Thu nhận và tủa enzyme

Một phần của tài liệu Sản xuất chitinchitosan từ vỏ tôm (Trang 25)

b) Từ thực vật:

2.8.2 Thu nhận và tủa enzyme

Có nhiều phương pháp khác nhau để thu nhận enzyme từ môi trường nuôi cấy như: dùng dung dịch muối loãng hoặc dùng nước. Thông thường, để chiết enzyme người ta dùng nước với tỷ lệ thích hợp cho môi trường nuôi cấy vào, khấy đều trong thời gian nhất định, loại bỏ cặn, lấy dịch trong chứa enzyme hoà tan.

Tủa bằng muối sunphat ở các nồng độ khác nhau. Phương pháp này rẻ tiền do dùng các muối thông dụng như: Na2SO4, (NH4)2SO4, không làm biến tính protein, loại bỏ dễ dàng bằng phương pháp Dialis (quá trình thẩm tích). Tuy nhiên, chúng lại cho kết quả tủa không cao, khi chạy sắc ký phải loại muối trước, phải sử dụng nhiều nồng độ muối khác nhau.

Tủa bằng dung môi hữu cơ như: Acetone, isopropanol, ethanol (được dùng nhiều nhất). Ưu điểm của phương pháp là cho kết quả tốt hơn so với tủa bằng muối, không cần loại muối trước khi chạy sắc ký, cách tiến hành đơn giản. Như khi tủa phải thực hiện trong điều kiện lạnh vị nếu ở nhiệt độ thường sẽ làm biến tính protein, lương dung môi cần dùng tương đối nhiều.

Tủa bằng đẳng điện: tại điểm đẳng điện, protein bin mất điện tích nên gây tủa, phương pháp này cho kết quả rất cao, tuy nhiên cách tiến hành phức tạp và thường phải kết hợp với phương pháp tủa bằng dung môi hữu cơ.

Tủa bằng loại polymer như: Polyacrylic acid, polysaccaride, polyphosphate. Ưu điểm của phương pháp có thể tiến hành ở nhiệt độ thường, dễ thu hồi polymer, hiệu suất tạo kết tủa cao. Chi phí cho phương pháp này cao.

Tủa bằng chất đa điện phân: thường dùng polyethylene glycol có phân tử lượng 6000 và 20.000. Có thể sử dụng với lượng chất này rất nhỏ, hiệu suất tạo kết tủa cao. Nhược điểm của phương pháp này là rất đắc tiền và dễ gây biến tính protein.

Một phần của tài liệu Sản xuất chitinchitosan từ vỏ tôm (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w