Xây dựng nhân vật qua miêu tả hành động

Một phần của tài liệu quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết hồ biểu chánh (Trang 98)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.1.4.Xây dựng nhân vật qua miêu tả hành động

3.1.4. 3.1.4.

3.1.4. XXXâââyyyy ddddựựngngngng nhnhnhnhâââânnnn vvvvậậtttt qua quaquaqua mimimimiêêêêuuuu ttttảả hhhààànhnhnhnh độđộđộđộngngngng

Hành động nhân vật là chỉ các việc làm của nhân vật. Đây là phương diện quan trọng để thể hiện tính cách nhân vật, vì thông qua việc làm của nhân vật là căn cứ để đánh giá nhân phẩm, đạo đức… của nhân vật đó.

Bên cạnh ngôn ngữ thì hành động là một yếu tố quan trọng để nhận định, đánh giá đúng bản chất thực sự của nhân vật. Vì đôi khi có người“nói một đàng, làm một nẻo”, vì

vậy qua lời nói vẫn chưa thể xác định một cách chính xác con người họ. Như chỉ qua những lời nói ban đầu của nhân vật Vĩnh Thái (Kh(Kh(Kh(Khóóóócccc ththầththầm)m)m)m) thì chưa thể xác định một cách chính xác bản chất hắn. Những lời nói nào là“Khai hóa tri thức; Chấn hưng kinh tế; Tài bồi đạo đức”, nếu dựa vào bấy nhiêu mà cho rằng Vĩnh Thái là một người có lòng nhiệt thành với quốc dân thì chỉ xác định được một phần tính cách ban đầu, bởi tính cánh nhân vật chưa được bộc lộ một cách trọn vẹn. Và chính những việc làm của hắn mới thực sự làm cho hắn dần dần lộ rõ bản chất xảo trá, tham tiền, độc ác và keo kiệt của hắn. Cụ thể muốn khai hóa tri thức nhưng không lập trường học, không giúp mua báo để giúp mở mang dân trí; muốn chấn hưng kinh tế nhưng không hùn lập nhà máy, lại cho tá tiền vay tiền cắt họng; muốn tài bồi đạo đức nhưng bày mưu để chiếm đất người khác, lập kế oan để hại người, lại còn ăn nằm với vợ tá điền… Những hành động hoàn toàn trái ngược với

lời nói, và đây mới là điều kiện bộc lộ bản chất thật của hắn. Hay chỉ một hành động nhỏ của Vĩnh Thái cũng lộ rõ bản chất keo kiệt thái hóa“mua có ba ổ bánh mì, hai hộp cá mà Vĩnh Thái dắt vợ với em đi giáp chợ, với tới ba bốn tiệm mua mới được”[25, tr.20]. Nói như vậy để có thể thấy được tầm quan trọng của việc miêu tả hành động nhân vật trong khi khắc họa nhân vật để thể hiện quan niệm của nhà văn.

Nói chung, khi miêu tả hành động nhân vật, Hồ Biểu Chánh đã thể hiện rất rõ quan niệm về con người. Nền tảng xây dựng nhân vật của Hồ Biểu Chánh là luân lí đạo đức. Bởi nhân vật hành động trong tiểu thuyết của ông là những con người hành động vì nhân, nghĩa, những hành động chống bất nhân, bất nghĩa với mục đích đề cao đạo đức truyền thống. Chính vì vậy qua cách miêu tả hành động nhân vật mà người đọc có thể thấy rõ đâu là người tốt, đâu là kẻ xấu.

Việc miêu tả hành động nhân vật của Hồ Biểu Chánh góp phần giúp ông thể hiện những quan điểm về con người. Dù là hành động gì đi nữa là cũng để ông nêu lên quan niệm về con người bổn phận và con người cá nhân trong quan niệm của mình. Đối với con người bổn phận như trên đã nói, đó là con người bổn phận với gia đình và xã hội. Hồ Biểu Chánh muốn thông qua nhân vật để giúp con người biết nên sống sao, sống như thế nào để phù hợp với đạo lí, để làm tròn bổn phận của mình. Việc cụ thể là ông đã xây dựng những nhân vật đứng trên hai tuyến đối lập, một để đề cao đạo đức, còn một là để con người thấy đó mà nên tránh xa.

Để khắc họa hình tượng nhân vật chính diện, người tốt, Hồ Biểu Chánh đặt nhân vật vào những hoàn cảnh cụ thể để họ bộc phát hành vi, cử chỉ hoặc hành động. Những hoàn cảnh đó có thể là rất éo le, nhân vật Thân Thanh Tòng và Lệ Bích(N(N(Nặ(Nặngngngng gggááánhnhnhnh cangcangcangcang th

th th

thườườườường)ng)ng)ng)được đặt vào hoàn cảnh phải chọn lựa giữa hiếu và tình. Hành động của cả hai nhân vật là quyết định chọn chữ hiếu và hy sinh tình riêng, hành động đó chứng minh họ là những người con có hiếu, biết bỏ qua tình cảm riêng tư để làm tròn bổn phận con cái.

Xây dựng hình tượng nhân vật người phụ nữ trong gia đình, quan niệm của Hồ Biểu Chánh là chữ tiết. Vì vậy nhiều nhân vật nữ trong tác phẩm có những hành động đáng khâm phục, những hành động để giữ gìn trinh tiết của mình. Phụ nữ là những người

“liễu yếu, đào tơ”, nhưng Hồ Biểu Chánh luôn đặt họ vào những tình huống phải kháng

quyền, thế lực đang chờ trực hòng hủy hoại tiết hạnh của họ. Hành động dùng đàn đánh vào tên háo sắc Trịnh Tường của Ánh Nguyệt, hành động chống trả, từ chối tiền bạc từ ông Dương của Thu Cúc… đã nói lên nhân phẩm đáng quý của người phụ nữ. Đó là những người phụ nữ kiên trinh, biết giữ gìn tiết hạnh.

Nhân vật Ba Cam (Con(Con(Con(Con nhnhnhnhàà nghàà nghnghnghèèèèo)o)o)o) có hành động trả thù có thể nói là mang tính chất của“giang hồ”.Anh đã“rút con dao trong lưng ra rồi hất rớt cái nón lông và chém trên mặt cậu Hai Nghĩa hai dao, đá thêm một đá, cậu té nhào xuống ruộng”[31; tr.37]. Hành động rạch mặt Hai Nghĩa cho thấy Ba Cam là người anh thương em, có trách nhiệm và có bổn phận. Tuy hành xử theo kiểu “giang hồ” nhưng xét thấy đó là hành động vì thương em, và đặc biệt vì đạo nghĩa nên dám chống hành vi bất nghĩa thì hành động đó có thể chấp nhận được. Có những hành động của nhân vật mà nếu chỉ nhìn thôi thì đó có thể là những hành động trái đời, trái đạo nhưng nếu suy xét lại thì đó là những việc làm hết sức ý nghĩa. Việc nói dối của hòa thượng Chánh Tâm là việc làm vi phạm vào giới luật. Tuy nhiên, hành động đó nói lên tấm lòng thương người, nó còn có ý nghĩa là giúp một con người quay đầu khi đứng trước bờ vực tha hóa. Qua đó Hồ Biểu Chánh muốn đề cao những con người làm việc nhân nghĩa, dù hành động có thể vi phạm giới luật hoặc của

“lưu manh”nhưng nó đem lại lợi ích cho mọi người và không làm hại đến bất cứ ai. Qua cách lựa chọn cho nhân vật những hành động phù hợp để nói lên tính cách, thì nó cũng cho thấy sự đổi mới của Hồ Biểu Chánh trong quan niệm về con người.

Con người đạo lí trong quan niệm của Hồ Biểu Chánh không hoàn toàn cứng nhắc, tự bó mình trong hàng rào lễ giáo phong kiến lạc hậu, lỗi thời. Họ rất linh hoạt đổi mới trong nhận thức và hành động để thích nghi, tồn tại với hoàn cảnh mới. Hành động đứng lên chống triều đình của Lê Văn Khôi, hành động gia nhập nghĩa quân của Vương Thể Hùng có thể xem là “bất trung” nếu theo lễ giáo phong kiến. Nhưng đối với Hồ Biểu Chánh đó cũng là những người anh hùng biết trọn trung hiếu như Thanh Tòng. Bởi họ biết sống đúng đạo làm người, không làm bề tôi của hôn quân vô đạo.

Để giữ gìn truyền thống đạo lí, nhiều nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh có những việc làm hết sức lớn lao. Để đề cao chữ nghĩa, nhân vật đã phải vượt qua những việc làm hết sức khó khăn, đó là cả một quá trình đấu tranh tâm lí để đi đến hành động. Như trường hợp của Lê Văn Đó, Võ Minh Giám… Hành động của ông Võ Minh Giám là

“đại nghĩa”“diệt thân”. Tuy không phải chính tay giết con mình nhưng ông đã từ

bỏ đứa con Minh Đạt- người theo Tây, tiếp tay giặc để giày xéo quê hương.

Trái ngược những hành động trung nghĩa, hiếu hạnh, Hồ Biểu Chánh cũng xây dựng những cảnh huống cụ thể để những nhân vật phản diện, tha hóa bộc lộ hành vi, hành động của bản thân. Đó là những hành động trái luân lí, đạo đức con người. Những con người sống bất trung, bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa, sống ích kỉ được Hồ Biểu Chánh xây dựng với những hành động hết sức cụ thể và phù hợp.

Hồ Biểu Chánh đã cố công lựa chọn những hành động phù hợp với bản chất nhân vật. Để khắc họa nhân vật Tấn Thân với những nét tham lam, xảo trá, đê tiện, Hồ Biểu Chánh đã đặt hắn vào những việc làm cụ thể. Hắn đã cưỡng hiếp làm mất trinh thất tiết gái nhà lành, đút lót để quan kết án tù oan người khác, bày mưu chiếm đoạt tiền… Đó là những việc làm dơ bẩn thể hiện bản chất con người cũng thối tha, bẩn thỉu.

Nhân vật không bộc lộ tính cách trọn vẹn ban đầu mà thông qua một chuỗi những hành động. Khi xâu chuỗi những hành động đó càng nhiều sẽ càng nhận thấy bản chất thật sự của nhân vật. Nhiều nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh là những kẻ “đội lốt” người. Nhân vật Vĩnh Thái đội lốt trí thức tân học, Hải Yến đội lốt thư sinh. Nhưng những hành động của nhân vật dần dần làm bốc vỏ con người của chúng mà hiện lên là hình hài của loài thú. Là thư sinh đọc sách thánh hiền chỉ là cái vỏ để Hải Yến ngụy tạo con người tà dâm, hèn hạ của hắn. Chính việc làm mà hắn sắp đặt đã hiện lên bản chất đó. Để thỏa mãn nhục dục thấp hèn của mình, hắn bày mưu kế lừa gạt Ánh Nguyệt, bỏ rơi cô khi đang mang thai, không nhận chính con ruột của mình… Đây mới chính là cái thực ở sau lớp vỏ“thư sinh”hoặc sau là“quan phủ”của hắn.

Chính cách xây dựng nhân vật theo kiểu thiện-ác, tốt-xấu đã có phần nào qui định hành động nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Hành động nhân vật thường là nhất quán, nếu nhân vật sống có nhân nghĩa, thì từ đầu cho đến kết thúc họ luôn hành động vì nhân nghĩa, và ngược lại những kẻ bất nhân bất nghĩa cũng vậy. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp hành động nhân vật có những thay đổi đột biến và chính sự đột biến cũng chỉ để nhân vật thể hiện bản chất của mình. Nhân vật Thủ Nghĩa(Ch(Ch(Ch(Chúúúúaaaa ttttààuààuuu KimKimKimKim Qui)Qui)Qui)Qui)chịu án oan, gia đình li tán, vì vậy mà anh quyết trả thù những kẻ đã hãm hại mình. Tuy nhiên, khi sắp trừng trị tên quan huyện tham lam xử án oan thì Thủ Nghĩa lại tha cho hắn. Hành

động này góp phần nói lên lòng thương người và sự bao dung, rộng lượng của Thủ Nghĩa. Hoặc hành động ít ai ngờ tới là se duyên cho Thu Thủy-người con gái mình đã cứu và cũng có tình cảm với Kỉnh Chi-người đã giúp đỡ gia đình mình trong lúc tai biến. Điều ấy càng nhấn mạnh tính cách trọng nghĩa của anh, hy sinh tình cảm của mình để trả nghĩa. Có thể thấy Hồ Biểu Chánh rất thành công khi xây dựng nhân vật Thủ Nghĩa, từ tên gọi, ngôn ngữ, cho đến hành động đều thể hiện quan niệm về con người của ông. Con người trọng nghĩa, có tấm lòng bao dung với người khác.

Hành động đột biến của nhân vật chính diện nhằm mục đích tô đậm nét tính cách, nhân phẩm tốt của họ. Còn đối với những nhân vật phản diện, tha hóa họ cũng có nhiều hành động bất ngờ, đi ngược lại với bản chất của họ. Thầy Trần Văn Phong(Th(Th(Th(Thầầyyyy ththôththôôôngngngng ng

ng ng

ngôôôôn)n)n)n) là kẻ tham lam tiền tài danh vọng, là kẻ bội ước “thấy trăng quên đèn”. Vì thỏa

mãn ham muốn giàu sang, quyền lực thầy đã bỏ cô Hai Liền vì cô là con nhà nghèo, tìm con gái của những gia đình giàu sang để tìm lợi cho bản thân. Những hành động đó cho thấy bản chất tham lam, giả dối của thầy. Tuy nhiên, về cuối tác phẩm nhân vật đã có sự ăn năn, hối cãi và khao khát được sửa sai. Đây chính là hành động đột biến của nhân vật. Qua đó cho thấy Hồ Biểu Chánh muốn nhấn mạnh về một con người xấu nhưng vẫn còn lương tâm trong sáng. Hoặc nhân vật Tất Đắc(T(T(T(Từừ hhhôôôn)n)n)n)cố công dựng màn kịch hoàn hảo để lừa gạt cô Bạch Yến, mong cưới được cô để có kế sinh nhai. Nhưng khi tiếp xúc với Bạch Yến chàng đã có tình cảm thật sự và cũng cảm nhận được tình cảm của cô dành cho chàng. Nên cuối cùng sự trổi dậy của lương tâm đã đưa nhân vật đi đến hành động là từ hôn. Những hành động trên đã chứng minh trong mỗi con người dù có hám danh, đam mê tiền tài vật chất nhưng sâu thẳm bên trong họ vẫn còn hiện hữu ánh sáng của lương tâm. Nhiều nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh cũng tha hóa, lầm lỡ vì đam mê vật chất nhưng biết ăn năn hối cải như cô Oanh(B(B(B(Bỏỏ chchchchồồng)ng)ng)ng), Hai Phục (N(N(N(Nợợ đờđờđờđời)i)i)i), Tô Hồng Xương (C

(C (C

(Cườườườườiiii ggggượượượượng)ng)ng)ng)… Hồ Biểu Chánh là một nhà văn nhân hậu, ông muốn xem xét hành vi của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

họ mà chấn chỉnh, hoặc ngăn chặn, sửa đổi những cái xấu, để họ không lún sâu vào tội lỗi. Để thể hiện tính cách nhân vật qua hành động, Hồ Biểu Chánh không những miêu tả một, hoặc một vài hành động nhân vật. Mà đó là hàng loạt hành động cụ thể, tiêu biểu làm nổi bật bản chất nhân vật. Lê Văn Đó (Ng(Ng(Ng(Ngọọnnnn ccccỏỏ gi gigigióóóó đùđùđùđùa)a)a)a) hết lần này đến lần khác giúp đỡ mọi người, làm nhiều việc có ích cho xã hội. Ông xây dựng nhà để nuôi người già,

trẻ em mồ côi, lao vào dòng nước để cứu người, tự nhận mình là tù khổ sai để người khác thoát nạn… Những việc làm đó không ngoài mục đích khắc họa tấm lòng thương người của nhân vật. Ngược lai, để khắc họa nhân vật Đỗ Cẩm, một kẻ tham tiền, gian xảo, lọc lừa, Hồ Biểu Chánh lần lượt miêu tả những hành động của hắn. Hắn đã bắt Ánh Nguyệt trả số nợ mà chỉ có hắn và vợ mới biết; nhận tiền Hải Yến để bày kế gạt Ánh Nguyệt; nuôi con Ánh Nguyệt để hành hạ; đòi thêm tiền khi con Ánh Nguyệt đã được chuộc; đầu quân nghĩa quân Lê Văn Khôi khi nghĩa quân thắng để cầu chức tước; bỏ trốn khi nghĩa quân yếu thế, còn chỉ cách quân triều đình hãm thành để được an thân và lợi lộc… Hàng loạt hành động đó có thể xác định được hắn là người bất trung, bất nghĩa, bất nhân. Một loại người cặn bã của xã hội.

Hành động nhân vật có thể được Hồ Biểu Chánh miêu tả qua lời nói trực tiếp hoặc gián tiếp. Nhưng dù trực tiếp hay gián tiếp cũng nói lên tính cách nhân vật. Khi miêu tả hành động có được số tiền“trên trời rơi xuống” của tư Tiền“Chị ta thấy chồng còn ngủ mê, nên bước vô trong bếp lấy ba tấm giấy bạc ra mà coi. Chị ta cầm từ tấm, coi bên này rồi coi bên kia, coi đã thèm rồi mới xếp tử tế mà bỏ vô túi lại và miệng chúm chím cười”

[35, tr.5]. Không những qua cái tên “Tiền”mà qua những dòng miêu tả hành động đó đủ thấy chị ta là người phụ nữ rất tham tiền và xem trọng đồng tiền. Hoặc chỉ miêu tả hành động hết sức đơn giản của Trần Văn Sửu cũng biết được tính cách của người nông dân này “Đầu canh tư thức dậy lọ mọ nấu một nồi cơm, ăn phân nửa còn phân nửa thì đem theo. Vợ con ngủ hết, mà anh ta chẳng muốn cho chúng nó thức dậy làm gì, nên vai mang vòng hái, tay xách gói cơm, dở cửa nhẹ nhẹ bước ra sân mà đi” [38, tr.6]. Hành động lặng lẽ của anh cho thấy anh là người rất thương yêu vợ con, lại có tính siêng năng, cần cù.

Con người không những hành động để tồn tại mà còn hành động để khẳng định mình. Đó là những con người cá nhân trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Để chứng minh năng lực cá nhân, nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh thường hành động theo tôn

Một phần của tài liệu quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết hồ biểu chánh (Trang 98)