EPS pha loãng (Diluted EPS)

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình Phân tích cổ phiếu Chương 1 doc (Trang 25 - 26)

Cuối kỳ kế toán, một công ty có thể có các chứng khoán mà chúng hiện tại không có quyền chia cổ tức như là các cổ phiếu phổ thông nhưng chúng có thể có quyền này trong tương laị Các chứng khoán này còn gọi là cổ phiếu phổ thông tiềm năng (Potential ordinary shares), bao gồm:

ạ Các trái phiếu chuyển đổi (convertible bonds) hay cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi (convertible preferred shares) mà những người sở hữu chúng có quyền vào một ngày trong tương lai được chuyển đổi các chứng khoán của họ thành các cổ phiếu phổ thông, theo một tỷ lệ đã được xác định trước.

b. Một loại cổ phần riêng biệt (a separate class of equity shares) mà chúng hiện tại không được hưởng bất cứ một khoản cổ tức nào, nhưng sẽ được hưởng sau một ngày nào đó trong tương lai mà hợp đồng đã quy định.

c. Quyền chọn mua hay bảo đảm (Options or Warrants)

Trong những trường hợp như vậy, số cổ phiếu phổ thông trong tương lai để được chia cổ tức có thể sẽ tăng lên, (trong khi không có lượng tiền vào) dẫn đến việc EPS sẽ giảm xuống. Nói một cách khác, một sự tăng số cổ phiếu phổ thông trong tương lai sẽ tạo nên sự pha loãng vốn cổ đông, và nó có thể tính được EPS bị pha loãng (tức EPS mà công ty có trong kỳ tài chính nếu sự pha loãng này xẩy ra). Điều này sẽ chỉ ra cho các nhà đầu tư sự ảnh hưởng có thể của việc pha loãng trong tương laị

Tính lãi: EPS pha loãng được tính trên cơ sở EPS cơ bản và được điều chỉnh các ảnh hưởng sau thuế của:

(1) Chi phí lãi vay được ghi nhận trong kỳ cho các cổ phiếu phổ thông tiềm năng bị pha loãng

(2) Các khoản cổ tức trên các cổ phiếu phổ thông tiềm năng mà chúng được trừ ra để tính EPS cơ bản

(3) Bất cứ các khoản thay đổi trong thu nhập và chi phí mà nó là kết của việc chuyển đổi của các cổ phiếu phổ thông tiềm năng. Ví dụ như việc giảm chi phí lãi vay liên quan đến các cổ phiếu phổ thông tiềm năng và dẫn đến việc tăng lãi thuần cho kỳ. Khi tính EPS pha loãng, lãi thuần trong kỳ được điều chỉnh cho các sự thay đổi trong thu nhập và chi phí.

Ví dụ: Năm 2007, công ty CII có lãi sau thuế dự kiến là 32,4 tỷ đồng và 30 triệu cổ phiếu phổ thông. EPS cơ bản là 1.080đ/cp. Công ty có 131.500 trái phiếu chuyển đổi mệnh giá 1 triệu đồng, lãi suất 8%/năm và chúng sẽ chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông trong vòng 2 năm tới theo tỷ lệ chuyển đổi một trái chiếu chuyển đổi thành 76 cổ phiếu phổ thông. Tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%. Năm 2007 CII dự kiến có lãi trước thuế là 45 tỷ đồng. Tính EPS pha loãng năm 2007.

Lời giải:

1. Số cổ phiếu phổ thông sẽ tăng thêm do trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông là = 131.500 trái phiếu x 76 = 9.994.000 cp

Tổng số cổ phiếu phổ thông trong năm là =30 triệu + 9,994 triệu = 39,994 triệu 2. Tổng lãi sau thuế:

CII sẽ giảm được chi phí lãi vay nếu chuyển đổi toàn bộ trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông là 131,5 tỷ x 8% = 10,52 tỷ đồng, nhưng nó sẽ tăng lãi phải chịu thuế. Số lãi sẽ được tính lại như sau:

- Lãi trước thuế 45 tỷ

- Cộng chi phí lãi tiền vay giảm 10,52 tỷ - Tổng lãi trước thuế 55,52 tỷ - Thuế TNDN (= 55,52 tỷ x 28%) 15,546 tỷ - Lãi sau thuế (=55,52 tỷ-15,546 tỷ) 39,974 tỷ 3. EPS bị pha loãng

= 39,974 tỷ đồng/ 39,994 triệu cp= 999,5 đ/cp 4. Số lãi mỗi cổ phiếu bị giảm do pha loãng = 1,080 đ – 999,5 đ/cp = 80,5đ/cp tức giảm 7,5%

Như vậy EPS cơ bản của CII năm 2007 là 1.080 đ/cp nhưng nếu tính EPS pha loãng thì nó chỉ còn là 999,5 đ/cp giảm đi 7,5%. Điều này rất có ý nghĩa với các nhà đầu tư nhất là các công ty có các trái phiếu chuyển đổi lớn so với vốn cổ đông hiện tạị

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình Phân tích cổ phiếu Chương 1 doc (Trang 25 - 26)