5. Phương pháp nghiên cứu
3.1.2 Cách sử dụng ca từ trong thể loại hùng ca
Không chỉ thành công ở thể loại tình ca, Văn Cao còn khá nổi tiếng ở loại hùng ca. Đối với những ca khúc khi viết về những đề tài này thì ca từ lúc nào cũng mạnh mẽ, khỏe khoắn, sử dụng nhiều từ láy tượng hình, động từ, tính từ và điệp từ góp phần tạo một dấu ấn riêng cho thể loại hùng ca của nhạc sĩ.
Những sáng tác đầu tiên của Văn Cao ở thể loại hùng ca, nhạc sĩ đã ca ngợi truyền thống hào hùng đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Ngược dòng lịch sử, nhạc sĩ đã tái hiện lại những chiến công hiển hách của dân tộc từ trận Bạch Đằng, Đống Đa đến khí thế sục sôi của những đoàn quân tiến về giải phóng kinh thành Thăng Long được thể hiện qua những ca từ và hình ảnh mạnh mẽ, hào hùng:
“Từng đoàn dân chúng trên đế đô tưng bừng đi Tìm về thăm non nước thiên tranh hùng ghi Cố bước bước bước trên đường thơm gió mát
Ta đi đi đi thăm gò xưa chất thây Đống Đa chốn đây. Nhắc xương đầy máu xây Ngàn tiếng khóc rít lên, còn vương vất giáo, mác, tên
(Gò Đống Đa)
Trong ca khúc Gò Đống Đa tác giả đã tái hiện cho người nghe một khí thế
sục sôi của đoàn quân của Nguyễn Huệ tiến về giải phóng đất nước. Từ láy “tưng bừng” gợi cho người thưởng thức một quang cảnh sôi nổi, đầy nhiệt huyết của đoàn binh. Ngoài ra, Văn Cao còn sử dụng điệp từ “bước bước bước” và “đi đi đi” cùng với động từ “rít” tạo nhịp điệu hành quân gấp gáp, tự tin của đoàn binh, góp phần thể hiện sự kiêu hãnh của người lính trên trận mạc.
Tinh thần bất khuất, kiên cường của người lính một lần nữa được Văn Cao thể hiện trong ca khúc Hò kéo gỗ sông Bạch Đằng:
Hay trong Hò kéo gỗ Bạch Đằng Giang “Dô ta, dô ta hò dô ta
Dô ta ơ.. hò dô ta ơ... hò dô ta
Xa ý a... ý a... hò ơi trên sóng Bạch Đằng trên sóng Bạch Đằng
Kìa xa xa là bao ức vạn vạn quân thù”.
(Hò kéo gỗ Bạch Đằng Giang) Văn Cao đã sử dụng khá nhiều những từ tượng thanh gợi tiếng hò thật mạnh mẽ: “dô ta, hò dô ta, xa ý a, ý a”, chính việc sử dụng những từ này góp phần không nhỏ vào việc thể hiện khí thế sục sôi của cả dân tộc, tinh thần quyết chiến, quyết
thắng. Đồng thời, tái hiện một bức tranh sinh động về chiến thắng Bạch Đằng, góp phần tạo nên một bản hùng ca đầy niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc. Hình ảnh của những chiến sĩ Việt Nam với tinh thần đấu tranh kiên cường, không quản hy sinh, gian khổ đã đi vào trong âm nhạc của Văn Cao thật anh hùng và dũng cảm:
“Bao nhiêu chiến sĩ anh hùng
Lạnh lùng vung gươm ra sa trường
Quân xung phong, nước Nam đang chờ mong tay người ...
Thề phục quốc. Tiến lên Việt Nam!”
(Chiến sĩ Việt Nam)
Hình ảnh của người chiến sĩ Việt Nam hiện ra thật oai hùng với rất nhiều những tính từ và động từ đặc tả những cảm xúc và hành động. Tính từ “lạnh lùng” thể hiện tư thế hiên ngang không quản hy sinh của người lính, động từ “xung phong”, “tiến lên” gợi khí thế mạnh mẽ, tinh thần sắc đá của người lính Việt Nam
không quản hy sinh. Tiếp nối những điều đó, một lần nữa Văn Cao thể hiện hình ảnh người lính bằng những điệp từ:
“Trùng trùng quân đi như sóng
Lớp lớp đoàn quân tiến về
...
Trùng trùng say trong câu hát, lấp lánh lưỡi lê sáng ngời” (Tiến về Hà Nội)
Điệp từ “trùng trùng”,“lớp lớp” góp phần thể hiện sự mạnh mẽ, tự tin trong từng bước hành quân của người lính . Ngoài ra, tác giả còn biết kết hợp một cách khéo léo với từ láy“lấp lánh” với “lưỡi lê sáng ngời” tạo ra một hình ảnh đẹp người lính khi hành quân.
Văn Cao đã mang đến người nghe hình ảnh của những chiến sĩ Hải quân Việt Nam thật sinh động với ý chí và tinh thần đấu tranh bất khuất.
“Xa khơi sóng vang dạt dào ...
Át tiếng máy rầm rầm
Quân ca theo trầm trầm, tàu nhấp nhô
Mờ mờ xa mây núi Dần dần xa mây núi
Đi không quên bến bờ chờ Xa khơi trùng dương bát ngát”
(Hải quân Việt Nam)
Những từ láy “dạt dào, mờ mờ, dần dần, bát ngát” làm cho những con sóng biển trong ca khúc trở nên sinh động hơn, tạo ra một không gian đại dương mênh mông cùng với hình ảnh của người chiến sĩ Hải quân anh hùng được Văn Cao khắc họa bằng những động từ mạnh mẽ: “rầm rầm, trầm trầm” thể hiện những hình ảnh mạnh mẽ, cứng rắn của người lính dám đối mặt với khó khăn, thử thách trước muôn trùng sóng biển và kẻ thù xâm lược. Việc sử dụng khá nhiều từ láy và động từ thể hiện sự mạnh mẽ trong lời bài hát Hải quân Việt Nam đã góp phần nêu cao tinh
thần và khí thế sục sôi của đoàn quân kháng chiến trên từng ngọn sóng, làm đep hình ảnh của người lính.