Giải pháp về công tác thực hiện quy trình liên thông

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quy trình thực hiện liên thông đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế giữa sở kế hoạch – đầu tư và cục thuế thành phố hồ chí minh (Trang 62)

Quy trình phối hợp trao đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp giữa cơ quan Thuế và cơ quan Đăng ký kinh doanh về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

- Trao đổi danh mục dùng chung.

- Đồng bộ thông tin doanh nghiệp khi bắt đầu triển khai hệ thống. - Trao đổi thông tin đăng ký mới doanh nghiệp.

- Trao đổi thông tin đăng ký mới đơn vị trực thuộc.

- Trao đổi thông tin thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. - Trao đổi thông tin doanh nghiệp chuyển địa điểm.

- Trao đổi thông tin doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh.

- Trao đổi thông tin thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. - Trao đổi thông tin khôi phục tạm ngừng kinh doanh. ”

Đây là những nội dung cơ bản, cần thiết cho công tác liên thông phối hợp quản lý doanh nghiệp giữa cơ quan ĐKKD và cơ quan thuế

Trên cơ sở những hoạt động thực tiễn và quá trình nghiên cứu, có một số đề xuất về quy trình thực hiện nhƣ sau:

- Về quy trình thực hiện đăng ký thành lập đơn vị trực thuộc:

Cần có sự phân biệt rõ, đối với các đơn vị trực thuộc có phát sinh nghĩa vụ thuế, cần phải đƣợc cấp mã số phụ (mã số 13 số). Các trƣờng hợp điểm kinh doanh, kho hàng, ... thì không nhất thiết phải làm thủ tục đăng ký mã số thuế phụ, mà có thể sử dụng chung mã số thuế với công ty mẹ.

Để tránh các trƣờng hợp các chi nhánh đƣợc cấp “Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và đăng ký thuế” dùng chung mã số thuế với công ty mẹ. Dẫn đến thông tin chi nhánh, văn phòng đại diện ghi chồng lên thông tin công ty mẹ. Thì có các biện pháp nhƣ:

+ Về phía Sở KH-ĐT phải chú ý các trƣờng hợp này để yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký mã số phụ 13 số.

+ Về phía Cục thuế, khi duyệt hồ sơ mà gặp những trƣờng hợp hồ sơ liên thông gửi đến là chi nhánh, văn phòng đại diện có mã số 10 số thì phải từ chối để bảo toàn thông tin đăng ký của công ty mẹ. Đồng thời rõ lý do, yêu cầu đăng ký cấp mã số thuế phụ.

Với công tác phối hợp, hỗ trợ từ cả hai đơn vị để tránh những vấn đề phát sinh sau này. Gây phiền phức cho cả doanh nghiệp và cơ quan ĐKKD và cơ quan thuế.

Các trƣờng hợp thông tin gốc đã bị ghi chồng lên thì hỗ trợ thay đổi lại cho doanh nghiệp, đồng thời hƣớng dẫn phƣơng án thực hiện đăng ký thích hợp cho doanh nghiệp.

- Về quy trình thực hiện điều chỉnh thông tin doanh nghiệp:

Hiện nay, quy trình liên thông vẫn mang tính một chiều, thông tin từ Sở KH- ĐT sang Cục thuế. Phản hồi của Cục thuế chƣa đƣợc quan tâm đến, ý kiến của cơ quan thuế là xác nhận hay từ chối đƣợc đƣa ra sau khi “Giấy chứng nhận ĐKKD và ĐKT” mới đã đƣợc cấp cho doanh nghiệp. Những hồ sơ bị từ chối, dữ liệu mới không đƣợc cập nhật trên hệ thống cơ quan thuế.

Sự không trùng khớp về thông tin doanh nghiệp dẫn đến nhiều phiền hà cho doanh nghiệp do sự khác nhau giữa thông tin trên giấy phép mới và trên hệ thống dữ liệu. Điều này khiến cho doanh nghiệp không thể mua hóa đơn, nộp tờ khai…

Nếu thực hiện cấp lại giấy phép sau khi chờ xác nhận, phản hồi từ Cục thuế sẽ kéo dài khoảng thời gian chờ kết quả của doanh nghiệp. Và cũng gia tăng áp lực cho cả hai phía Sở KH-ĐT và Cục thuế; công chức xử lý hồ sơ phải duyệt hồ sơ thƣờng xuyên, liên tục để đảm bảo khoảng thời gian trả kết quả cho doanh nghiệp là sớm nhất. Do, số lƣợng hồ sơ bị từ chối so với tổng số hồ sơ là không nhiều nên không cần thiết phải thực hiện quy trình duyệt hồ sơ rồi mới cấp lại giấy phép đã thay đổi.

Do vậy, trong thời điểm hiện tại thì chỉ có thể thực hiện phƣơng án phòng tránh, hạn chế đến mức thấp nhất các trƣờng hợp bị từ chối. Cần tăng cƣờng trao đổi thông tin từ cả 2 phía cơ quan quản lý nhằm tránh nhận hồ sơ không hợp lệ và thuận tiện hơn trong công tác quản lý doanh nghiệp. Để không còn xảy ra tình trạng doanh nghiệp bỏ trốn, không kê khai thuế, giải thể hay bị khóa MST vĩnh viễn… nhƣng vẫn có thể đăng ký thay đổi hay đăng ký đơn vị trực thuộc, vẫn đƣợc cấp giấy phép mới tại Sở KH-ĐTCơ quan thuế chuyển các thông tin về tình trạng của doanh nghiệp theo công tác quản lý thuế đến hệ Sở KH-ĐT. Cán bộ Phòng ĐKKD thuộc Sở KH-ĐT trƣớc khi tiếp nhận hồ sơ cần kiểm tra lại thông tin, tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời, đảm bảo tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, đặc biệt lƣu ý đến các trƣờng hợp thiếu thông tin, hay thông tin không chính xác mà hồ sơ điều chỉnh thƣờng bị cơ quan thuế từ chối. Nhƣ: thiếu tên đƣờng, phƣờng xã, địa chỉ chủ doanh nghiệp…

Cần có sự hệ thống, thống nhất lại giữa Sở KH-ĐT và Cục thuế TPHCM. Về các chỉ tiêu thông tin trên hệ thống, về quyền hạn chức năng của từng bên trên tinh thần phân quyền rõ ràng, đồng thời phối hợp hỗ trợ nhau, nhằm hạn chế việc đùn đẩy trách nhiệm khi có vấn đề phát sinh khiến doanh nghiệp phải đi lại nhiều, phiền hà mà không đƣợc giải quyết.

- Các hồ sơ điều chỉnh đƣợc tiếp nhận từ sở KH-ĐT chuyển qua, khi đƣợc xác nhận cần đƣợc rà soát, điều chỉnh lại các nội dung chỉ tiêu của thuế có liên quan trƣớc khi chấp nhận, để giảm thiểu thao tác phải ra kiểm tra, xử lý sau này.

Về hệ thống thông tin dữ liệu: thống nhất các chỉ tiêu về địa chỉ, cơ quan chủ quản, đại diện pháp luật của các chi nhánh, văn phòng đại diện… Các thông tin cần kê khai hoặc cần bổ sung thêm trên hồ sơ đăng ký nhƣ: tên giao dịch, số điện thoại, số fax, email, website, giám đốc, kế toán trƣởng, tài khoản ngân hàng, phƣơng pháp nộp thuế …

- Đối với những trƣờng hợp điều chỉnh cần có sự phân loại thông tin thành các nhóm để cơ quan thuế có thể cập nhật cho phù hợp, kịp thời: thông tin dẫn đến

sự thay đổi các chỉ tiêu khác về quản lý thuế và thông tin không ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu khác. Nhƣ các chỉ tiêu thay đổi trụ sở sẽ kéo theo thay đổi địa chỉ nhận thông báo thuế, số điện thoại, fax, cơ quan quản lý thuế; thay đổi tên công ty, loại hình kinh tế, thay đổi ngành nghề kinh doanh chính cũng kéo theo những thay đổi khác có liên quan,… nếu không đƣợc cập nhật kịp thời thì sẽ khó khăn trong công tác quản lý thuế cũng nhƣ khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục kê khai, nộp, khấu trừ thuế, hoàn thuế…

- Trong thời gian tới cần đẩy mạnh triển khai và hƣớng đến ĐKKD qua mạng, có nhƣ vậy mới giảm bớt đƣợc thủ tục, giảm bớt sai xót do nhập liệu, hạn chế đƣợc tiếp xúc giữa doanh nghiệp và cơ quan hành chính. Đây là giải pháp phù hợp với xu hƣớng hiện đại hóa trong quản lý, giảm bớt chi phí, thời gian, giảm điều kiện phát sinh các vấn đề nhƣ: quan liêu, cửa quyền, hành dân, hối lộ, tham nhũng, …

- Bên cạnh đó, trong tƣơng lai khi hệ thông ĐKKDQG, hệ thống mạng đƣợc hoàn thiện hơn, hệ thống máy chủ cấp Tổng cục thuế và Cục thuế đƣợc nâng cấp lên, ta có thể suy nghĩ đến phƣơng án tiếp tục mở rộng phạm vi thực hiện liên thông.

+ Mở rộng liên thông với các cơ quan khác nhƣ UBND thành phố, Ban quản lý Khu công nghiệp – Khu chế xuất, …

+ Mở rộng cấp hành chính thực hiện liên thông xuống cả các đơn vị cấp huyện, cấp phƣờng nhƣ Phòng ĐKKD cấp huyện, chi cục thuế …

+ Đối tƣợng thực hiện đăng ký theo quy trình liên thông nhƣ hộ kinh doanh, văn phòng luật sƣ, Hợp tác xã, ….

- Sở KH-ĐT và Cục thuế cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong công tác liên thông. Trong hƣớng dẫn của Sở KH-ĐT dành cho các đối tƣợng tiến hành thủ tục theo cơ chế một cửa liên thông, cán bộ tiếp nhận xử lý hồ sơ cần chỉ rõ cho doanh nghiệp những thông tin, thủ tục sẽ đƣợc cơ quan thuế tự động cập nhật giải quyết, tránh tình trạng doanh nghiệp vẫn đi nhiều “cửa” không cần thiết; những thông tin

nào phải trực tiếp đến cơ quan thuế đề đăng ký thay đổi, tránh tình trạng doanh nghiệp bị phạt do trễ hạn.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quy trình thực hiện liên thông đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế giữa sở kế hoạch – đầu tư và cục thuế thành phố hồ chí minh (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)