Ngôn ngữ đối thoại

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết phong thần diễn nghĩa của hứa trọng lâm (Trang 49)

V. Phương pháp nghiên cứu

3.2 Ngôn ngữ đối thoại

Đối thoại là một thành phần chủ yếu của lời nói trong tác phẩm tự sự, cơ bản là lời nhân vật trong mối quan hệ tương tác với lời người dẫn dắt chuyện.

Ngôn ngữ đối thoại là sự phát ngôn bằng lời, trao đổi trực tiếp qua lại giữa người với người từ hai phía, trong đó có người hỏi và người đáp khi tham gia vào hoạt động giao tiếp. Được diễn ra trong một hoàn cảnh nhất định, một không gian nhất định, để biết về một thông tin cần biết nào đó, thông qua ngôn ngữ dưới dạng lời nói.

Trong tác phẩm văn học ngôn ngữ đối thoại là đặc điểm nổi bật xuất phát từ ngôn ngữ nhân vật, trong quá trình giao tiếp giữa các nhân vật với nhau được tác giả ghi nhận lại. Đó là một phương diện nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm văn học. Mỗi ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm là sự cá thể hóa rất cao, mỗi nhân vật đều có một cách nói riêng, một vốn từ riêng mà không có sự lẫn lộn. Ngôn ngữ nhân vật đều có sự lựa chọn chính xác tiêu biểu cho phát ngôn của nhân vật. Bên cạnh đó ngôn ngữ nhân vật trong quá trình giao tiếp thể hiện một cách khách quan hay chủ quan, tích cực hay tiêu cực là tùy thuộc ở nhân vật. Còn tác giả là người lựa chọn sắp xếp kết nối các cuộc đối thoại của nhân vật theo từng sự kiện cụ thể mà nhân vật trao đổi trong giao tiếp. Bởi ngôn ngữ nhân vật tham gia vào việc hình thành sự phát triển của các sự kiện đồng thời cũng là nhân tố góp phần lên tính cách của nhân vật.

Khi khảo sát về tác phẩm phong thần diễn nghĩa tác giả xây dựng những tình huống và hoàn cảnh làm nền cho đối thoại xuất hiện. Các cuộc đối thoại của nhân vật luôn tác động vào nhau thúc đẩy sự phát triển của truyện, đồng thời bộc lộ bản chất, mục đích hành động của các nhân vật. Trong đó là sự đối thoại giữa nhân vật chính diện với nhau, giữa nhân vật chính diện với nhân vật phản diện và nhân vật phản diện với nhân vật phản diện. Đứng ở phương diện là người dẫn dắt câu chuyện, tác giả Hứa Trọng Lậm đưa người đọc nhận thấy được trong phong thần

diễn nghĩa là đối thoại chiếm nhiều hơn độc thoại. Trong đó là những đối thoại trực

tiếp của các nhân vật với nhau. Như tác giả cho người đọc thấy được ngôn ngữ đoạn đối thoại của Trụ Vương và Đát Kỷ. Đoạn đối thoại giữa hai nhân vật phản diện nêu lên hành vi gian ác của nhân vật, ngôn ngữ sử dụng có giá trị mê hoặc người khác.

“Ðắt Kỷ nói với Trụ vương :

- Những loại ngang bướng thế này nếu không dùng cách ghê gớm thì khó trị được loài ngang nghạnh.

- Nhưng hình phạt nặng quá chúng sẽ oán ta chăng!

Ðắt Kỷ nói :

- Dẫu chúng có oán trách nhưng không dám hành động chống lai thì nước không mất. Còn hơn là để chúng khi quân, nay mắng, mai chửi bệ hạ, làm cho phép nước rối loạn, quân phản nghịch do đó nổi dậy. Bệ hạ không thấy sao? Từ khi lập Bào Lạc, đốt Mai Bá, triều thần khiếp vía, không còn ai dám đem những giáo điều nhân nghĩa đến trước mặt Bệ hạ nguyền rủa nữa. Như vậy kết quả của trừng phạt là tuyệt đối.

Vua Trụ nghe Ðắt Kỷ nói xuôi tai, gật đầu:

- Ái khanh thật là người thông thái có thể giúp trẫm trị nước được. Ðắt Kỷ được khen rất hài lòng, tâu với Trụ Vương:

- Làm vua phải có gì cao cả trong đời mình. Nay bệ hạ tuy quyền đã có nhưng sức giàu sang chưa phô diễn tuyệt đỉnh.

Trụ Vương hỏi :

- Sức giàu sang như thế nào mới tuyệt đỉnh ?

Ðắt Kỷ nói:

- Sức giàu sang tuyệt đỉnh là sức mà thiên hạ không bao giờ tưởng tượng đến.

Trụ Vương hỏi :

- Trẫm có tiền bạc đầy kho cung điện nguy nga, vàng son lộng lẫy, như vậy thiên hạ chưa tưởng tượng được sao?

Ðắt Kỷ nói :

- Tiền bạc, vàng son, cung điện, các nước chư hầu cũng có. Họ vẫn được hưởng cảnh sung túc ấy.

Trụ Vương hỏi :

- Thế thì Trẫm phải có thứ gì mới gọi là giàu sang ?

Ðắt Kỷ tâu :

- Nay Bệ hạ đã lập Sái Bồn nuôi rắn rồi. Rắn dữ đầy hầm, đó là chuyện ít ai có .

-Nhưng nếu bên tả Bệ hạ làm một hòn núi rồi treo những tảng thịt vào gọi là Nhục Lâm (núi thịt). Bên hữu, Bệ hạ cho xây một hầm sâu, đổ đầy rượu như một hồ nước mênh mông, gọi là Tửu Trì. Như vậy hỏi trong thế gan nầy ai có thể giàu sang hơn bệ hạ.

Trụ Vương đắc ý khen :

- Khanh chế cách chơi như vậy sang trọng lắm. Nếu không có thông minh làm sao nghĩ được chuyện to tác như vậy” [11, tr. 227-228].

Trong tác phẩm Hứa Trọng Lâm đi sâu quan sát lột tả lại được những khẩu khí, cũng như ngôn ngữ của nhân vật trong quá trình đối thoại. Ngôn ngữ nhân vật dùng thể hiện sự miệt thị của nhân vật này đối với nhân vật kia.

“Lữ Nhạc nói:

- Chúng bây chớ khoe tài. Hận thù lúc trước nay ta đến đây để rửa nhục. Ta sẽ quyết với các ngươi một còn một mất.

Nghe thế, Lôi Chấn Tử mắng lớn:

- Thất phu! Không biết thân phận lẽ nào chúng ta dung cho ngươi hai lần? Nói rồi quạt cánh bay đến đánh liền. Mộc Tra, Lý Tịnh, Na Tra, Vi Hộ đồng hét lên một tiếng áp vào trợ chiến” [12, tr. 422].

Mặt khác, trong tác phẩm không vắng những đoạn đối thoại thể hiện sự tôn kính và khiêm tốn của nhân vật với nhau. Đó là những lời trao đổi giữa vua và quần thần, lời nói mang một vẻ trang trọng. “Vũ Vương ngồi, Tử Nha quỳ xuống lạy tâu:

- Có câu: Trị nước không bắt đầu từ bên ngoài, cầm quân không bắt đầu từ bên trong. Hai lòng thì không thể thờ vua, nghi ngại thì không thể đánh giặc. Thần lĩnh chức thì nguyện hết lòng đền ơn tri ngộ của Chúa công.

Vũ Vương nói:

- Thượng phụ nay đã làm nguyên soái thì phải có nhiệm vụ chinh Đông. Còn ta chỉ đến Mạnh Tân để hội chư hầu rồi lại về nước” [12, tr. 240].

Bên cạnh đó tác giả còn diễn tả cuộc đối thoại của nhân vật với ngôn ngữ thể hiện tính nghiêm khắc trong giao tiếp của nhân vật.

Tử Nha nói:

- Hai đứa các ngươi là một lũ nịnh thần sâu mọt, chuyên bày cho Trụ Vương là những chuyện hại dân hại nước. Giờ đây lại trộm ngọc ấn tới hàng Chu, thử hỏi còn chút lương tâm nào không? Sao các ngươi lại còn kêu oan cho là mình vô tội.

Ác lai nói:

- Chúng ta là kẻ xúi giục Trụ Vương làm những chuyện tội lỗi, thì phải nói chúng ta có công với nhà Chu mới đúng, thế mà Thừa tướng lại cho là chúng ta có tộ? Cơ nghiệp của Trụ Vương nếu không nhờ chúng ta tiếp tay làm cho sụp đổ thì nhà Chu sao có ngày hôm nay.

Tử Nha mắng lớn:

- Chúng bây thật là những đứa gian hùng, toàn thốt ra những lời kỳ dị. Nếu cho chúng bây khỏi tội thì có ngày cơ nghiệp nhà Chu bị hại” [12, tr. 693].

Trong đối thoại của nhân vật, tác giả Hứa Trọng Lâm đã khai thác triệt để hệ thống ngôn ngữ - khẩu ngữ thể hiện tính cá thể hóa từng nhân vật. Đó là cách xưng hô và gọi của nhân vật bằng các cặp từ “trẫm – thần”, “trẫm – khanh”, “thần – bệ hạ”, “ta – mày”, “chúng ta – các ngươi” hay “tôi” mỗi khi giao tiếp. Như các từ xưng hô “trẫm”, “ta”, “thần” và “tôi” tần số xuất hiện trong tác phẩm rất nhiều. Là một tác phẩm dạng tiểu thuyết ngôn ngữ đối thoại thì đa dạng, các từ xưng hô cũng đa dạng, làm cho mạch tự sự trong tác phẩm thêm sinh động. Đây được xem là hình tượng nghệ thuật mà Hứa Trọng Lâm xây dựng hoàn chỉnh.

Qua đây ta thấy ngôn ngữ đối thoại là ngôn ngữ nhân vật được xây dựng qua lời nói, đặc biệt là lời đối thoại như một phạm trù thẩm mĩ thực hiện chức năng của nhân vật, trong mối quan hệ chặt chẽ với các thành phần trong truyện. Một tác phẩm văn học đều cần có yếu tố ngôn ngữ của nhân vật, bên cạnh cũng không thể thiếu yếu tố đối thoại của nhân vật để hoàn thành một tác phẩm tự sự.

PHẦN KẾT LUẬN

Khi xây dựng hình tượng nhân vật trong văn chương, tiểu thuyết chương hồi cổ điển Trung Quốc đã chú ý vận dụng hình thức tượng trưng. Trong phong thần

diễn nghĩa Khương Tử Nha tượng trưng cho sự nhân nghĩa sức mạnh của trí tuệ,

Chu Vũ Vương tượng trưng cho lòng nhân đức thương dân, Trụ Vương tượng trưng cho sự tàn ác vô đạo và Đát Kỷ tượng trưng cho tính mưu mô nham hiểm ích kỷ. Tuy nói như vậy không có nghĩa là những hình tượng nhân vật đó kém sinh động, thiếu sự chân thật như con người trong lịch sử. Việc biểu hiện tấm lòng nhân nghĩa của Khương Tử Nha có phải đâu chỉ là vài lời giới thiệu sơ sài, mà hàng loạt những câu chuyện sinh động được diễn ra. Điều đòi hỏi ở tác giả phải có một khả năng khai thác, phân tích và biết lựa chọn những chi tiết phù hợp cho ý nghĩa tượng trưng. Với sự sáng tạo nhạy bén, với khả năng khái quát tổng hợp các luận điểm, tác giả đã bố trí những chi tiết đó thành một hệ thống hoàn chỉnh nhằm làm nổi bật đặc trưng tính cách của từng nhân vật. Trong đó nổi bật những nhân vật được thần thánh hóa có một khả năng siêu phàm biết phép thuật như Khương Tử Nha, Dương Tiễn, Na Tra…

Nói chung, tiểu thuyết phong thần diễn nghĩa sử dụng một số cốt truyện vay mượn từ lịch sử, nhiều bối cảnh cổ điển rồi khai thác yếu tố kỳ ảo và kịch tính, chuyển tải nội dung những vấn đề trong xã hội. Vì vậy, điều rõ ràng nhận thấy trong tác phẩm là sử dụng nghệ thuật kể chuyện thật độc đáo và hoành tráng, ảnh hưởng nhiều từ truyền thuyết và thần thoại. Những truyện trong tác phẩm mang đầy yếu tố huyền ảo tưởng tượng thật sinh động và hấp dẫn người đọc. Nó phản ánh đời sống xã hội phong kiến đầy biến cố trong lịch sử Trung Quốc.

Bài nghiên cứu đã đi sâu vào phương diên thế giới nhân vật cũng như nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, thể hiện một cách khái quát từng hình tượng nhân vật chính. Người viết hy vọng sẽ góp một phần nhỏ trong việc tìm hiểu môt khía cạnh đặc sắc trong tiểu thuyết phong thần diễn nghĩa của Hứa Trọng Lâm, việc nghiên cứu về đề tài này giúp chúng tôi hiểu thêm về phong cách sáng tác của nhà văn Hứa Trọng Lâm nói riêng và văn học Trung Hoa nói chung. Đồng thời qua bài nghiên cứu người viết thấy Hứa Trọng Lâm là một nhà văn tài năng, với một phong cách đặc sắc khi viết về tiểu thuyết thần ma. Tác giả đã có đóng góp lớn lao đối với sự phát triển của nền văn học Trung Hoa thời trung đại.

Tuy đã cố gắng để đạt được kết quả tốt, nhưng trong quá trình nghiên cứu người viết không tránh khỏi sự thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của cán bộ hướng dẫn và cán bộ phản biện để bài nghiên cứu đạt được chất lượng tốt hơn.

PHỤ LỤC

Đối với các nhân vật được phong thần. Trong bảng phong thần sẽ được chia làm 8 bộ: 4 bộ trên là Lôi, Hoả, Ôn, Đẩu. 4 bộ dưới là Thần Mưa, Thần Mây, Thần Núi, Thần Sao. Sau khi Trụ Vương mất nước, Vũ Vương lập ra nhà Chu thì dựa vào công tội của từng người để phân ngôi cao thấp. Chính vì lẽ đó mà Khương Tử Nha đã thay mặt sư phụ Nguyên Thể Thiên Tôn được xuống trần gian phò Chu diệt Trụ. Tương truyền đài Phong Thần được Khương Tử Nha xây dựng vào đời Vũ Vương, do Bá Giám xây dựng và giữ lấy các hồn khi hi sinh bay về đây. Tổng các linh hồn 365 người đã dứt nợ trần thế chờ trước ngày được Nguyên Thủy Thiên Tôn phong sắc thành thần.

Các nhân vật phong thần được thống kê dưới bảng sau:

Tên nhân vật Tên thần Nhiệm vụ

Bá Giám Thanh Phước thần Đứng đầu tám bộ gồm 365 vị

Hoàng Thiên Hóa Bỉnh Linh công, Tam

sơn chánh thuận Cai trị ba hòn núi.

Thần Ngũ Nhạc ( có 5 vị)

Hoàng Phi Hổ

Ðông nhạc Thái Sơn, Tề Thiên nhân thánh Ðại đế (Làm đầu ngũ Nhạc)

Sùng Hắc Hổ Nam nhạc Hoàng sơn, Tư thiên Chiêu thánh đại đế

Văn Sính Trung nhạc Hoành sơn. Trung thiên Sùng thái Ðại đế.

Thôi Anh Bắc nhạc Hằng sơn, An thiên huyền thánh Ðại đế.

Tưởng Hùng Tây nhạc Hoa sơn, Kim thiên thư thánh Ðại đế.

Văn Trọng

Cửu thiên Nguyên lôi thinh phổ hóa thiên tôn (đứng đầu Lôi Bộ)

Thiên Quân xem gió, mưa, mây, chớp. Lấy oai ấm sét trị tội loài tà

Còn 24 vị thiên quân Lôi Bộ

Kim Quang thánh mẫu Thiểm điển thần coi việc sấm chớp Thể vân Tiên cô Hưng vân thần coi việc kéo mây Hạm chi Tiên cô Trợ phong thần coi việc làm gió

Kim Tô Bố võ thần coi việc làm mưa

Coi Việc Sấm Sét

Ðặng Trung Ðặng thiên quân

Ðào Vinh Ðào thiên quân

Tuân Chương Tuân thiên quân Tần Hoàng Tần thiên quân Ðổng Toàn Ðổng thiên quân

Lý Đức Lý thiên quân

Bạch Hổ Bạch thiên quân

Dao Tân Dao thiên quân

Kiết Lập Kiết thiên quân

Trương Tiết Trương thiên quân Bàng Hồng Bàng thiên quân

Tất Hoàn Tất thiên quân

Triệu Gian Triệu thiên quân Viên Giác Viên thiên quân Tôn Lương Tôn thiên quân Vương Diệt Vương thiên quân Trương Triệu Trương thiên quân

Dư Khánh Dư thiên quân

Hỏa bộ chính thần (6 vị)

La Tuyên

Nam phương Tam khí, Hỏa đức tinh quân chánh thần (làm đầu Hỏa Bộ)

Trong coi việc lành dữ răn đời

Châu chiêu Vĩ hỏa hồ

Phương Quý Chỉ hỏa hầu

Lưu Hoàn Tiếp hỏa thiên quân

Vương Giác Dực hỏa hầu

Ôn Hộ chánh thần

Lữ Nhạc Ôn Hoàng Hạo thiên Ðại đế ( đứng đầu bộ Ôn)

Trừ kẻ ác trong đời Châu Tín Ðông phương hành ôn sứ giả

Lý Kỳ Nam phương hành ôn sứ giả

Châu Thiên Lân Tây phương hành ôn sứ giả Dương Văn Huy Bắc phương hành ôn sứ giả Trần Canh Khuyến thiên Ðại sứ

Lý Bình Hòa ôn Ðạo sĩ

Ðẩu Bộ Chánh thần

Kim Linh Thánh Ðẩu Bộ Chánh thần ( đứng đầu 5 bộ đẩu)

Cai trị các vì tinh tú. Tám mươi bốn ngàn vì sao lớn nhỏ đều được sai

1) Ðông đẩu tinh quân gồm có các thần:

Tô Hộ, Kim Khuê, Cơ Thúc Minh, Triệu Bình

2) Tây đẩu tinh quân gồm có: Hoàng Thiên Lộc Long Hoàn Tôn Tử Võ Hồ Thăng Hồ Văn Bàng

3) Trung đẩu tinh quân gồm có:

Lỗ Nhân Kiệt Triều Lôi

Cơ Thúc Thăng Cơ Bá Ấp Khảo trung

đế.

4) Nam đẩu Tinh quân gồm có:

Châu Kỷ Hồ Lôi Cao Quý Dư Thành

5) Bắc đẩu tinh quân gồm có:

Thiên Cang

Hoàng Thiên Tường Văn Khúc Tỉ Can Võ Khúc Ðậu Vinh Tả phụ Hàng Thăng Hàng Biên,

Tô Toàn Trung

Thăng Lang NgạcThuận Quách Thần

Ðổng Trung.

Các vì sao được phong

Tên người Tên sao

Đặng Cửu Công Thanh lonh tinh

Từ Cái Thái sương

Lôi Bàng Câu trận

Mã Phương Châu tước

Thương Dung Ngọc đường

Hồng Cẩm Long đức

Trụ Vương Thiên hỉ

Hạ Chiêu Nguyệt đức

Giả Thị Mao đoan

Đặng Hoa Mộc phu

Hỏa Linh Hỏa phủ

Đặng Thiền Ngọc Lục hợp

Ôn Văn Hóa Lực sĩ

Trương Sơn Dằng xã tinh Khương Hoàng Hậu Thái âm

Ân Thành Tú Bạch Hổ

Từ Khôn Huyền vũ

Long Kiết Công Chúa Hồng loan

Mai Bá Thiên đức

Triệu Khải Thiên xá

Tiêu Trăng Kim phủ

Dư Nguyên Thủy phủ

Thổ Hành Tôn Thổ phủ

Đỗ Nguyên Tiến Bất sĩ Hoàng Phi Bửu Hà khôi Khương Hoàng Sở Đế xá

Đinh Sách Đế lộ

Lý Cẩm Hoàng ân

Hoàng Quý Phi Địa hậu

Hoàng Minh Phục long

Ngụy Bôn Huỳnh phan

Trương Quế Phương Tán môn

Bí Trọng Câu giác

Bành Tuân La hầu

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết phong thần diễn nghĩa của hứa trọng lâm (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)