V. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình và tính cách hành động
3.1.1 Ngoại hình nhân vật
Xây dựng nhân vật là một quá trình sáng tạo của nhà văn. Mỗi nhà văn có những thủ pháp xây dựng riêng biệt mang đậm phong cách sáng tạo của mỗi người. Qua nhân vật, nhà văn thể hiện những tư tưởng và quan niệm của mình. Ngoại hình là đặc điểm khái quát chỉ toàn bộ những biểu hiện tạo nên dáng bề ngoài của nhân vật. Đó là những nét nói về diện mạo, hình dáng, cử chỉ, tác phong của nhân vật được đề cập đến trong tác phẩm. Qua nét diện mạo bên ngoài một phần sẽ biểu hiện tâm hồn, tính cách của nhân vật. Để xây dựng tính cách nhân vật, nhà văn Hứa Trọng Lâm cũng đi sâu vào việc miêu tả ngoại hình nhân vật. Qua ngoại hình của nhân vật phần nào người đọc đã đoán ra được tính cách cũng như số phận của nhân vật.
Phong thần diễn nghĩa đã sáng tạo ra cho người đọc một thế giới nhân vật ảo
tưởng có hình dáng khác thường khi dựa trên những con người bình thường. Từ những con người bình thường trong lịch sử trở thành những con nguời thần thánh hóa có nhiều tài năng hơn người. Trong đó tác giả miêu tả những con người có ngoại hình kỳ lạ. Như sự miêu tả hình dáng của nhân vật Dương Nhậm từ một con người bình thường bị Trụ Vương khoét mắt. Sau đó được Thanh Hư đạo nhân nhận làm đệ tử thì ngoại hình thay đổi: “Trong hai hốc mắt bị khoét mọc ra hai cánh tay
nhỏ, trong hai bàn tay nhỏ lại có hai con mắt nữa, cùng với năm chòm râu rất dài bay phất phơ theo gió” [12, tr. 346]. Kế tiếp là nhân vật Na Tra thì tác giả miêu tả
lúc mới sinh ra: “Na Tra lớn nhanh như thổi mới bảy tuổi mà mình cao sáu thước
vai rộng hai thước ngỗ nghịch muôn phần” [11, tr. 154]. Tuy còn nhỏ nhưng đã có
hình dáng của nhân vậy khác thường như một người lớn, thề hiện khí phách của một vị anh hùng. Hay lúc nhà văn miêu tả Na Tra chiến đấu với quân Thương nhân vật này hiện ra có ba đầu sáu tay trong rất lạ kỳ. Khi nói về nhân vật Lôi Chấn Tử thì tác giả miêu tả con người “mặt mũi xanh lè, hai mắt đỏ hoe, hai bên sườn có
đôi cánh” [11, tr. 277] hoặc Dương Tiễn thì có ba mắt, hay diễn tả sắc đẹp diện
mạo bề ngoài của Đát Kỷ “mắt phượng mày ngài, mặt tựa phù dung dịu dàng uyển
chuyển” [11, tr. 50] đó là vẻ đẹp như hoa như ngọc của Đát Kỷ những qua đó cũng
thể hiện mối họa của một con người bạc mệnh. Đúng với câu trong nhân gian hay nói “Hồng nhan thì bạc mệnh”. Nhà văn đã sáng tạo ra hình dáng bên ngoài của mỗi nhân vật mang một đặc điểm khác thường tạo sự ấn tượng cho người đọc. Tuy là sự tưởng tượng ảo tưởng nhưng cũng thể hiện một trí tuệ đầy sáng tạo nghệ thuật của tác giả Hứa Trong Lâm làm cho tác phẩm khác hẳn hiện thực có một màu sắc kì diệu.
Như vậy, miêu tả ngoại hình, nhà văn Hứa Trọng Lâm không lấy đúng chân dung của nhân vật lịch sử mà chỉ phác họa bằng một nét điển hình, riêng biệt mang tính thần thánh hóa sinh động. Tuy nhiên, chỉ với những nét tưởng tượng phong phú và tài năng đã đem lại giá trị lớn cho hình tượng nhân vật phong thần diễn nghĩa. Nó vừa mang tính chất tạo hình, vừa có khả năng thể hiện một cách sinh động tính cách của nhân vật, đồng thời tạo những ấn tượng mạnh cho người đọc khi nhận dạng nhân vật. Qua ngoại hình về nhân vật, quan niệm về con người của tác giả cũng như con người trong xã hội thời bấy giờ, cần phải có những con người anh hùng như thế mới làm nên lịch sử.
3.1.2 Tính cách và hành động của nhân vật
Các nhân vật của Hứa Trọng Lâm là những con người được xây dựng một cách mới mẽ, nhưng lại được phác hoạ ở nhiều thời điểm khác nhau và trong những hoàn cảnh khác nhau. Sở dĩ như vậy vì đa số các nhân vật của phong thần đều được xây dựng dựa trên các câu chuyện lịch sử. Vì vậy tính cách và hành động của nhân vật đều có đặc điểm khác nhau. Tác giả khi hành văn rất ít xen vào những đoạn giới thiệu dài dòng bằng lời của người thứ ba. Mà chỉ tự thân nhân vật đó nói hay nhờ một nhân vật khác trong tác phẩm giới thiệu thay cho lời tác giả. Qua việc xây dựng nhân vật như thế, mạch tự sự của các truyện cũng có nhiều thay đổi bất ngờ khi nhân vật thay đổi về tính cách và hành động. Như trong tác phẩm diễn tả hành động và tích cách của nhân vật Na Tra từ lúc còn nhỏ thì rất ham chơi, nghịch ngộm, không biết sợ chuyện gì nên giết chết Tam thái tử Ngao Bính con Long
vương, rồi đại náo long cung gây ra nhiều hậu quả cho bản thân và gia đình. Nhưng khi biết việc làm của mình hại đến cha mẹ nhân vật Na Tra đã nhận thức được hành động của mình là sai: “Giết người thì đền mạng. Nay ta bằng lòng mổ bụng moi
gan, lóc thịt, chặt xương của ta ra để đền tội với song thân, trả ơn sanh thành. Các người không được làm phiền đến song thân ta nữa. Nếu các người bằng lòng như vậy thì ta thi hành, bằng không, ta cùng các người đến yết kiến Ngọc Hoàng, nhờ phân xử phải trái” [11, tr175]. Bên cạnh đó tính cách của nhân vật Khương Tử Nha
cương trực thấu hiểu cho nhân dân, thương dân muốn góp sức giúp đỡ cho bá tính. Từ đó dẫn đến hành động của nhân vật Khương Tử Nha giúp đỡ nhà Chu. Tuy già hơn bảy mươi tuổi nhưng thể hiện một phẩm chất ưu tú của con người đầy nhiệt huyết dám nghĩ dám làm: “Tử-Nha nói : Ngươi biết một chẳng biết hai. Ta không
dùng lưởi câu cong này để câu cá câu tôm, chỉ dùng lưởi câu ngay để câu thời vận. Nếu làm cong queo thì được của thà cứ thế ngay mà thanh bạch còn hơn. Nói rồi ngâm mấy câu:
“Ngày chờ thời giờ quý Vậy được của không cầu Chẳg kiếm tôm kiếm cá
Mà kiếm công kiếm hầu” [11, tr. 293].
Còn tính cách của Vũ Vương một con người nhân hậu, đức độ luôn nghĩ cho người khác. Dẫn đến hành động khởi binh thảo phạt trừ kẻ tàn bạo để mang lại cuộc sống bình yên ấm no cho trăm họ: “Đại vương có lòng nhân đức, chư hầu tới
quy thuận nhà Chu chính là cùng đại vương trừ bạo cứu dân, tôn đại vương lên làm Thiên tử để thiên hạ được hưởng thái bình, ấy cũng chính là điềm nhân thuận”
[12, tr, 665]. Ngoài ra, tác giả Hứa Trọng Lâm miêu tả lại tính cách của nhân vật Trụ Vương là con người hoang dâm, mê sắc dục, không nghe lời can gián mà dẫn đến lỗi đạo và mất nước: “Ta vì mê sắc làm liều, chẳng chịu nghe lời can gián của
trung thần, vì thế mà cơ nghiệp bỗng chốc bị thiêu rụi, còn mặt mũi nào mà trông thấy tiên vương nơi cửa tuyền nữa” [12, tr .658].
Như vậy, các nhân vật của Hứa Trọng Lâm thường bị đẩy đến một tình thế nan giải buộc nhân vật phải tự nhận thức và hành động. Với cách tạo cho nhân vật một sự tự ý thức gần như tối đa, tác giả hầu như đứng ngoài các câu chuyện và để
mặc cho các nhân vật tự quyết định lấy số phận mình. Qua đó thấy được tính cách và hành động của nhân vật tự thân nhân vật thể hiện, tác giả là người ghi lại hành động của nhân vật để người đọc cảm nhận một cách cụ thể.
3.2 Ngôn ngữ đối thoại
Đối thoại là một thành phần chủ yếu của lời nói trong tác phẩm tự sự, cơ bản là lời nhân vật trong mối quan hệ tương tác với lời người dẫn dắt chuyện.
Ngôn ngữ đối thoại là sự phát ngôn bằng lời, trao đổi trực tiếp qua lại giữa người với người từ hai phía, trong đó có người hỏi và người đáp khi tham gia vào hoạt động giao tiếp. Được diễn ra trong một hoàn cảnh nhất định, một không gian nhất định, để biết về một thông tin cần biết nào đó, thông qua ngôn ngữ dưới dạng lời nói.
Trong tác phẩm văn học ngôn ngữ đối thoại là đặc điểm nổi bật xuất phát từ ngôn ngữ nhân vật, trong quá trình giao tiếp giữa các nhân vật với nhau được tác giả ghi nhận lại. Đó là một phương diện nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm văn học. Mỗi ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm là sự cá thể hóa rất cao, mỗi nhân vật đều có một cách nói riêng, một vốn từ riêng mà không có sự lẫn lộn. Ngôn ngữ nhân vật đều có sự lựa chọn chính xác tiêu biểu cho phát ngôn của nhân vật. Bên cạnh đó ngôn ngữ nhân vật trong quá trình giao tiếp thể hiện một cách khách quan hay chủ quan, tích cực hay tiêu cực là tùy thuộc ở nhân vật. Còn tác giả là người lựa chọn sắp xếp kết nối các cuộc đối thoại của nhân vật theo từng sự kiện cụ thể mà nhân vật trao đổi trong giao tiếp. Bởi ngôn ngữ nhân vật tham gia vào việc hình thành sự phát triển của các sự kiện đồng thời cũng là nhân tố góp phần lên tính cách của nhân vật.
Khi khảo sát về tác phẩm phong thần diễn nghĩa tác giả xây dựng những tình huống và hoàn cảnh làm nền cho đối thoại xuất hiện. Các cuộc đối thoại của nhân vật luôn tác động vào nhau thúc đẩy sự phát triển của truyện, đồng thời bộc lộ bản chất, mục đích hành động của các nhân vật. Trong đó là sự đối thoại giữa nhân vật chính diện với nhau, giữa nhân vật chính diện với nhân vật phản diện và nhân vật phản diện với nhân vật phản diện. Đứng ở phương diện là người dẫn dắt câu chuyện, tác giả Hứa Trọng Lậm đưa người đọc nhận thấy được trong phong thần
diễn nghĩa là đối thoại chiếm nhiều hơn độc thoại. Trong đó là những đối thoại trực
tiếp của các nhân vật với nhau. Như tác giả cho người đọc thấy được ngôn ngữ đoạn đối thoại của Trụ Vương và Đát Kỷ. Đoạn đối thoại giữa hai nhân vật phản diện nêu lên hành vi gian ác của nhân vật, ngôn ngữ sử dụng có giá trị mê hoặc người khác.
“Ðắt Kỷ nói với Trụ vương :
- Những loại ngang bướng thế này nếu không dùng cách ghê gớm thì khó trị được loài ngang nghạnh.
- Nhưng hình phạt nặng quá chúng sẽ oán ta chăng!
Ðắt Kỷ nói :
- Dẫu chúng có oán trách nhưng không dám hành động chống lai thì nước không mất. Còn hơn là để chúng khi quân, nay mắng, mai chửi bệ hạ, làm cho phép nước rối loạn, quân phản nghịch do đó nổi dậy. Bệ hạ không thấy sao? Từ khi lập Bào Lạc, đốt Mai Bá, triều thần khiếp vía, không còn ai dám đem những giáo điều nhân nghĩa đến trước mặt Bệ hạ nguyền rủa nữa. Như vậy kết quả của trừng phạt là tuyệt đối.
Vua Trụ nghe Ðắt Kỷ nói xuôi tai, gật đầu:
- Ái khanh thật là người thông thái có thể giúp trẫm trị nước được. Ðắt Kỷ được khen rất hài lòng, tâu với Trụ Vương:
- Làm vua phải có gì cao cả trong đời mình. Nay bệ hạ tuy quyền đã có nhưng sức giàu sang chưa phô diễn tuyệt đỉnh.
Trụ Vương hỏi :
- Sức giàu sang như thế nào mới tuyệt đỉnh ?
Ðắt Kỷ nói:
- Sức giàu sang tuyệt đỉnh là sức mà thiên hạ không bao giờ tưởng tượng đến.
Trụ Vương hỏi :
- Trẫm có tiền bạc đầy kho cung điện nguy nga, vàng son lộng lẫy, như vậy thiên hạ chưa tưởng tượng được sao?
Ðắt Kỷ nói :
- Tiền bạc, vàng son, cung điện, các nước chư hầu cũng có. Họ vẫn được hưởng cảnh sung túc ấy.
Trụ Vương hỏi :
- Thế thì Trẫm phải có thứ gì mới gọi là giàu sang ?
Ðắt Kỷ tâu :
- Nay Bệ hạ đã lập Sái Bồn nuôi rắn rồi. Rắn dữ đầy hầm, đó là chuyện ít ai có .
-Nhưng nếu bên tả Bệ hạ làm một hòn núi rồi treo những tảng thịt vào gọi là Nhục Lâm (núi thịt). Bên hữu, Bệ hạ cho xây một hầm sâu, đổ đầy rượu như một hồ nước mênh mông, gọi là Tửu Trì. Như vậy hỏi trong thế gan nầy ai có thể giàu sang hơn bệ hạ.
Trụ Vương đắc ý khen :
- Khanh chế cách chơi như vậy sang trọng lắm. Nếu không có thông minh làm sao nghĩ được chuyện to tác như vậy” [11, tr. 227-228].
Trong tác phẩm Hứa Trọng Lâm đi sâu quan sát lột tả lại được những khẩu khí, cũng như ngôn ngữ của nhân vật trong quá trình đối thoại. Ngôn ngữ nhân vật dùng thể hiện sự miệt thị của nhân vật này đối với nhân vật kia.
“Lữ Nhạc nói:
- Chúng bây chớ khoe tài. Hận thù lúc trước nay ta đến đây để rửa nhục. Ta sẽ quyết với các ngươi một còn một mất.
Nghe thế, Lôi Chấn Tử mắng lớn:
- Thất phu! Không biết thân phận lẽ nào chúng ta dung cho ngươi hai lần? Nói rồi quạt cánh bay đến đánh liền. Mộc Tra, Lý Tịnh, Na Tra, Vi Hộ đồng hét lên một tiếng áp vào trợ chiến” [12, tr. 422].
Mặt khác, trong tác phẩm không vắng những đoạn đối thoại thể hiện sự tôn kính và khiêm tốn của nhân vật với nhau. Đó là những lời trao đổi giữa vua và quần thần, lời nói mang một vẻ trang trọng. “Vũ Vương ngồi, Tử Nha quỳ xuống lạy tâu:
- Có câu: Trị nước không bắt đầu từ bên ngoài, cầm quân không bắt đầu từ bên trong. Hai lòng thì không thể thờ vua, nghi ngại thì không thể đánh giặc. Thần lĩnh chức thì nguyện hết lòng đền ơn tri ngộ của Chúa công.
Vũ Vương nói:
- Thượng phụ nay đã làm nguyên soái thì phải có nhiệm vụ chinh Đông. Còn ta chỉ đến Mạnh Tân để hội chư hầu rồi lại về nước” [12, tr. 240].
Bên cạnh đó tác giả còn diễn tả cuộc đối thoại của nhân vật với ngôn ngữ thể hiện tính nghiêm khắc trong giao tiếp của nhân vật.
Tử Nha nói:
- Hai đứa các ngươi là một lũ nịnh thần sâu mọt, chuyên bày cho Trụ Vương là những chuyện hại dân hại nước. Giờ đây lại trộm ngọc ấn tới hàng Chu, thử hỏi còn chút lương tâm nào không? Sao các ngươi lại còn kêu oan cho là mình vô tội.
Ác lai nói:
- Chúng ta là kẻ xúi giục Trụ Vương làm những chuyện tội lỗi, thì phải nói chúng ta có công với nhà Chu mới đúng, thế mà Thừa tướng lại cho là chúng ta có tộ? Cơ nghiệp của Trụ Vương nếu không nhờ chúng ta tiếp tay làm cho sụp đổ thì nhà Chu sao có ngày hôm nay.
Tử Nha mắng lớn:
- Chúng bây thật là những đứa gian hùng, toàn thốt ra những lời kỳ dị. Nếu cho chúng bây khỏi tội thì có ngày cơ nghiệp nhà Chu bị hại” [12, tr. 693].
Trong đối thoại của nhân vật, tác giả Hứa Trọng Lâm đã khai thác triệt để hệ thống ngôn ngữ - khẩu ngữ thể hiện tính cá thể hóa từng nhân vật. Đó là cách xưng hô và gọi của nhân vật bằng các cặp từ “trẫm – thần”, “trẫm – khanh”, “thần – bệ hạ”, “ta – mày”, “chúng ta – các ngươi” hay “tôi” mỗi khi giao tiếp. Như các từ xưng hô “trẫm”, “ta”, “thần” và “tôi” tần số xuất hiện trong tác phẩm rất nhiều. Là một tác phẩm dạng tiểu thuyết ngôn ngữ đối thoại thì đa dạng, các từ xưng hô cũng đa dạng, làm cho mạch tự sự trong tác phẩm thêm sinh động. Đây được xem là hình tượng nghệ thuật mà Hứa Trọng Lâm xây dựng hoàn chỉnh.
Qua đây ta thấy ngôn ngữ đối thoại là ngôn ngữ nhân vật được xây dựng qua lời nói, đặc biệt là lời đối thoại như một phạm trù thẩm mĩ thực hiện chức năng của nhân vật, trong mối quan hệ chặt chẽ với các thành phần trong truyện. Một tác phẩm văn học đều cần có yếu tố ngôn ngữ của nhân vật, bên cạnh cũng không thể