Xây dựng nhân vật qua mâu thuẫn, xung đột giữa thiện và ác

Một phần của tài liệu quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết hồ biểu chánh (Trang 117)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2.3.Xây dựng nhân vật qua mâu thuẫn, xung đột giữa thiện và ác

3.2.3. 3.2.3.

3.2.3. XXXâââyyyy ddddựựngngngng nhnhnhnhâââânnnn vvvvậậtttt quaquaquaqua mmmâuââuuu thuthuthuthuẫẫn,n,n,n, xungxungxungxung độđộđộđộtttt gigigiữgiữaaaa thithithithiệệệệnnnn vvvààà áááácccc

Trên nền tảng của chủ đề tư tưởng mang màu sắc giáo lí Nho giáo và Phật giáo là mâu thuẫn thiện ác, thiện thắng ác hoặc sự trả giá cho cái ác theo kiểu ác giả ác báo, Hồ Biểu Chánh đã tạo ra hệ thống nhân vật có tính cách thiện ác phân minh, rạch ròi. Khi xây dựng nhân vật, ông thường chia thành hai tuyến: những kẻ tàn bạo độc ác và những người hiền lành trọng nhân nghĩa.

Khi xây dựng nhân vật theo mâu thuẫn giữa thiện-ác, Hồ Biểu Chánh không xây dựng theo kiểu nhân vật điển hình. Ông cho rằng ở giai cấp nào cũng có người tốt, kẻ xấu chứ không riêng giai cấp nào mang bản chất xấu, hoặc giai cấp nào tốt hoàn toàn. Dù quan lại, địa chủ, nông dân cũng có người hiền người ác. Như trong tác phẩmChChChChúúúúaaaa ttttààààuuuu Kim

Kim Kim

Kim QuiQuiQuiQui, cùng là quan nhưng Hồ Biểu Chánh xây dựng hai nhân vật hoàn toàn trái ngược

nhau. Một là quan Tổng đốc thanh liêm, chánh trực, thương dân như con. Một là quan tri phủ nhưng tham lam, nhận tiền bất chánh của Tấn Thân để đổi trắng thành đen, xử Thủ Nghĩa thành kẻ có tội để chịu tù đày. Hay ở giai cấp địa chủ cũng vậy, cũng có địa chủ hại người và cũng có địa chủ thương người. Sự đối lập giữa thiện ác dễ nhận thấy nhất là qua

cặp vợ chồng địa chủ Vĩnh Thái-Thu Hà (Kh(Kh(Kh(Khóóóócccc ththththầầm)m)m)m), tuy là vợ chồng nhưng tính cách

hoàn toàn trái ngược nhau. Vĩnh Thái là tên địa chủ tham lam, độc ác. Vì lời nói của Mau không vừa lòng nên hắn đã đánh cho Mau một trận ra trò. Hơn thế nữa lại còn vu tội trộm cắp để thằng Mau phải chịu cảnh tù tội. Vĩnh Thái là tên gian manh, xảo trá khi luôn tính toán cái lợi về mình, và luôn tìm cách sang đoạt ruộng đất của người khác. Trong khi Vĩnh Thái luôn tìm cách hại người thì Thu Hà là người biết yêu thương người khác, luôn giúp đỡ người nghèo khổ. Khi chồng đánh thằng Mau, Thu Hà đã cho tiền để nó uống thuốc. Khi chồng vu tội, cô tìm cách đối nại cứu nó. Khi đi đường, thấy người nghèo khổ cô luôn giúp đỡ họ.

Thông qua mâu thuẫn, xung đột giữa thiện ác, Hồ Biểu Chánh đã xây dựng thành công nhiều nhân vật là những bà mẹ ghẻ, độc ác, tai quái. Đúng như câu“Mấy đời bánh ít có xương; Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng”, và đó là những dì ghẻ trong tiểu thuyết

của Hồ Biểu Chánh như AiAiAiAi llllààààmmmm đượđượđượđượcccc, TiềềềềnTiTiTi nnn bbbbạạcccc bbbbạạcccc ti tititiềềềềnnnn, LLLLạạcccc đườđườngđườđườngngng, MMMMẹẹẹẹ ghghẻẻẻẻ conghgh conconcon ghghghghẻẻẻẻ.

Tiêu biểu nhất là trong tác phẩmAiAiAiAi llllààààmmmm đượđượđượđượcccc, là xung đột giữa mẹ ghẻ và con chồng, và

đó cũng là xung đột giữa cái thiện và cái ác. Bà Phủ là một mẹ ghẻ tham lam, độc ác. Để là vị trí số một, bà đánh thuốc độc hại vợ lớn là mẹ của Bạch Tuyết, nhưng chưa dừng lại ở đó, bà hết lần này đến lần khác tìm cách hãm hại Bạch Tuyết. Để có được gia tài mà Bạch Khiếu Nhàn sẽ để lại cho Bạch Tuyết, bà đã ép gả cô cho cháu của bà, vì không thành nên bà vu cáo Bạch Tuyết bỏ nhà theo trai. Nhiều lần hành hạ, hãm hại nhưng không thành, cuối cùng bà đã dùng cách mà trước đây đã dùng để hại mẹ Bạch Tuyết. Bà Phủ ép Bạch Tuyết phải uống thuốc độc, và chính chén thuốc đó đã không giúp bà làm được việc ác, mà ngược lại còn là bằng chứng để buộc tội bà. Bạch Tuyết được Hồ Biểu Chánh xây dựng là một cô gái hiền lành nhưng cô không khuất phục trước bà Phủ. Cô luôn chống chọi với dì ghẻ, với cái ác mặc dù cô rất đơn độc lại là phụ nữ tay yếu chân mềm. Cô thà chấp nhận mang tiếng“theo trai” chớ không để bà Phủ đạt được mục đích của mình. Qua những mâu thuẫn trên, Hồ Biểu Chánh đã làm nổi bật tính cách của hai nhân vật.

Trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh tuy có sự mâu thuẫn, xung đột giữa thiện và ác, nhưng chưa quyết liệt đến phải đấu tranh kiểu“một mất một còn”. Vì để nhấn mạnh tính

ác bị trừng trị theo qui luật nhân quả chứ ít để nhân vật thiện trực tiếp ra tay. Hồ Biểu Chánh sử dụng nhiều chi tiết ngẫu nhiên để trừng trị bọn độc ác, thiếu nhân nghĩa. Như trong TiTiTiTiềềềềnnnn bbbbạạcccc b bbbạạcccc titititiềềềềnnnn, bà Phủ không bị bất cứ ai trừng trị, mà bà chết vì một tai nạn.

Còn trong tiểu thuyết AiAiAiAi llllààààmmmm đượđượđượđượcccc, Bạch Tuyết không tự tay trả thù bà Phủ mà cô giao

cho quan để xử tội.

Bên cạnh phân chia hai tuyến nhân vật chính-tà, thiện-ác, ta còn thấy trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh còn xuất hiện kiểu nhân vật lầm lỗi. Đó là những con người bị hoàn cảnh đẩy vào tình huống éo le, hoặc do chính ham muốn, lầm lạc của mình đẩy vào kết cục bi thảm nhưng họ biết hối cải, ăn năn. Như nhân vật Thầy thông Phong vì ham muốn quyền lực, tiền bạc mà ruồng bỏ cô Hai Liền, cưới Hồng Như Hoa. Sau khi trải qua những ê chề, nhục nhã thì thầy cũng đau khổ, hối hận. Trần Văn Sửu (ChaChaChaCha conconconcon nghnghnghnghĩĩĩĩaaaa n

n n

nặặng)ng)ng)ng) là nhân vật trung gian giữa thiện và ác. Vì hoàn cảnh đã đẩy anh nông dân hiền lành, chất phác thành hung thủ giết người. Chính mô hình nhân vật trung gian này đã phá vỡ mô hình tiểu thuyết truyền thống, nhân vật chỉ có một tính cách từ đầu đến kết thúc tác phẩm. Và với cách xây dựng nhân vật như thế, Hồ Biểu Chánh cho rằng có thể bản chất của con người không ác nhưng do hoàn cảnh đẩy đưa buộc họ phải trở thành người xấu. Đó là mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh. Nhưng con người cũng không nên lấy lí do là hoàn cảnh để biện hộ cho việc làm sai trái của mình. Nhân vật Ba Có, Hai Phục(N(N(N(Nợ đờ

đờ đờ

đời)i)i)i)không thể vì bị đời lường gạt, đen bạc, xảo trá mà dùng sắc đẹp để trả thù đời. Ba Có dùng nhan sắc của Phục để lừa tình cảm của những người giàu. Và Hai Phục cũng đồng ý làm những việc làm sai trái đó, cô bắt đàn ông phải phục tùng dưới sắc đẹp của mình. Và chính những việc làm đó đã làm cho người si tình cô người thì tự tử, kẻ tan gia bại sản. Tuy nhiên về sau Ba Có, Hai Phục cũng nhận ra được sai trái và ăn năn nên Ba Có đã đi tu, còn Phục về quê sống mà chiêm nghiệm lẽ đời. Những nhân vật Thầy thông Phong, Ba Có, Hai Phục đã cho thấy sự tiến bộ của Hồ Biểu Chánh khi xây dựng nhân vật. Đó là những nhân vật có tính cách thay đổi.

Tuy xây dựng nhân vật theo kiểu thiện và ác nhưng nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã có sự đổi mới. Các nhân vật của Hồ Biểu Chánh không còn là những nhân vật chức năng để thực hiện chức năng thể hiện nguyên lí “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”

theo sự an bày, sắp xếp của tác giả. Bởi vì nhân vật không còn là kiểu nhân vật hình nộm, mà nhân vật đã có hành động, có lí trí và suy nghĩ.

Hồ Biểu Chánh đã khá thành công khi xây dựng nhân vật theo mâu thuẫn, xung đột giữa thiện và ác. Tuy nhiên trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh xung đột chỉ mới được biểu hiện ở sự đối lập, đối chọi giữa các hoạt động bên ngoài, chứ chưa phải là xung đột bên trong tính cách nhân vật. Vì chính sự xung đột bên trong nhân vật có thể tạo nên hiệu quả nghệ thuật khi xây dựng nhân vật. Nhưng khi xét về thời điểm ra đời của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh thì những gì ông làm được đã là thành công và có nhiều đóng góp cho văn học.

Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh ra đời trong giai đoạn giao thời nên về nội dung hay nghệ thuật đều có sự đan cài giữa hai yếu tố là truyền thống và hiện đại. Đặc biệt trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, Hồ Biểu Chánh đã có sự tiến bộ khi khắc họa một hệ thống nhân vật đại diện cho những hạng người trong xã hội. Cách xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã thoát khỏi kiểu nhân vật lí tưởng của văn học trung đại, thay vào đó, nhân vật của trong tiểu thuyết là những con người hết sức bình thường và chân thực. Hồ Biểu Chánh đã thoát khỏi cách miêu tả nhân vật theo kiểu tượng trưng ước lệ của văn học cổ mà ông đã tiếp thu lối tả chân của văn học phương Tây. Không chỉ làm cho nhân vật hiện lên một cách chân thực mà thông qua việc miêu tả hành động, mâu thuẫn thì nhân vật còn hiện lên hết sức sinh động. Tuy chưa có nhiều thay đổi nhưng đây là những đóng góp quan trọng của Hồ Biểu Chánh trong quá trình hiện đại hóa văn học trên phương diện nghệ thuật.

PH

PHPHPHẦẦNNNN KKKKẾẾTTTT LULULULUẬẬNNNN

Với 50 năm sáng tác, Hồ Biểu Chánh đã để lại cho đời một sự nghiệp văn học gồm nhiều thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện thơ, dịch thuật, phê bình văn học, tập thơ… Và với 64 tác phẩm thì tiểu thuyết là thể loại đã tạo nên tên tuổi của Hồ Biểu Chánh trong nền văn học. Hơn nữa, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh còn được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là đã có đóng góp quan trọng trong việc hình thành tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Vì vậy, Hồ Biểu Chánh được xem là một trong những nhà văn có công mở đầu và phát triển tiểu thuyết hiện đại Việt Nam. Ra đời trong giai đoạn giao thời, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã kịp thời kế thừa được những tinh hoa của văn học truyền thống và tiếp thu cái mới của văn học phương Tây. Chính sự mạnh dạng tiếp thu và đổi mới nên tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh là tiểu thuyết được cách tân trên nhiều phương diện như đề tài, ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng nhân vật, cốt truyện và cả trên phương diện tư tưởng như quan niệm về con người. Cách lí giải về con người của Hồ Biểu Chánh vẫn mang nặng tư tưởng Nho gia nhưng đan xen vào đó là cái nhìn tiến bộ, phù hợp với con người trong xã hội đương thời. Chính sự kết hợp này tạo cho tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh mang một giá trị miên viễn. Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh nhìn chung vẫn theo quan niệm nhà Nho, tuy nhiên, Hồ Biểu Chánh không phải là người cố hủ mà ông có cái nhìn rất thoáng về con người. Ông cho rằng con người có thể không theo những quy tắc, giáo điều nhưng tùy trường hợp, hoàn cảnh sống mà con người có cách sống cho phù hợp và phải giữ được luân thường, đạo lí. Cùng với sự quan sát tinh tế và biến cố xã hội thì quan niệm và tư tưởng của Hồ Biểu Chánh có nhiều thay đổi. Con người trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh không hoàn toàn là con người bổn phận mà đã xuất hiện con người cá nhân sống theo bản ngã. Ý thức con người cá nhân ngày càng phát triển theo chiều hướng khẳng định mình. Nhưng dù thế nào đi nữa theo Hồ Biểu Chánh lí tưởng nhất là con người sống nên biết dung hòa. Con người bổn phận phải biết dung hòa giữa bổn phận gia đình với xã hội, con người cá nhân phải dung hòa giữa cái tôi và cái ta. Có như thế thì con người mới có thể sống hạnh phúc và mang lại hạnh phúc cho mọi người. Một phương diện hết sức quan trọng đã góp phần thể hiện quan niệm về con người trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hồ

Biểu Chánh rất phong phú, đa dạng, thuộc đủ hạng người khác nhau trong xã hội, nhưng ở mỗi loại nhân vật, Hồ Biểu Chánh đã khéo léo tạo cho họ mang một đặc điểm riêng. Vì vậy dù nhân vật rất đa dạng nhưng cũng rất cụ thể. Với cách khắc họa nhân vật qua các chi tiết nghệ thuật như tên gọi, ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí hoặc qua các mâu thuẫn như giai cấp, thiện-ác hay giữa cái mới và cái cũ thì Hồ Biểu Chánh đã làm cho nhân vật hiện lên một cách chân thực, sinh động như những con người thực trong xã hội. Điều đó cho thấy Hồ Biểu Chánh đã có bước tiến khá quan trọng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật nhờ tiếp thu những thành tựu của văn học phương Tây.

Hồ Biểu Chánh là người có công đầu mở ra cánh cửa cho tiểu thuyết hiện đại Việt Nam. Ở một chừng mực nhất định, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã đạt được giá trị về nội dung và nghệ thuật. Tiểu thuyết của ông là bước khởi đầu, đánh dấu một bước ngoặc trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại khi thể loại tiểu thuyết đang chuyển từ phạm trù văn học trung đại sang hiện đại. Tuy cũng có một số hạn chế nhưng dẫu sao nó cũng tạo bước đi vững chắc cho các thế hệ nhà văn sau đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

M MMỤMỤCCCC LLỤLLỤCCCC Trang PH PH PH PHẦẦNNNN MMMỞMỞ ĐẦĐẦĐẦĐẦUUUU 1. Lí do chọn đề tài... 1 2. Lịch sử vấn đề...3 3. Mục đích, yêu cầu... 8 4. Phạm vi nghiên cứu... 9

5. Phương pháp nghiên cứu... 10

PH PH PH PHẦẦNNNN NNNNỘỘIIII DUNGDUNGDUNGDUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG...11

1.1. Một số vấn đề về tác giả... 11

1.2. Phong cách nghệ thuật của Hồ Biểu Chánh...15

1.3. Vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm văn chương... 20

CHƯƠNG 2: CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH...26

2.1. Con người bổn phận...26

2.1.1. Con người bổn phận đối với gia đình... 26

2.1.2. Con người bổn phận đối với xã hội... 38

2.1.3. Một số nét đổi mới về con người bổn phận ... 49

2.2. Con người cá nhân... 57

2.2.1. Con người cá nhân với những đam mê ích kỉ và ý thức tự khẳng định mình... 57

2.2.2. Con người cá nhân với ý thức về nỗi đau và hạnh phúc đời thường... 66

2.2.3. Một số nét đổi mới về con người cá nhân... 70

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH...74

3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua chi tiết nghệ thuật... 74

3.1.1. Xây dựng nhân vật qua cách đặt tên... 74

3.1.2. Xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình... 76

3.1.3. Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ... 84

3.1.5. Xây dựng nhân vật qua miêu tả tâm lí... 101

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua mâu thuẫn, xung đột... 105

3.2.1. Xây dựng nhân vật qua mâu thuẫn giai cấp...106

3.2.2. Xây dựng nhân vật qua mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới... 109

3.2.3. Xây dựng nhân vật qua mâu thuẫn, xung đột giữa thiện và ác...113

PH PH PH PHẦẦNNNN KKKKẾẾTT LUTTLULULUẬẬNNNN...117

Một phần của tài liệu quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết hồ biểu chánh (Trang 117)