Nhân vật là yêu tinh

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết phong thần diễn nghĩa của hứa trọng lâm (Trang 40)

V. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2 Nhân vật là yêu tinh

Tiểu thuyết phong thần diễn nghĩa đã sáng tạo ra một thế giới nhân vật yêu tinh tham gia trong tác phẩm tạo thêm sự sinh động vào câu chuyện phong thần, đầy đủ ba yếu tố “thần, người, yêu tinh”. Tác giả xây dựng những hình tương yêu tinh đã được nhân cách hóa. Các yêu tinh cũng là lực lượng thống trị ở hiện thực trần gian. Bọn chúng cấu kết với giai cấp thống trị làm mọi điều ác. Đại diện cho thế lực này là Hồ Ly ngàn năm, Chim Trĩ chín đầu, Đàn Tỳ Bà bằng đá ngọc thạch. Trong đó tác giả đi sâu khắc họa nhân vật Hồ Ly tinh ngàn năm hóa thân vào vai nhân vật Tô Đát Kỷ mang tính cách một con người hoàn chỉnh, để tồn tại theo suốt diễn tuyến cùng các nhân vật trong tác phẩm. Tác giả không miêu tả tường tận về

sống ở mộ Hoàng Đế mà thôi, rồi được Nữ Oa sai khiến mê hoặc Tru Vương mà thôi.

“Trong truyền thuyết dân gian Trung quốc, Hồ Ly tinh là tên gọi của loài cáo tu luyện thành tinh. Trong các loài vật, thì loài cáo là loài có thể nói là thông minh nhất sau con người. Theo truyền thuyết, chúng có thể tu hành luyện đạo, tu một trăm năm thì ba cái đuôi sẽ mọc ra và được gọi là “yêu hồ”, tu luyện đến một ngàn năm thì chuyển sang loài “lục vĩ ma hồ”, và cứ như vậy khi đạt đến cảnh giới chín đuôi gọi là “cửu vĩ thiên hồ” không ai rõ đích xác phải bao năm mới đạt được đến cảnh giới. Mỗi chiếc đuôi là một mạng sống của chúng. Muốn giết chết một con Hồ ly thì phải chặt hết đuôi của chúng trước. Hồ ly cái khi hoá thành người thường vô cùng xinh đẹp, thông minh, có sức quyến rũ kì lạ. Các Hồ ly cái thường sử dụng ưu điểm đó để hớp hồn đàn ông và sau đó sẽ tìm cách để hút máu của họ cho đến chết, thậm chí có khi còn ăn thịt họ nữa. Tuy nhiên màu lông của Hồ ly thì khác hẳn so với cáo thường. Tuỳ theo số năm tu luyện mà chúng đổi màu theo đó. Tương truyền, lông của Cửu vĩ hồ thường có màu đỏ tươi như máu. Hồ ly thường sống trong các hang động lạnh vì chúng ưa lạnh. Mỗi khi ra khỏi hang động chúng đều thay đổi hình dạng. Chỉ khi chết chúng mới trở lại y nguyên hình dạng của một con cáo. Hồ ly cũng có tổ chức bầy đàn. Thủ lĩnh tối cao nhất của Hồ ly thường được gọi là “Hồ cung chủ”. Chức vị đó được truyền từ đời này sang đời khác, thường là truyền cho đứa con mà “hồ cung chủ” đó yêu thương nhất hoặc tài giỏi nhất.Từ đó trong dân gian người ta tương truyền rằng Đát Kỷ ái phi của Trụ Vương là một “hồ cung chủ” của Hồ ly thời đó” [14].

Theo tác phẩm diễn giải thì Đát Kỷ nguyên là Tô Đát Kỷ, con gái của Ký Châu hầu Tô Hộ. Do vua Trụ Vương vốn háo sắc, nghe lời của hai tên gian thần Bí Trọng và Vưu Hồn, nên đòi Tô Hộ phải dâng con gái để nạp làm phi tầng. Tuy Tô Hộ phản ứng mạnh trước yêu cầu này, nhưng sau khi có thư khuyên giải cân nhắc của Tây Bá hầu Cơ Xương, ông quyết định dâng con gái vào cung hầu hạ cho vua Trụ. Tô Hộ có hai người con, một là con trai trưởng Tô Toàn Trung, văn võ song toàn, dũng trí hơn người, hai là Tô Đát Kỷ, một cô gái xinh đẹp tuyệt trần “mắt phượng

mày ngài, mặt tựa phù dung, dịu dàng uyển chuyển” [11, tr. 50]. Tác giả miêu tả

rằng Đát Kỷ thực ra chỉ là người bình thường, nhưng trên đường dâng nạp cho Trụ Vương đã bị Hồ ly tinh ở mộ Hoàng Đế nhập xác để thực hiện nhiệm vụ của Nữ Oa giao cho là làm cho Trụ Vương mê muội và nhà Thương sụp đổ, tạo điều kiện cho nhà Chu thu phục thiên hạ. Từ chi tiết đó Hứa Trọng Lâm dùng ngồi bút của mình để dựng lên các câu chuyện yêu tinh Hồ Ly thay thế thân xác của Đát Kỷ mà bày ra

những truyện xấu, xúi dục vua Trụ làm theo mình. Khi được tiến cung làm ái phi, do có sắc đẹp tuyệt trần, lại thông minh gian xảo nhân vật Đát Kỷ mê hoặc Vua Trụ mãi mê ăn chơi bỏ hết cả việc triều chính, làm ra nhiều chuyện thất đức trái lại với ý trời và lòng dân: “Ðắc Kỷ quỳ tâu:

-Ngày trước ,Vân Trung Tử là một gã yêu đạo bày chuyện dối vua , khiến muôn dân nghe việc ấy mà loạn động , tư tuởng không an. Nay Ðổ Nguyên Tiến làm chức Thái Sư tại triều mà cũng cùng một hành động dối vua như tên yêu đạo đó nữa thì dân chúng sẽ đảo huyền, lòng người xao loạn. Yêu mị ở Triều Ca chính là bè lũ mị chúa ấy, xin bệ hạ truyền chém hết những ai có ý mê hoặc như vậy mới giử gìn xã tắc được .

Trụ Vương nghe Ðắc Kỷ nói, mặt đỏ bừng, quay lại nói với Thừa Tướng Thương Dung :

-Tô mỹ nhân luận rất phải. Yêu mị đó chính là bọn theo phe yêu đạo , mê hoặc lòng dân , gây mầm phản loạn. Ðổ Nguyên Tiến tuy là tôi già song tội không thể dung tha. Liền truyền lệnh chém Ðổ Nguyên Tiến bêu đầu để răn chúng” [11, tr. 64].

Trước hết ả Hồ ly Đát Kỷ lấy thân phận là phi tầng, dần dần hiện nguyên hình một người tàn ác, dùng lời ngon ngọt bày kế cho vua xây dựng những hình phạt độc ác như Bào Lạc để trừng phạt những vị trung thần có lòng tốt can gián vua. “Thần

thiềp nghĩ rằng không dùng hình phạt như vậy thì không sao trừ được những kẽ già mồm miệng, những tôi thần phản nghịch mắng vua, coi thường luật pháp sẽ kinh hồn khiếp phục” [11, tr. 69]. Mặc khác nhân vật này còn ghen tị, cấu kết với bạn

gian thần Vưu Hồn, Bí Trọng lập mưu hại chết chính cung Hoàng Hậu và hai vị thái tử. Mong muốn được làm hoàng hậu mẫu nghi của thiên hạ nên tìm cách hãm hại: “Ta là Hậu Phi, được bệ hạ yêu dấu, mà Khương Hoàng Hậu ỷ quyền Chánh

Cung mắng nhiếc ta trước mặt hai vị Quý Phi, xấu hổ không thể tả. Oán này biết bao giờ mới trả được?

Cổn Quyên nói :

-Bệ hạ đã hứa cho Nương Nương lên làm Hoàng Hậu thì lo gì oán ấy không trả xong?

Ðắc Kỷ nói :

-Tuy bệ hạ yêu ta mà hứa như vậy , chớ phế một Hoàng Hậu không phải là dễ . Triều thần sẽ ngăn cản , thiên hạ sẽ dèm siểm . Hơn nữa , Chánh Hậu còn sờ sờ ra

đó . Bệ hạ làm sao xô xuống được mà đưa ta lên chiếc ghế uy quyền ấy ? Muốn được việc phải tìm cách giết Chánh Cung đi thì mới xong . Ngươi có mưu nào hay không?” [11, tr. 79]. Với tính cách của một loài yêu tinh, mưu mô xảo quyệt Đát

Kỷ cùng bọn nịnh thần trợ giúp, tạo ra thành công âm mưu vu khống Khương hoàng hậu làm phản để mượn tay Trụ Vương giết chết. Từ đó Đát Kỷ sẻ trở thành chính cung không một người nào có thể chống lại được. Nhờ sự khéo léo của mình, biết cách mê hoặc làm cho vua Trụ hết mực thương yêu, khi nói ra điều gì nhà vua cũng nghe và chiều theo. Nhân vật Đát Kỷ ngày càng đắc ý hơn khi cùng các đồng loại kéo nhau đến ăn chơi quấy phá triều cương ngày càng hỗn độn. Tác giả đi sâu vào miêu tả tính cách tàn ác của Đát Kỷ thông qua những việc làm của nhân vật này. Do là loài yêu tinh hóa thân thành người nên không biết suy nghĩ yêu thương con người hễ thấy những ai đáng ghét, đắc tội với mình đều tìm cách hãm hại cho bằng được. Lợi dụng sự yêu thương của Trụ Vương nhân vật Hồ Ly Đát Kỷ ngày càng chuyên quyền trong Triều Ca, nghĩ ra các các hình phạt tàn ác để hại các cung phi như Sái Bồn, một hình phạt hết sức tàn ác. Bên cạnh còn dựng lên những nơi ăn chơi lạc thú Lộc Đài, Tửu Trì Nhục Lâm để hưởng thụ vui vẻ cùng vua Trụ, làm cho hao tiền tốn của bá tính đói khổ lầm than oán trách.

Việc làm của Hồ Ly Đát Kỷ ngày càng vượt quá khi ép vua giết hại thân thuộc do sự bất hòa với Tỷ Can bắt ông này phải moi tim ra làm thuốc:“Nay Hoàng hậu

mắc chứng nan ý sắp tắt thở, chỉ có thừa tướng là có tim thất khiếu chữa lành bệnh. Xin Thừa tướng mở lòng để trẩm dùng một ít thì ơn tái tạo trẫm chẳng bao giờ quên” [11, tr. 336]. Sự tàn ác cực độ của Hồ Ly còn được tác giả miêu tả sâu

sắc ở hồi tám mươi chín, khi nhân vật cùng với Trụ Vương giết hại dân chúng trong những lúc uống rượu trên Lộc Đài: “Một lần nhìn thấy cảnh một cụ già và một

chàng trai trẻ sắn quần đi trong mưa tuyết, tuy già nhưng sức khỏe như thường, còn chàng trai run rẩy vì lanh. Đát Kỷ: nói cụ già được sinh ra trong lúc cha mẹ còn trẻ nên ống chân có đầy tủy, chàng trai trẻ kia sinh ra khi cha mẹ đã già khí huyết suy nhược nên có tủy trong ống rất ít, vì thế mà lạnh. Trụ Vương không tin, liền cho người chặt chân cụ già và chàng trai trẻ ra xem quả dúng như lời Đát Kỷ nói. Một lần khác thì lại bắt thai phụ mổ bụng ra để xem trai hay gái” [12, tr. 556 -557]. Có thể nói những việc làm của Hồ Ly Đát Kỷ và Trụ Vương thật quá ư tàn

nhẫn, người đời câm phẫn đến trời đất không thể dung tha. Phong thần cho ta cách nhìn rõ về sự gian ác của loài yêu tinh vì tham vọng vui chơi mà giết người không thương tiết. Biết rằng nhân vật Hồ ly theo lời của Nữ Oa là cho Trụ vương điêu đứng mất nước. Kể ra cũng có công, nhưng do thực hiện nhiệm vụ quá lạm dụng điều tàn ác vượt ý chỉ, làm chết nhiều người, nên phải bị Nữ Oa xuống trần thu phục giao cho Tử Nha xử tội: “Năm xưa nương nương dùng phướng chiếu yêu gọi

chị em tôi đến, sai vào cung cấm phá trí khôn Trụ Vương, làm nhiều điều trái lẽ, phá tan tành cơ nghiệp Thành Thang. Chúng tôi vâng lệnh làm Trụ Vương hết vây cánh, nước nhà nghiêng ngửa. Nay chúng tôi định đến tâu cùng nương nương thì bị Dương Tiễn và hai tướng đuổi theo. Xin nương nương cứu mạng chị em tôi. Nếu nương nương bắt chị em tôi giao nạp cho Tử Nha thì nương nương xuất hồ phản hồ sao?

Nữ Oa nói:

Ta sai chúng bây phá cơ nghiệp vua Trụ là hợp ý trời. Ta có dặn các ngươi là đừng giết hại kẻ vô tội. Song chúng bây không nghe, làm nhiều điều tội ác, giết cả tôi trung. Nay tội đáng chết, sao các ngươi dám bảo ta xuất hồ phản hồ?. Ba con yêu làm thinh, cúi mặt không nói một lời” [12, tr. 649]. Tất cả những việc làm của nhân

vật yêu tinh chỉ muốn đúng lời căn dặn của Nữ Oa nhưng do là loài yêu tinh biến thành người mang bản chất hung ác muốn thỏa mãn dục vọng của mình, trái lệnh của bề trên hại đến người vô tội làm cho trần gian phải chịu một kiếp tai ươn đau khổ. Sự tàn ác của hồ ly gây ra người gánh chịu nặng nề vẫn là bá tính thường dân, gia đình phải chịu cảnh chia lìa, đất nước loạn lạc lòng dân oán ghét. Tác giả cho người đọc thấy được một cuộc diện xã hội rối ren, thế giới yêu tinh tham gia vào cai trị loài người làm cho thế giới hỗn loạn yêu tinh và người cùng tồn tại với nhau không có sự phân chia. Những tội ác mà Hồ Ly Đát Kỷ gây ra cuối cùng phải chịu sự trừng phạt thích đáng dưới lưỡi đao của Khương Tử Nha trả lại sự bình yên cho thiên hạ không còn cái ác tồn tại.

Tóm lại, khi tìm hiểu về nhân vật yêu tinh trong phong thần diễn nghĩa, chúng ta thấy được cái ác của con người thông qua nhân vật yêu tinh, khi bản chất của con người muốn đạt được dục vọng thì bất chấp mọi việc, làm toàn điều ác để thỏa mãn lòng tham, không khác chi là loài yêu tinh. Tác giả Hứa Trọng Lâm đưa người đọc

một cái nhìn tổng quát về sự tàn ác của con người chỉ vì sự ích kỉ của bản thân mà gây ra bao nhiêu tội ác cho nhiều người vô tội phải gánh chịu. Để rồi từ bản chất của một con người hiền lành lại biến thành một loài yêu tinh gian ác không có nhân tính. Khi đó phần người bị lắng xuống phần con trỗi dậy làm mất đi bản thiện trong con người. Qua đây cho thấy được cái hay của tác giả đã dùng lời văn của mình mà dựng lên một hình tượng nhân vật yêu tinh xen lẫn với con người trong văn học một cách thành công.

Chương 3

NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT

PHONG THẦN DIỄN NGHĨA

3.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình và tính cách hành động3.1.1 Ngoại hình nhân vật 3.1.1 Ngoại hình nhân vật

Xây dựng nhân vật là một quá trình sáng tạo của nhà văn. Mỗi nhà văn có những thủ pháp xây dựng riêng biệt mang đậm phong cách sáng tạo của mỗi người. Qua nhân vật, nhà văn thể hiện những tư tưởng và quan niệm của mình. Ngoại hình là đặc điểm khái quát chỉ toàn bộ những biểu hiện tạo nên dáng bề ngoài của nhân vật. Đó là những nét nói về diện mạo, hình dáng, cử chỉ, tác phong của nhân vật được đề cập đến trong tác phẩm. Qua nét diện mạo bên ngoài một phần sẽ biểu hiện tâm hồn, tính cách của nhân vật. Để xây dựng tính cách nhân vật, nhà văn Hứa Trọng Lâm cũng đi sâu vào việc miêu tả ngoại hình nhân vật. Qua ngoại hình của nhân vật phần nào người đọc đã đoán ra được tính cách cũng như số phận của nhân vật.

Phong thần diễn nghĩa đã sáng tạo ra cho người đọc một thế giới nhân vật ảo

tưởng có hình dáng khác thường khi dựa trên những con người bình thường. Từ những con người bình thường trong lịch sử trở thành những con nguời thần thánh hóa có nhiều tài năng hơn người. Trong đó tác giả miêu tả những con người có ngoại hình kỳ lạ. Như sự miêu tả hình dáng của nhân vật Dương Nhậm từ một con người bình thường bị Trụ Vương khoét mắt. Sau đó được Thanh Hư đạo nhân nhận làm đệ tử thì ngoại hình thay đổi: “Trong hai hốc mắt bị khoét mọc ra hai cánh tay

nhỏ, trong hai bàn tay nhỏ lại có hai con mắt nữa, cùng với năm chòm râu rất dài bay phất phơ theo gió” [12, tr. 346]. Kế tiếp là nhân vật Na Tra thì tác giả miêu tả

lúc mới sinh ra: “Na Tra lớn nhanh như thổi mới bảy tuổi mà mình cao sáu thước

vai rộng hai thước ngỗ nghịch muôn phần” [11, tr. 154]. Tuy còn nhỏ nhưng đã có

hình dáng của nhân vậy khác thường như một người lớn, thề hiện khí phách của một vị anh hùng. Hay lúc nhà văn miêu tả Na Tra chiến đấu với quân Thương nhân vật này hiện ra có ba đầu sáu tay trong rất lạ kỳ. Khi nói về nhân vật Lôi Chấn Tử thì tác giả miêu tả con người “mặt mũi xanh lè, hai mắt đỏ hoe, hai bên sườn có

đôi cánh” [11, tr. 277] hoặc Dương Tiễn thì có ba mắt, hay diễn tả sắc đẹp diện

mạo bề ngoài của Đát Kỷ “mắt phượng mày ngài, mặt tựa phù dung dịu dàng uyển

chuyển” [11, tr. 50] đó là vẻ đẹp như hoa như ngọc của Đát Kỷ những qua đó cũng

thể hiện mối họa của một con người bạc mệnh. Đúng với câu trong nhân gian hay nói “Hồng nhan thì bạc mệnh”. Nhà văn đã sáng tạo ra hình dáng bên ngoài của mỗi nhân vật mang một đặc điểm khác thường tạo sự ấn tượng cho người đọc. Tuy là sự tưởng tượng ảo tưởng nhưng cũng thể hiện một trí tuệ đầy sáng tạo nghệ thuật của tác giả Hứa Trong Lâm làm cho tác phẩm khác hẳn hiện thực có một màu sắc kì diệu.

Như vậy, miêu tả ngoại hình, nhà văn Hứa Trọng Lâm không lấy đúng chân

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết phong thần diễn nghĩa của hứa trọng lâm (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)