Cách sử dụng hình ảnh trong thể loại tình ca

Một phần của tài liệu cảm hứng trữ tình trong nhạc của văn cao (Trang 61)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1Cách sử dụng hình ảnh trong thể loại tình ca

Tuy là ca khúc đầu tiên sáng tác nhưng dường như Văn Cao đã ý thức được việc sử dụng hình ảnh giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành nên một tác phẩm có giá trị, chính vì thế xuyên suốt trong tác phẩm này, chúng ta bắt gặp khá nhiều những hình ảnh đẹp. Hình ảnh Buồn tàn thu và cũng là tựa đề của bài hát đã để lại trong lòng người nghe nhiều suy nghĩ vì tính lãng mạn và giàu ý nghĩa tượng trưng.

Mùa thu được xem là mùa của sự chuyển giao, nó thường gợi cho con người vẻ trầm mặc, suy tư, một nỗi buồn man mác, chính vì thế Văn Cao đã mạnh dạn kết tính từ “buồn” kết hợp với từ ghép “tàn thu” để tạo nên một hình ảnh đẹp trong âm nhạc. Hình ảnh Buồn tàn thu gợi cho chúng ta một nỗi buồn héo hắt, khắc khoải và

không còn hy vọng, hình ảnh ấy phản ánh một cách chân thật và giàu cảm xúc nỗi buồn của người chinh phụ trong tác phẩm.

Qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng ở giai đoạn đầu những sáng tác nhạc của nhạc sĩ Văn Cao thường mang dáng dấp của Đường thi trong việc sử dụng hình ảnh.

Em ngồi đan áo

Lòng buồn vương vấn em thương nhớ chàng ………..

Nhờ bóng chim uyên nhờ gió đưa duyên

(Buồn tàn thu)

Xuyên suốt tác phẩm tác giả đã sử dụng hình ảnh người thiếu nữ “đan áo” chờ người yêu, gợi cho người nghe những cảm giác từng phút, từng giây nàng luôn nhớ về chàng, ngoài ra, hình ảnh chiếc áo tượng trưng cho tình yêu bền chặt. Hình ảnh “chim uyên nhờ gió đưa duyên” trong Buồn tàn thu đã vẽ lên trước mắt người

nghe một bức tranh đậm chất cổ điển phương Đông, hình ảnh ấy tượng trưng cho tình yêu của người phụ nữ luôn khát khao được yêu thương, luôn ngày đêm mong chờ người yêu quay trở lại. Buồn tàn thu mang dáng dấp của những tác phẩm của văn học trung đại, với nội dung xoay quanh chủ đề về thân phận của người phụ nữ nhưng nhìn chung tất cả các tác phẩm ấy là niềm đồng cảm sâu sắc của tác giả đối với người phụ nữ trong xã hội. Nhạc sĩ Văn Cao đã kế thừa và phát huy cảm hứng trữ tình ở giai đoạn trước để từ đó có cách thể hiện riêng, mang đậm dấu ấn của mình.

Sau sự thành công của Buồn tàn thu, ông đã cho ra đời hai tác phẩm khác

viết về mùa thu là Thu cô liêu và Suối mơ với điệu Valse nhẹ nhàng sâu lắng cùng những hình ảnh đẹp, hai tác phẩm đã gợi cho người nghe một bức tranh thu lãng mạn và tuyệt đẹp. Tuy giai điệu của các ca khúc này đã có phần đổi mới hơn so với giai đoạn trước nhưng dường như trong hai tác phẩm này trong cách thể hiện vẫn còn mang dáng dấp của giai đoạn văn học trung đại Việt Nam khi hình ảnh trong tác phẩm vẫn còn mang đậm tính tượng trưng, ước lệ.

Trong những lời hát đầu tiên trong bài Thu cô liêu, chúng ta sẽ bắt gặp

những hình ảnh vô cùng độc đáo:

“Thu cô liêu, tịch liêu

Cô thôn chiều ta yêu thu, yêu mùa thu”

(Thu cô liêu)

Hình ảnh “Thu cô liêu” đã gợi cho người nghe nhiều suy nghĩ. Như chúng ta đã biết mùa thu thường gợi cho con người một buồn vô hình và khi được kết hợp cùng với từ “cô liêu” ở phía sau càng làm cho nỗi buồn ấy ngày càng cô đơn hơn

nữa. Qua bàn tay của người nhạc sĩ Văn Cao một ca khúc về mùa thu giống như một bài thơ thật giàu ý nghĩa biểu cảm:

“Thu cô liêu, tịch liêu

Cô thôn chiều ta yêu thu, yêu mùa thu (Thu cô liêu)

Hình ảnh “cô thôn chiều” làm chúng tôi liên tưởng đến hai câu thơ trong bài thơ Mộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

“Uyển điệu quy lâm tầm túc thụ Cô vân mạn mạn độ thiên không”

(Mộ)

Hình ảnh của “cô vân” là những đám mây lang thang, cô độc đang lững lờ

trôi giữa khoảng không vũ trụ bao la như chính tâm trạng của người tù cách mạng. Trong Thu cô liêu, chúng ta bắt gặp một hình ảnh “cô thôn chiều” thật đẹp, đó là hình ảnh của một thôn xóm nghèo cô đơn, vắng lặng đang chìm vào cảnh hoàng hôn, việc hình ảnh này xuất hiện trong đầu bài hát đã góp tạo nên một bức tranh thu mang một nỗi buồn man mát và thật nhẹ nhàng như chính tâm trạng của người sáng tác nên ca khúc.

Ngoài hình ảnh “cô thôn chiều”, Văn Cao tiếp tục gửi đến người thưởng

thức những hình ảnh về mùa thu hết sức êm đềm, thể hiện sự nhạy cảm của nhạc sĩ trước những biến đổi của thiên nhiên và đất trời:

Một chiều êm nghe gió thu xưa bao êm đềm

Một chiều êm, một chiều êm” (Thu cô liêu)

Hình ảnh “sương ấp lạnh non hương cứng lá” gợi cho người nghe sự cảm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhận tinh tề về vẻ đẹp của mùa thu, hình ảnh của những màn sương thu e ấp đọng lại trên những cành khô rụng lá để chuẩn bị cho sự chuyển giao sang mùa đông giá lạnh. Nhạc sĩ Văn Cao tiếp tục khẳng định tài năng khi thể hiện sự nhạy cảm của mình trước những thay đổi của tự nhiên, hình ảnh “nghe gió biết thu sang” và “một

chiều êm” đã nói lên điều đó, một khung cảnh êm đềm của mùa thu đã được Văn

Cao gửi gắm trong từng nốt nhạc, những hình ảnh nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần sâu lắng.

Nếu như, mùa thu trong sáng tác nhạc Văn Cao mang một nỗi buồn man mát như chính tâm trạng và cảnh vật của đất trời thì mùa xuân trong âm nhạc của Văn Cao lại mang một hơi hướng mới lạ thật dịu dàng, không ồn ào, náo nhiệt. Điều này sẽ được minh chứng khi chúng tôi khảo sát về hình ảnh mà tác giả sử dụng trong những sáng tác này.

Ca khúc Bến xuân đã mang đến cho người nghe một phút nao lòng về một mối tình đẹp nhưng dang vỡ. Từng hình ảnh trong ca khúc này đã diễn tả một cách chân thực về câu chuyện tình yêu ấy:

“Mắt em như dáng thuyền soi nước

Tà áo em rung trong gió nhẹ thẹn thùng ngoài bến xuân Sương mênh mông che lấp kín non xanh

Ôi cánh buồm nâu Còn trên lớp sóng xuân Ai tha hương nghe ríu rít oanh ca

Cánh nhạn vào mây thiết tha

Lưu luyến tình vừa qua”

(Bến Xuân)

Tình yêu là thế, nó thường mang cho con người những niềm hạnh phúc bất tận, phút rung động đầu đời của chàng trai đối với cô gái đã được nhạc sĩ miêu tả

một cách hết sức chân thực và giàu hình ảnh tượng trưng. Có thể nói rằng, hình ảnh

“bến xuân” được tác giả chọn lấy làm tựa đề và xuất hiện xuyên suốt trong tác

phẩm là biểu tượng cho một tình yêu tuyệt đẹp, đó là nơi đã minh chứng cho tình yêu của nhân vật trữ tình. Khi mới bước vào tình yêu, vạn vật xung quanh dường như đẹp hơn, vui hơn“mắt em như dáng thuyền soi nước, tà áo em rung trong gió

nhẹ thẹn thùng”, chính những hình ảnh ấy gợi cho người nghe chân dung của một

người phụ nữ tuyệt đẹp và nhẹ nhàng. Ngoài ra, tác giả còn miêu tả nơi ước hẹn của đôi tình nhân với những hình ảnh sinh động, nhiều màu sắc và âm thanh: “sương mênh mông, lớp sóng xuân, ríu rít oanh ca, cánh nhạn vào mây thiết tha”, dường

như, cảnh vật đang hòa vào hạnh phúc của đôi bạn trẻ. Điều đó chứng minh một điều rằng, Văn Cao đã thoát khỏi sự lệ thuộc trong việc sử dụng hình ảnh thường thấy trong âm nhạc, ông đã ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên như hòa vào vẻ đẹp của tình yêu đôi lứa.

Tuy nhiên, ở phần sau của tác phẩm, người nghe sẽ cảm thấy đau xót khi bến xuân ngày nào là nơi đã từng chứng kiến một mối tình hạnh phúc ấy thì giờ đây cũng là nơi chứng kiến sự tan vỡ của tình yêu. Nhạc sĩ đã sử dụng những hình ảnh đối lập để miêu tả sự chia ly trong tuyệt vọng:

“Bến nước tiêu điều còn hằn in nét đáng yêu ………..

Lệ mùa rơi lá chan hòa Chim reo thương nhớ

(Bến xuân)

Cũng giai điệu ấy nhưng từ phong cảnh tuyệt đẹp của mùa xuân năm trước thì giờ đây mùa xuân năm nay người du khách ngày nào đã phải bẻ bàng khi tình yêu ngày nào đã thật sự vỡ tan. Cũng trong đoạn hai của ca khúc này những hình ảnh buồn trong lời ca xuất hiện như: “Bến nước tiêu điều”,“lệ mùa rơi lá chan hòa,

chim reo thương nhớ”, gợi cho người nghe một tâm trạng não nùng của nhân vật trữ

tình khi có một tình yêu không trọn vẹn. Bến xuân đã từng là nơi chứng kiến hạnh phúc tình yêu của đôi bạn trẻ nhưng bây giờ cũng là nơi chứng kiến sự chia ly, hình

một cảm giác ngỡ ngàng không dám đối diện thực tế của chàng trai, đồng thời thể hiện cảnh vật thiên nhiên như đang đồng cảm với tâm trạng đó“chim reo thương

nhớ”, dường như tiếng chim ngày nào đã không còn vui như lúc trước, tiếng chim

bây giờ hót lên để thương nhớ cho mối tình tan vỡ. Việc sử dụng những hình ảnh này đã mang đến cho người thưởng thức một cảm nhận hết sức tinh tế, đó là sự khẳng định của tác giả khi miêu tả cảnh vật thiên nhiên như đang hòa trong nỗi buồn của nhân vật trữ tình. Điều này đã khẳng định tài năng của nhạc sĩ trước sự nhận thức sâu sắc chuyển biến tâm lý của con người.

Nghe Bến xuân khiến người nghe nhớ đến một câu chuyện tình đầy xúc động của Thôi Hộ trong Đề Đô Thành Nam Trang, với vườn đào xinh đẹp nhưng cũng đã chứng kiến một mối tình chia ly:

“Năm ngoái ngày này vẫn cửa trong Hoa đào mặt ngọc gợn ánh hồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặt người nay biết đi đâu vắng Chỉ thấy hoa đào cợt gió đông”

(Bản dịch Tản Đà)

Từ nội dung của bài thơ chúng ta có thể thấy rằng, dường như Văn Cao đã có sự tiếp nối và làm mới cảm hứng trữ tình trong những sáng tác của giai đoạn trước cùng với việc sử dụng những hình ảnh mang đậm tính chất lãng mạn. Tuy hai tác phẩm ra đời ở hai khoảng thời gian khác nhau và không cùng thể loại, tuy nhiên người thưởng thức vẫn thấy được mối quan hệ của nó, chính điều đó có thể thấy được rằng giữa âm nhạc và thơ ca có một sợi dây vô hình gắn kết chúng với nhau.

Tiếp nối dòng cảm xúc về những bản tình ca về mùa xuân, Văn Cao cho ra đời một Cung đàn xưa làm nao lòng người thưởng thức, đó là cung đàn của những hoài niệm đã qua:

“Hồn cầm phong sương hình dáng xuân tàn Ngày dần buông trôi sầu vắng cung đàn

……….. Ai oán khúc ca cầm châu rơi ………

Chiều năm xưa gót hài khai hoa,

Mắt huyền lưu xuân dáng hồng thơm hương

Chiều năm nay bóng người khơi thương Tiếng đàn gieo oan giấc mộng chàng Trương”

(Cung đàn xưa)

Mối tình tan vỡ của Cung đàn xưa đã để lại trong lòng người nghe những

điều suy nghĩ về cuộc đời và tình người với nhau. Lấy bối cảnh là một mùa xuân với những cung đàn réo rắt nhưng dường như trong từng lời ca và nốt nhạc gợi một chút luyến tiếc về một mối tình tan vỡ đã qua. Văn Cao đã chọn hình ảnh “xuân tàn” trong ca khúc này chính là một hình ảnh đẹp và thể hiện sự phá cách trong âm

nhạc, gợi cho người nghe một cảm giác như sắp xa lìa những niềm vui những mùa xuân vui. Tình yêu cũng vậy, nó cũng thường mang đến cho con người những niềm hạnh phúc dâng trào khi đang yêu nhau nhưng khi đã kết thúc thì mang đến trong lòng những người trong cuộc sự nuối tiếc vì những chuyện đã qua. Trong Cung đàn

xưa, Văn Cao đã lựa chọn khá nhiều hình ảnh đẹp như “khúc ca cầm châu rơi để

miêu tả tiếng đàn như những hạt ngọc sáng trong làm lay động lòng người thưởng thức. Những hình ảnh như “gót hài khai hoa, mắt huyền lưu xuân, dáng hồng thơm

hương” để miêu tả vẻ đẹp yêu kiều, sang trọng, quý phái của người phụ nữ.

Có thể nói rằng, những hình ảnh ấy do chịu phần nào tác động của cảm hứng trong sáng tác văn học, nghệ thuật trong giai đoạn đầu thế kỷ XX của Văn Cao. Gần cuối tác phẩm một hình ảnh để lại trong lòng người nghe nhiều suy nghĩ chính là

“giấc mộng chàng Trương”, tiếng sáo của Trương Chi tuyệt vời và lay động lòng

người nhưng phải chịu nhưng lại bị cuộc đời và người mình yêu chối bỏ, có phải chăng đó chính là nghịch cảnh mà nhạc sĩ Văn Cao phải đối mặt sau này

Trong Mùa xuân đầu tiên, Văn Cao đã lựa chọn rất nhiều hình ảnh đẹp

trong gợi cho người thưởng thức nhiều xúc động:

“Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên

Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh

Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông Một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông (Mùa xuân đầu tiên)

Sau bao nhiêu năm chờ đợi ngày đất nước hòa bình thì giờ đây niềm hạnh phúc như vỡ òa trong mùa xuân đầu tiên đất nước giành độc lập. Còn vui sướng nào hơn khi giờ đây đất nước sạch bóng quân thù, hình ảnh “Giọt nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh” là một hình ảnh đẹp, đó là giọt nước mắt của hạnh

phúc trong ngày đoàn tụ và mừng cho ngày đất nước được thống nhất. Trong khung cảnh mùa xuân tươi đẹp ấy vẫn xuất hiện những giọt nước mắt nhưng đau buồn cũng sẽ qua và tương lai tươi sáng đang chờ ta phía trước. Mùa xuân trong nhạc của Văn Cao giản dị và gần gũi như những làn “khói bay trên sông”, như tiếng “gà gáy

trưa bên sông”, khung cảnh thật êm đềm nhưng vô cùng sinh động, việc lựa chọn

những hình ảnh ấy đã giúp cho bức tranh về mùa xuân của ngày đầu giải phóng thật đẹp và vô cùng lãng mạn.

Mang màu sắc của chủ nghĩa lãng mạn, mang dáng dấp cổ xưa nên những hình ảnh trong Thiên Thai có những điểm hết sức khác biệt so với các tác phẩm âm nhạc khác. Hình ảnh trong ca khúc này gợi nhắc chúng ta về một thời đã xa khi con người luôn có những khát khao được một lần được đến với cõi tiên để quên đi những bộn bề của cuộc sống dương gian.

“Âm ba thoáng rung cánh đào rơi ……….. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bâng khuâng chèo khua nước Ngọc Tuyền Ai hát bên bờ Đào Nguyên

Thiên Thai chốn đây Hoa Xuân chưa gặp Bướm trần gian ………

Thiên tiên chúng em xin dâng hai chàng trái đào thơm

Khúc nghê thường này đều múa vui bầy tiên theo đàn

……….. Này khúc bồng lai

(Thiên Thai)

Những hình ảnh sinh động “cánh đào rơi”,“khua nước Ngọc Tuyền, bờ Đào

Nguyên, Hoa Xuân, bướm trần gian, trái Đào thơm, khúc ghê thường, khúc bồng lai,…” đã gợi nhắc người nghe những hình ảnh chốn Thiên Thai tuyệt đẹp, một

không gian yên bình, tràn đầy hạnh phúc. Có thể nói rằng, nhờ vào tình cảm chân thành mà Văn Cao mới có thể tạo nên những hình ảnh đẹp đến như vậy. Hình ảnh trong âm nhạc Văn Cao không nằm bó hẹp trong một khuôn khổ nào hết mà nó luôn phá cách để tìm đến những điều hết sức mới lạ. Để làm được những điều như thế ít nhiều cũng do sự tác động của cảm hứng trữ tình đã ảnh hưởng đến việc lựa chọn hình ảnh trong tác phẩm. Văn Cao là một nhạc sĩ khéo léo và vô cùng thận trọng trong công việc này, chính vì thế trong những nhạc phẩm của ông, chúng ta không cảm thấy nhàm chán vì độ phong phú trong ca từ và hình ảnh, nhất là trong những bản tình ca.

Hình ảnh về phong cảnh thật nên thơ và trữ tình trong Trương Chi được tái hiện một cách sinh động:

“Trong đêm khuya dìu dặt tiếng tơ rơi

Sương thu vừa buông xuống Bóng cây ven bờ xa mờ xóa dòng sông.

……….. Ai qua bến giang đầu tha thiết Nghe sông than mối tình Trương Chi”

Một phần của tài liệu cảm hứng trữ tình trong nhạc của văn cao (Trang 61)