Tỷsuất Giá/ Giá trị sổ sách đã và đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều năm bởi các nhà phân tích trong ngành ngân hàng như là một thước đo của giá trị liên quan. Giá trị sổ sách của một ngân hàng được xem là điển hình của thước đo tốt của giá trị nội tại của cổ phiếu ngân hàng vì hầu hết các tài sản của ngân hàng như các trái phiếu, công trái, các khoản cho vay thương mại, đều có giá trị tương đương với giá trị sổ sách. Tỷ suất này rất phổ biến và được thừa nhận như là một kỹ thuật định giá liên quan cho các ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Tỷ suất Giá/ Giá trị sổ sách được tính như sau:
P/BVJ = Pt .
BV t+1
Trong đó: P/BVJ = là tỷ suất giá/giá trị sổ sách cho công ty J Pt = Giá của cổ phiếu trong kỳ t
BVt+1 = Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu ước tính cuối năm của công ty J Là một tỷ suất định giá liên quan, quan trọng là nó phải phù hợp giữa thị giá hiện tại với giá trị sổ sách tương lai vào cuối năm hiện hành. Khó khăn lớn nhất là giá trị sổ sách tương lai này là không có sẵn. Bạn có thể ước tính giá trị sổ sách cuối năm trên cơ sở giá trị sổ sách hiện tại và tỷ lệ tăng trưởng trong lịch sử hay sử dụng tỷ lệ tăng trưởng được suy ra từ công thức tính tỷ lệ tăng trưởng có thể chứng minh được: g= (Tỷ lệ lãi trên vốn chủ sở hữu ROE) x (tỷ lệ lãi giữ lại)
g = (ROE) x (retention rate)
Liên quan đến các yếu tố nào xác định quy mô của tỷ suất Giá/ Giá trị sổ sách, đó là một hàm số của ROE liên quan đến chi phí vốn chủ sở hữu của công ty vì tỷ suất này sẽ phải là một nếu nó bằng nhau-đó là nếu công ty kiếm được lãi bằng
với lãi yêu cầu trên tài sản của nó. Ngược lại, nếu ROE cao hơn chi phí vốn chủ sở hữu, nó là một công ty tăng trưởng và các nhà đầu tư sẵn sàng trả một khoản thưởng cao hơn giá trị sổ sách của cổ phiếu đó.