường, mong xác bọc trong da ngựa” làm chúng ta liên tưởng đến tinh thần của tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

“mong da này bọc trong da ngựa ta cũng cam lòng”. Tuy là những hình ảnh tượng

trưng nhưng nó mang một ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc cổ vũ tinh thần đấu tranh của người lính Việt Nam. Các anh đã hy sinh cho dân, cho nước là điều rất nên làm, đó chính là nghĩa vụ và trách niệm của người nam nhi đối với sự nghiệp lớn lao của đất nước. Trải qua biết bao biến cố của thời gian nhưng truyền thống ấy vẫn được phát huy trong lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam.

Hình ảnh của những chiến sĩ hải quân, không quân đi vào trong sáng tác của Văn Cao như những người anh hùng của thế kỷ XX. Những hình ảnh tuyệt đẹp mang màu sắc bi tráng đã tạo nên cho hai ca khúc này sự hào hùng và tự hào về truyền thống đấu tranh của người chiến sĩ Việt Nam.

“Ta là đàn chim bay trên cao xanh

Đôi cánh tung hoành vượt trên mây xanh Ta là tinh cầu bay trong đêm trăng

Đây đó hồn nước ơi!

Không quân Việt Nam vút trên ngàn mây gió”

(Không quân Việt Nam)

Người lính không quân Việt Nam được nhạc sĩ Văn Cao so sánh với những hình ảnh của những cánh chim, những tinh cầu mạnh mẽ “ta là đàn chim” “đôi cánh tung hoành vượt trên mây xanh”, “ta là tinh cầu bay trong đêm trăng” đó chính là ước mơ và là niềm khát khao của tác giả muốn gửi gắm đến những người lính không quân Việt Nam, hãy mạnh mẽ và kiên cường, vượt qua biết bao những gian khó để giành chiến thắng cho quê hương, hình ảnh của những chàng lính không quân Việt Nam sẽ được “vút bay theo ngàn mây gió”. Những hình ảnh ấy

cho người nghe liên tưởng đến những chiến sĩ không quân thật dũng cảm, hiên ngang, có khí phách và nguyện một lòng đấu tranh vì nước, vì dân.

Trong Hải quân Việt Nam, hình ảnh của người lính Hải quân cũng hiện ra

thật đẹp và kiêu hùng:

“Ra đi không vương thê nhi ...

Sống trên ngàn trùng sóng Thân phơi trên Nam Băng Dương

...

Đoàn chúng ta chí tang bồng bốn phương Thi gan trong cơn phong ba

……….

Đời khát máu, khát gió mới”

(Hải quân Việt Nam)

Những hình ảnh mang ý nghĩa tuyên truyền cao như “ra đi không vương thê

nhi, sống trên ngàn trùng sóng, thân phơi ngoài Nam Băng Dương, chí tang bồng, thi trong phong ba,” đó là hình ảnh của thể hiện được ý chí của người lính hải quân,

một khi ra đi thì những chuyện nhỏ nhặt ở gia đình không vương vấn nữa, các anh hướng đến một mục tiêu chung là bảo vệ Tổ Quốc, thân thể người chiến sĩ sẽ nguyện dâng trọn cho từng tất biển quê hương. Tiếp theo sau đó là hai hình ảnh

“hồn Yết Kiêu, máu sông Bạch Đằng” như gợi nhắc những truyền thống hào hùng

của lịch sử Việt Nam, đó là anh hùng Yết Kiêu dũng cảm và mưu trí đục thuyền của giặc, hay là cuộc thủy chiến lẫy lừng trên sông Bạch Đằng tiêu diệt giặc phương Bắc. Trong từng hình ảnh trong tác phẩm luôn gợi nhắc người nghe về ý thức về chủ quyền và việc bảo vệ từng tấc biển cho dù kẻ thù có nguy hiểm đến đâu thì tinh thần đấu tranh của nhân dân ta vẫn luôn quật cường chống lại.

Viết về đề tài kháng chiến, nhưng những ca khúc của Văn Cao luôn ẩn chứa trong đó là một tình yêu quê hương sâu sắc của tác giả. Ba ca khúc Làng tôi, Ngày

mùa và Sông Lô chính là những minh chứng cho điều đó. Vẻ đẹp của làng quê,

cảnh đẹp thiên nhiên Việt Nam được tác giả một khắc họa một cách sinh động qua từng hình ảnh:

“Làng tôi xanh bóng tre Từng tiếng chuông ban chiều

………..

Bóng cau với con thuyền, một dòng sông” (Làng tôi)

Hình ảnh làng quê Việt Nam trước cuộc chiến tranh thật êm đềm và hạnh phúc với “bóng tre” xanh,“tiếng chuông ban chiều” ngân vang khi bóng chiều

buông xuống, hay đó là “bóng cau”, “con thuyền” và “một dòng sông” trôi êm ã.

Những hình ảnh rất đổi bình dị và gắn liền với tuổi thơ của mỗi con đất Việt. Hình ảnh ngày mùa trong ca khúc của Văn Cao thật nhiều màu sắc và âm thanh:

“Ngày mùa vui thôn trang

Lúa reo như hát mừng Khi mùa vàng thôn quê

……….

Lúa lúa vàng đồng lúa bát ngát trời Bao tay liềm từng nhánh lúa thơm rơi (Ngày mùa)

Hình ảnh ngày mùa gặt lúa với cánh đồng “vàng” tươi, âm thanh vui tai của của “lúa reo” và những “tay liềm” thoăn thoắt, tất cả tạo nên một bức tranh về một vụ mùa bội thu với những người nông dân hăng say lao động. Có thể nói rằng, Văn cao không chỉ ca ngợi cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc nhưng nhạc sĩ cũng không quên tự hào về những cảnh đẹp thiên nhiên của làng quê Việt Nam qua những bản hùng ca của mình

“Sông Lô sông ngàn Việt Bắc bãi dài ngô lau núi rừng âm u Thu ru bến sóng vàng từng nhà mờ biếc chìm màu khói thu”

(Sông Lô)

Những hình ảnh quen thuộc “bãi dài ngô lau núi rừng âm u, nhà mờ biếc chìm vào màu khói thu” tạo ra một bức tranh phong cảnh của dòng sông Lô thật

hùng vĩ và mênh mông. Tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc, sự cảm nhận tinh tế của tác giả về cảnh vật, đất trời đã giúp cho người nghệ sĩ tài hoa ấy viết nên những hình ảnh mộc mạc nhưng rất đổi tự hào về cảnh đẹp của quê hương.

Nhưng rồi những cảnh đẹp của quê hương lại bị những tàn phá trước gót giày của bọn thực dân xâm lược, những hình ảnh thanh bình không còn nữa mà thay vào đó là những hình ảnh đau thương, mất mát được nhạc sĩ khắc họa một cách rõ nét:

“Đường ngập bao xương máu tơi bời

Đồng không nhà trống tan hoang

Chiều khi giặc Pháp qua,

Chiều vắng tiếng chuông ngân Phá tan nhà thờ xưa

Rừng chiều nhớ cánh đồng chiều xưa Từ xa quê trông lớp cây già, Làng quê còn thấy buồn đau” (Làng tôi)

Không còn là những hình ảnh của quê hương xinh đẹp, Văn Cao đã sử dụng sử dụng những hình ảnh mang tính chất đối lập ở đoạn sau để bật lên những tội ác mà bọn thực dân đã gây ra đối với đồng bào ta đó là hình ảnh đau thương của“Đường ngập bao xương máu, đồng không nhà trống, chiều vắng tiếng chuông

ngân, phá tan nhà thờ, rừng chiều nhớ cánh đồng, làng quê còn thấy buồn đau”,

những hình ảnh ấy đả vẽ nên một bức tranh chân thực về thực tại chiến tranh của đất nước, hàng triệu đồng bào phải chết, hàng tấn bom mìn đã rải xuống đất nước gây tan thương biết bao thế hệ, hủy hoại cảnh. Văn Cao đã khắc họa rõ nét những nỗi đau thương mà người dân đang phải gánh chịu, nhưng đối với người Việt Nam sẽ không bao giờ chịu khuất phục trước bọn bạo tàn, họ đứng lên để đấu tranh giải phóng quê hương, giải phóng khỏi tù đầy nô lệ:

“Làng tôi theo đoàn quân du kích

Cướp ngay súng quân thù trả thù xưa

………

Dân tưng bừng chặt che phá cầu Cùng lập chiến lũy đào hào sâu” (Làng tôi)

Không chịu đầu hàng trước bọn tham tàn, những dân làng trong ca khúc

Làng tôi đã đứng lên “cướp súng quân thù”, “chặt che phá cầu”, “lập chiến lũy hào sâu”, những hình ảnh ấy gợi cho người nghe một không khí chiến đấu như vũ

bão. Hình ảnh người chiến sĩ pháo binh sông Lô cùng nhân dân lập chiến công vang dội, được nhạc sĩ Văn Cao khắc họa bằng những hình ảnh sống động:

“Trên sóng nước biết trôi đầy sông bao đám xác thù ...

Thay giặc trôi trở về ngập bờ

...

Chiến sĩ sông Lô oai hùng đấu tranh gặp nhiều vạn sóng Thây giặc nát tan trong tâm can toàn dân”

(Sông Lô)

Không khí chiến đấu hừng hực như đang hiện trước mắt của người nghe, đó là những hình ảnh thất bại thảm hại của bọn giặc“trôi đầy sông bao đám xác thù”,

“thay giặc trôi trở về ngập bờ”, “thay giặc nát tan”, trong khi đó khí thế chiến đấu

của ta thật hào hùng “sóng ầm vang tiếng súng trái phá” cùng với hình ảnh người lính sông Lô“chiến sĩ sông Lô oai hùng đấu tranh gặp nhiều vạn sóng”. Việc sử dụng những hình ảnh ấy đã góp phần nêu cao tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta, khẳng định chắc chắn một điều rằng cho dù kẻ thù có mạnh đến đâu nhưng bằng tinh thần và sự đoàn kết dân tộc thì dân tộc Việt Nam đều giành chiến thắng. Văn Cao đã mượn âm nhạc để truyền tải những thông điệp về lòng yêu nước qua những sáng tác của mình, những hình ảnh trong ca khúc ấy đều mang một đều ẩn chứa trong đó một tình yêu nước thiết tha của tác giả.

Gạt bỏ đi những đau thương, của chiến tranh nhân dân ta lại hướng đến một ngày mai với niềm tin với những hình ảnh lạc quan vì một ngày mai tươi sáng:

“Giặc chưa tan chiến đấu không thôi

Đồng quê chào đón ngày mai” (Làng tôi)

Trải qua biết bao những nghịch cảnh của chiến tranh, giờ đây những người dân tự tin chào đón một tương lai tươi sáng, với niềm tin vào cuộc sống với hình ảnh: “Đồng quê chào đón ngày mai”, một ngày mai của hòa bình và hạnh phúc.

“Vui hát ca hòa vui hát ca dân vui nắng như chim xuân thấy mùa ...

Vui hát ca hòa vui hát ca hòa những lưới mắc, ta vui khoan cá đầy” (Sông Lô)

Niềm tin về tương lai tươi sáng luôn nằm trong suy nghĩ của Văn Cao, chính vì thế chúng ta thường bắt gặp trong ca khúc của ông. Những hình ảnh “dân vui

nét nhất niềm vui, niềm phấn khởi của nhân dân ta khi lần đầu tiên được hưởng trọn hòa bình. Cảm hứng trữ tình trong sáng tác đã ảnh hưởng ít nhiều đến việc lựa chọn hình ảnh trong sáng tác của nhạc sĩ.

Đối với Văn Cao, niềm tự hào về lịch sử vẻ vang của dân tộc đã thôi thúc ông sáng tác nên những bản hùng ca để ca ngợi công lao to lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già của dân tộc Việt Nam. Những hình ảnh trong ca khúc Ca ngợi Hồ

Chủ Tịch chứa đựng biết bao tình cảm của tác giả đối với vị lảnh tụ vĩ đại của dân

tộc:

“Cụ Hồ Chí Minh ánh dương vào trong ngục tù ...

Cụ Hồ Chí Minh, đế quốc tan tành hết với sức dân trào cuốn ...

Cụ Hồ Chí Minh, ý muôn người trong một người

Tên quê hương đất nước Bắc Nam”

(Ca ngợi Hồ Chủ Tịch)

Với tiết tấu mạnh mẽ, oai hùng cùng với việc sử dụng những hình ảnh so sánh tương đồng “Cụ Hồ Chí Minh ánh dương vào trong ngục tù”, Bác chính là

vầng thái dương soi sáng cho con đường cách mạng của Việt Nam. Những lời chỉ dạy của Bác chính là động lực giúp cho dân tộc Việt Nam giành được chiến thắng

“đế quốc tan tành hết với sức dân trào cuốn”, mọi tư tưởng của Bác đã tạo ra một

khối đại đoàn kết dân tộc rồi quét sạch bọn giặc thù, để rồi Bác trở thành một biểu tượng, một đại diện cho nguyện vọng cho cả dân tộc “ý muôn người trong một người”. Những hình ảnh so sánh ấy xuất phát từ tình cảm và sự kính trọng đối với

Một phần của tài liệu cảm hứng trữ tình trong nhạc của văn cao (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)