5. Phương pháp nghiên cứu
3.1.3. Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ
3.1.3. 3.1.3.
3.1.3. XXXXââââyyyy ddddựựựựngngngng nhnhnhnhâââânnnn vvvvậậậậtttt quaquaquaqua ngngngôngôôônnnn ngngngngữữữữ
Ngôn ngữ nhân vật là lời nói của nhân vật trong tác phẩm, mà thông qua đó có thể phản ánh được kinh nghiệm cá nhân, trình độ văn hóa, tư tưởng và tính cách nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật bao gồm lời đối thoại thể hiện ứng xử của nhân vật với cộng đồng, còn lời độc thoại thể hiện khía cạnh của tâm lí riêng tư mà người ta ít hoặc không muốn nói, hay chưa thể nói. Tuy nhiên ở đây chỉ xét những lời đối thoại, lời nói của nhân vật khi thể hiện các đặc điểm mà không xét đến tâm lí nhân vật.
Trong tiểu thuyết, Hồ Biểu Chánh khéo léo tạo cho mỗi nhân vật có một kiểu ngôn ngữ riêng, phù hợp với tầng lớp, địa vị xã hội riêng, lại vừa góp phần tô đậm tính cách, tâm lí nhân vật. Như đoạn nói chuyện giữa bà Cai Hiếu và Cai tuần Bưởi:
- Mầy là thằng Bưởi phải hay không? - Dạ, bẩm bà, phải.
- Đi đâu đó?
- Dạ, tôi lên xóm có chuyện, nên ghé thăm bà với cậu Hai mợ hai. - Lúa mầy năm nay khá không?
- Dạ, bẩm bà khá.[31, tr.8].
Đó là sự khác biệt giữa những người thấp cổ bé họng với những kẻ có tiền, có thế. Người nghèo khổ thì lúc nào nói ra cũng phải “dạ”, phải “bẩm”; còn những người ăn
trên ngồi trước là thứ ngôn ngữ ngắn ngủn, không đầu không đuôi.
Với cái nhìn sắc sảo cùng vốn từ địa phương phong phú đã giúp Hồ Biểu Chánh tạo nên một hệ thống ngôn ngữ nhân vật mang đậm cá tính. Và vẫn giữ được nét chung của tầng lớp, giai cấp mà họ đại diện, làm cho hệ thống nhân vật sinh động như những con người đang sống. Với tầng lớp trí thức họ thường có thứ ngôn ngữ hơi cao xa“Buổi này là buổi vạn quốc tranh cường, trí tài khai phát, các nước trong hoàn cầu nước nào cũng mạnh, nhơn quần trong thế giới, dân tộc nào cũng khéo khôn. Nước Việt Nam mình bề tài trí còn lu mờ nên thấp thỏi thua chúng. Nay nếu muốn nước trở nên giàu, dân trở nên khôn, thì bọn thanh niên phải sang Pháp quốc mà học tài nghề, chớ học sơ sài trong xứ thì làm sao cho nước Việt Nam thành một nước văn minh được”[32, tr.8]. Đó là ngôn ngữ của Tất Đắc, một người có kiến thức nên từ ngữ có hơi cầu kì mà nếu một người bình thường nghe chưa chắc đã hiểu. Còn đối với người nông dân, khi nói ra lúc nào họ cũng
chỉ nói đến ruộng vườn, họ lại không muốn từ bỏ mảnh đất mà họ gắn bó, không có chí
“vươn xa”như lời nói của những người trí thức có tư tưởng khai hóa. Đó là anh Hương sư Cu “Từ nhỏ chí lớn em quen nghề làm ruộng, làm như trên này em không làm được. Em ở ngoài đồng thuở nay giãi nắng dầm mưa quen rồi, bây giờ làm trong tù túng chật hẹp bịt hơi gió, em chịu không nổi. Em muốn xin với anh Ba cho em trở về đồng kiếm ruộng mướn mà làm” [31, tr.51]. Còn khi khắc họa những nhân vật đầu đường xó chợ, hay trộm cướp, Hồ Biểu Chánh cũng dành ngôn ngữ riêng cho họ. Đó là tên trộm Tư Cu
(V (V (V
(Vìììì nghnghnghnghĩĩĩĩaaaa vvvvìììì ttttìììình)nh)nh)nh)kể về quá trình đi trộm của mình “Hồi 12 giờ khuya tao ghé rình một cái nhà lầu ở đường Thuận Kiều. Tao biết nhà ấy là người Việt nên tao không sợ. Tao đứng ngoài cửa sổ mà rình hơn một giờ đồng hồ, trong nhà tối mò mà lại vắng teo. Tao chắc họ ngủ mê nên tao mới cạy cửa sổ.“Đ“Đ“Đ“Đ.m..m..m..m.””””, không dè cửa sổ đó ngay bộ ván, lại có
một người nằm ở đó nữa chớ!” [35, tr.2]. Có thể thấy Hồ Biểu Chánh có sự am hiểu về ngôn ngữ của từng hạng người trong xã hội nên nhân vật trong tác phẩm rất đa dạng nhưng ông luôn dành cho họ một ngôn ngữ riêng, phù hợp với tầng lớp của mình.
Hồ Biểu Chánh rất thành công khi sử dụng phương ngữ Nam Bộ để thể hiện tính cách bộc trực, thẳng thắn của những con người Nam Bộ. Người Nam Bộ không phải là người thích “rào trước, đón sau”, mà họ nghĩ sao nói vậy không che đậy dấu giếm nên
thông qua lời nói có thể nhận ra tính cách của họ. Khi thấy Tư Lựu bị nhục nhã, Thị Tố thẳng thừng mà nói “Tao chứ phải ai hay sao. Tao sợ là sợ người phải kia, chớ người như vậy tao dễ sợ đâu. Giàu thì giàu chứ có phép nào mà giết người ta được hay sao”[31, tr.14]. Đó là sự thẳng thắn và mạnh bạo của người phụ nữ Nam Bộ.Và chính ngôn ngữ cũng cho thấy tính cách có vẻ như “nhu nhược”, hoặc sự an phận của Cai tuần Bưởi “Nếu mà mình cứ ở trong nhà, mình đừng có nói tới ai hết thì ai mà bắt mình được”hoặc
“Một câu nhịn là chín câu lành. Phận mình nghèo, ăn thua với người ta sao nổi mà sanh sự”[31, tr.24].
Chỉ thông qua vài câu nói hoặc đối thoại Hồ Biểu Chánh cũng làm hiện lên rõ nét tính cách nhân vật. Sự thật thà của anh nông dân Trần Văn Sửu thể hiện qua từng câu nói với vợ, sự thật thà của anh khiến nhiều người cười anh vì cho rằng anh“ngu”. Khi nghe mọi người bàn tán về việc vợ anh thông dâm:
- Trời ơi! Thiên hạ hay tràn đồng hết. Có một mình mầy ngu quá, nên mầy không hay chớ.
- Lấy hồi nào, ở đâu?
- Hứ! Khéo hỏi hôn! Lấy nhau đã mấy năm nay, đẻ được một đứa con mà chưa hay chớ![38, tr.7]
Anh còn thật thà hơn nữa khi đem chuyện đó mà hỏi thẳng ngay mặt vợ “Ờ, thôi để tao nói cho mà nghe. Bữa nay tao đi gặt có hai ba người nói với tao rằng, mầy lấy Hương hào Hội, có không?”. Đó là tính cách hết sức thật thà, chất phác của người nông
dân Nam Bộ. Người ta thường hay có câu “nói toạc móng heo”, nói không giữ lại gì,
không mập mờ mà nói một cách rất thẳng thừng như anh nông dân Sửu nói với vợ.
Khi xây dựng ngôn ngữ cho nhân vật, Hồ Biểu Chánh không những chú ý đến ngôn ngữ của từng hạng người, tầng lớp trong xã hội mà ông còn chú ý đến ngôn ngữ thể hiện tính cách, bản chất nhân vật. Đó là ngôn ngữ của hai tuyến nhân vật chính diện-phản diện hoặc tốt-xấu. Đối với những kẻ tha hóa, đầu trộm đuôi cướp thì đó là những lời nói khiếm nhã, thô tục. Như khi Tư Tiền(V(V(V(Vìììì nghnghnghnghĩĩĩĩaaaa vvvvìììì ttttìììình)nh)nh)nh)chửi thằng Hồi vì nó vô tình phát hiện chị thông dâm với thằng Lành “Cái léo mẹ tiên nhơn tổ đường thằng cha mày, tao rầy sao mày dám nói đi nói lại vậy hử. Tao đánh thấy con đĩ mẹ mầy coi. Thứ đồ phản, nuôi uổng cơm. Chết đâu đó sao nó không chết phức cho rồi, sống chi cho cực lòng người ta vậy không biết. Từ rày sắp lên hễ tao sai mầy đi quơ củi hay là đi tát cá thì mặt trời lặn mầy mới được về, nếu mầy về trước nữa thì mầy coi tao” [35, tr.68]. Đó là lời nói của những kẻ thất học thì hoàn toàn phù hợp, tuy nhiên đối với những người có thân phận, địa vị trong xã hội, Hồ Biểu Chánh cũng cho họ phát ra những lời nói trái tai và thô tục đó. Đó là khi đối với bọn nhà giàu, địa chủ bất nhân, hách dịch, Hồ Biểu Chánh thường để cho chúng phát ra những lời lẽ bất nhã và thô tục mà chỉ có thể phù hợp với những kẻ thấp thỏi xấu xa. Điều đó không ngoài mục đích vạch trần bản chất xấu xa của bọn người dư tiền, thừa của nhưng thiếu lòng nhân ái. Như đoạn đối thoại giữa bà Phủ và cô Hai Phục khi bà hỏi chủ nhân của đứa con trong bụng cô:
“Bà Phủ biến sắc, môi tái xanh, bà dùng đứng dậy gọn gàng, bà bước lại hỏi con Phục rằng:
- Cậu Hai ở trong nhà này đây
- Hả! Mầy nói sao? Cái léo mẹ tiên tổ mầy, mầy hư, mầy thúi, mầy làm đĩ lấy trai ở đâu, có chữa bụng thè lè, rồi bây giờ mầy nói xán xã cho cháu tao hả? Cháu tao như rồng như phụng, còn mầy là quân ăn mày, mầy rửa đít cho nó cũng chưa được, sao mầy dám nói như vậy?
- (…)
- Đồ đĩ chó! Mầy phải đi ra khỏi nhà tao liền bây giờ đây. Đi, đi cho mau, tao không chứa nữa”[42, tr.23]
Thói ích kỉ của bà Phủ hiện lên qua từng lời nói, bà trọng con cháu mình nhưng xem con cháu của chồng là cỏ rác. Những lời nói của bà không những cho thấy sự khinh thường người khác, mà bà cũng chẳng phải là người tốt lành gì khi bênh vực những việc làm sai trái của cháu. Đó là ngôn ngữ của bà Phủ trongNNNNợợợợ đờđờđờđờiiiivà tương tự cũng là ngôn ngữ của bà Phủ trong tác phẩm khác làTiTiTiTiềềềềnnnn bbbbạạcccc bạạ bbbạạạạcccc titititiềềềềnnnn: “Quân mầy là quân chó, mầy muốn đi như vậy đặng đụng xe tao hư phải hôn? Nè, hễ mày làm hư xe tao thì mầy phải cạo đầu thằng cha mầy đặng bán mà thường cho tao đó, nói cho mà biết”[29, tr.41]. Hay
“Tao nhất định đuổi mầy, không cho mầy ở nữa. Quân mầy là quân trâu sanh, chó đẻ, để mầy ở có ngày mầy đụng bể xe bà” [29, tr.42]. Đó là cách nói chuyện của bà với đầy tớ, còn đối với Thanh Kiều là con cháu trong nhà bà cũng vẫn cái giọng“Đu me ông bà ông vải mầy, mầy cả gan dám trái ý tao há! Mầy có cứng đầu cứng cổ thì đi ra khỏi nhà tao cho mau, đi ra làm đĩ đi, đừng có ở đây nữa. (…). Loài mầy là loài trâu loài chó, nên mới không biết tốt xấu, không biết phải quấy, chớ người ta thì không lẽ ngu dại như vậy bao giờ. Cha mẹ nghèo mạt rồi, bây giờ thình lình có được một hai muôn đồng, lại còn được vào nhà giàu lớn, ở trong thì có kẻ hầu người hạ, sung sướng như tiên, ra ngoài thì ngồi xe hơi, hột xoàn chói cùng mình, mà lại không chịu, vậy chứ mầy đợi ông vua đi nói mầy mới ưng phải không?” [29, tr.35]. Sự thành công của Hồ Biểu Chánh khi xây dựng nhân vật này là ở chỗ đã sử dụng ngôn ngữ để làm nổi bật bản chất nhân vật. Những lời lẽ ấy chỉ có thể phù hợp với người đàn bà có địa vị nhưng vô học, kiếm tiền bằng con đường thấp hèn, nhơ nhớp. Đặc biệt tác giả đã sử dụng vốn từ ngữ bình dân để đưa vào tác phẩm tạo nên tính chân thực cho nhân vật.Từ ngữ bình dân nhưng thô tục lại được đặt vào cửa miệng của những người có địa vị trong xã hội nằm mục đích nhấn mạnh sự hách dịch, bất
nhân, dốt nát của nhân vật và cũng thể hiện thái độ của nhà văn với nhân vật, những con người đó chỉ có thể đặt ngang tầm với những kẻ thất học xấu xa.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp không hẳn như vậy. Trong tác phẩm ThThThThầầầầyyyy ththththôôôôngngngng ng
ng ng
ngôôôônnnn, Hồ Biểu Chánh miêu tả cô Sáu Lý là cô gái lanh lợi, thông minh nhưng có những
đoạn đối thoại ngôn ngữ của cô là những khẩu ngữ mang sắc thái thô thiển nặng nề. Như
“Thầy thúi lắm. Làm trai như vậy nên lắt cái mặt mà quăng đi. Tôi biết rồi, thầy gạt tôi, sợ ở đây tôi chửi, nên xin đổi đặng trốn tôi chứ gì”[27, tr.19]. Hay ngay cả cô gái ngây thơ như cô Hai Phục cũng thốt ra “Chị nói đó là thằng điếm thúi, thiệt quả rồi chị ôi!”
[42, tr.34]. Và cả cô gái có học như cô Hảo cũng buộc miệng nói ra“Thôi, cậu đừng nói nữa. Bao nhiêu đó cũng đủ cho tôi hiểu tánh tình đê tiện của cậu rồi. Thiệt tôi chẳng hiểu sao cậu là con của một vị điền chủ làm tới chức Hương Cả trong làng, cậu học thi đậu đến bực tú tài mà cái óc của cậu thấp thỏi dơ dáy đến thế. Chớ chi cậu nói như vầy: Thấy mày tao muốn, tại mày dại mầy lấy tao thì mầy chịu. Bây giờ tao không thèm mầy nữa (…) Phận tôi tuy nghèo hèn, thân tôi bị cậu làm nhơ nhuốc rồi, xong cái óc tôi cũng còn trong sạch chớ không phải dơ dáy như óc cậu vậy đâu” [46, tr.23]. Một điểm chung cho thấy những nhân vật này không phải là nhân vật phản diện, xấu xa hay độc ác mà họ là những người phụ nữ nhẹ dạ cả tin, những người lầm lỡ. Lời nói chính là thái độ không khoan nhượng của họ trước những con người vô chung vô thủy. Chính vì vậy mà qua mỗi lời nói của họ thô thiển, họ cũng muốn định danh một hạng người sống bất nghĩa, những kẻ
“điếm thúi”hay lừa tình phụ nữ. Và đó chỉ là thứ ngôn ngữ bộc phát nhất thời nóng giận, họ muốn nói một lần cho hả hê hết tất cả rồi thôi. Qua đó cho thấy nhân vật mang nét chung của người Nam Bộ là khẳng khái, bộc trực, giận thì sẽ nói ngay và thậm chí rất hung hăng nhưng khi nói xong thì cơn giận của họ cũng qua đi.
Hồ Biểu Chánh đã đưa khẩu ngữ của cuộc sống hằng ngày vào văn chương, ông lấy hầu như tuyệt đối những khẩu ngữ mà không gọt giũa hay trau truốt. Chính vì vậy mà có thể ông có hạn chế khi sử dụng khẩu ngữ, có lúc ông đã vô tình làm ảnh hưởng đến giá trị thẩm mĩ của văn chương. Tuy nhiên, khi xét về mặt xây dựng hình tượng nhân vật thì Hồ Biểu Chánh đã tạo được sự sống động cho nhân vật. Bởi khi mang toàn bộ lời nói cuộc sống vào văn chương sẽ làm cho nhân vật hiện lên một cách chân thực, sinh động như những con người đang sống ngoài xã hội.
Tính cách nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh hiện lên rõ nét thông qua những biểu hiện ngôn ngữ của nhân vật. Phần lớn những từ ngữ thô tục, thiếu văn hóa đều được nhà văn đặt vào cửa miệng của những nhân vật phản diện. Hoặc thông qua nội dung ngôn ngữ cũng góp phần thể hiện tính cách nhân vật. Như đây là nội dung cuộc đối thoại của Hải Yến, người có ăn học khi đang bày mưu với Đỗ Cẩm để được ngủ nhầu với Ánh Nguyệt:
- Đừng có lo, cậu để đó cho tôi. Mình đã tử tế với nó quá, nếu muốn làm phách thì tôi cho nó làm phách. Để tôi biểu con vợ tôi ép nó; nếu nó còn cứng nữa, thì vợ chồng tôi hành hạ tấm thân nó cho nó thất kinh rồi tự nhiên nó hết cứng chứ gì. Nói cùng mà nghe, nếu mình làm đủ cách mà nó làm cứng hoài, thì tôi cho phép cậu ban đêm vô ngủ nhầu với nó, sức nó bao nhiêu mà cự với cậu nổi, còn như nó có la làng la xóm, đi kiện đi thưa, thì vợ chồng tôi làm chứng cho cậu, tôi nói nó thấy cậu học giỏi tiền nhiều nó muốn, cậu không chịu cậu mắng nhiếc nó, nó mắc cỡ nên kiếm chuyện nói xấu cho cậu. Nó ở trong nhà tôi, mà vợ chồng tôi lại làm chứng như vậy thì ai lại không tin.
Hải Yến nghe Đỗ Cẩm nói như vậy thì mừng nên nói rằng:
- Chú tính mưu đó hay lắm. Nếu chú sẵn lòng giúp tôi như vậy thì có lo chi tôi ân ái với cô không được. Thiệt tôi giận cô quá, từ hồi trưa cho đến bây giờ tôi thề dầu tốn hao tiền bạc bao nhiêu tôi cũng lấy cô cho được tôi mới nghe. Chú ráng giúp