Tính cách và hành động của nhân vật

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết phong thần diễn nghĩa của hứa trọng lâm (Trang 47)

V. Phương pháp nghiên cứu

3.1.2 Tính cách và hành động của nhân vật

Các nhân vật của Hứa Trọng Lâm là những con người được xây dựng một cách mới mẽ, nhưng lại được phác hoạ ở nhiều thời điểm khác nhau và trong những hoàn cảnh khác nhau. Sở dĩ như vậy vì đa số các nhân vật của phong thần đều được xây dựng dựa trên các câu chuyện lịch sử. Vì vậy tính cách và hành động của nhân vật đều có đặc điểm khác nhau. Tác giả khi hành văn rất ít xen vào những đoạn giới thiệu dài dòng bằng lời của người thứ ba. Mà chỉ tự thân nhân vật đó nói hay nhờ một nhân vật khác trong tác phẩm giới thiệu thay cho lời tác giả. Qua việc xây dựng nhân vật như thế, mạch tự sự của các truyện cũng có nhiều thay đổi bất ngờ khi nhân vật thay đổi về tính cách và hành động. Như trong tác phẩm diễn tả hành động và tích cách của nhân vật Na Tra từ lúc còn nhỏ thì rất ham chơi, nghịch ngộm, không biết sợ chuyện gì nên giết chết Tam thái tử Ngao Bính con Long

vương, rồi đại náo long cung gây ra nhiều hậu quả cho bản thân và gia đình. Nhưng khi biết việc làm của mình hại đến cha mẹ nhân vật Na Tra đã nhận thức được hành động của mình là sai: “Giết người thì đền mạng. Nay ta bằng lòng mổ bụng moi

gan, lóc thịt, chặt xương của ta ra để đền tội với song thân, trả ơn sanh thành. Các người không được làm phiền đến song thân ta nữa. Nếu các người bằng lòng như vậy thì ta thi hành, bằng không, ta cùng các người đến yết kiến Ngọc Hoàng, nhờ phân xử phải trái” [11, tr175]. Bên cạnh đó tính cách của nhân vật Khương Tử Nha

cương trực thấu hiểu cho nhân dân, thương dân muốn góp sức giúp đỡ cho bá tính. Từ đó dẫn đến hành động của nhân vật Khương Tử Nha giúp đỡ nhà Chu. Tuy già hơn bảy mươi tuổi nhưng thể hiện một phẩm chất ưu tú của con người đầy nhiệt huyết dám nghĩ dám làm: “Tử-Nha nói : Ngươi biết một chẳng biết hai. Ta không

dùng lưởi câu cong này để câu cá câu tôm, chỉ dùng lưởi câu ngay để câu thời vận. Nếu làm cong queo thì được của thà cứ thế ngay mà thanh bạch còn hơn. Nói rồi ngâm mấy câu:

“Ngày chờ thời giờ quý Vậy được của không cầu Chẳg kiếm tôm kiếm cá

Mà kiếm công kiếm hầu” [11, tr. 293].

Còn tính cách của Vũ Vương một con người nhân hậu, đức độ luôn nghĩ cho người khác. Dẫn đến hành động khởi binh thảo phạt trừ kẻ tàn bạo để mang lại cuộc sống bình yên ấm no cho trăm họ: “Đại vương có lòng nhân đức, chư hầu tới

quy thuận nhà Chu chính là cùng đại vương trừ bạo cứu dân, tôn đại vương lên làm Thiên tử để thiên hạ được hưởng thái bình, ấy cũng chính là điềm nhân thuận”

[12, tr, 665]. Ngoài ra, tác giả Hứa Trọng Lâm miêu tả lại tính cách của nhân vật Trụ Vương là con người hoang dâm, mê sắc dục, không nghe lời can gián mà dẫn đến lỗi đạo và mất nước: “Ta vì mê sắc làm liều, chẳng chịu nghe lời can gián của

trung thần, vì thế mà cơ nghiệp bỗng chốc bị thiêu rụi, còn mặt mũi nào mà trông thấy tiên vương nơi cửa tuyền nữa” [12, tr .658].

Như vậy, các nhân vật của Hứa Trọng Lâm thường bị đẩy đến một tình thế nan giải buộc nhân vật phải tự nhận thức và hành động. Với cách tạo cho nhân vật một sự tự ý thức gần như tối đa, tác giả hầu như đứng ngoài các câu chuyện và để

mặc cho các nhân vật tự quyết định lấy số phận mình. Qua đó thấy được tính cách và hành động của nhân vật tự thân nhân vật thể hiện, tác giả là người ghi lại hành động của nhân vật để người đọc cảm nhận một cách cụ thể.

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết phong thần diễn nghĩa của hứa trọng lâm (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)