5. KẾT CẤU LUẬN VĂN
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
Thực tiễn pháp lý cho thấy các quy định của pháp luật hiện hành về tặng cho quyền sử dụng đất chưa thực sự đi vào cuộc sống, chưa tạo ra những chuẩn mực pháp lý trong xử sự của mỗi thành viên trong gia đình cũng như trong xã hội là do còn quá nhiều hạn chế trong việc tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật tặng cho quyền sử dụng đất. Để khắc tình trạng này, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, hoàn thiện các quy định của pháp luật trong hoạt động tặng cho quyền sử dụng đất
Để dễ dàng trong việc xác định các loại đất không được tặng cho, Luật đất đai hiện hành nên dành ra một điều luật để quy định rõ các loại đất không được tặng cho như sau:
- Đất của tổ chức được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất;
- Đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuể đất hàng năm;
- Đất của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư;
- Đất của tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mà tiền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nươc;
- Đất không có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Đất đang có tranh chấp về tài sản trên đất, đất đang nằm trong diện quy hoach; - Đất thuộc diện quy hoạch đã có quyết định thu hồi, giải tỏa, bồi thường;
- Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, công cộng.
Thứ hai, hoàn thiện quy định của pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất giữa cha mẹ
và con
Việc tặng cho quyền sử dụng đất giữa cha mẹ và còn thường không lập thành văn bản, hoặc nếu có lập thì cũng không có chứng nhận hay chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu áp dụng pháp luật cứng nhắc là việc tặng cho không tuân thủ các quy định của pháp luật về mặt hình thức thì hợp đồng bị vô hiệu, việc tặng cho bị hủy bỏ, thì quyền lợi của người con không được đảm bảo, vì thực tế người con đã sử dụng đất ổn định, tạo lập tài sản trên mảnh đất đó, cha mẹ biết nhưng không phản đối. Do đó, có thể giải quyết theo hướng như sau: “ Nếu việc cha mẹ tặng cho quyền sử dụng đất cho con mà không có lập thành hợp đồng hoặc tuy có hợp đồng nhưng không tuân thủ các quy định về thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất. Trong quá trình sử dụng đất người con đã làm nhà ở trên đất đó, thành khuôn viên riêng, đã kê khai đăng ký và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cha mẹ biết mà không có ý kiến phản đối bằng văn bản, thì công nhận tặng cho quyền sử dụng đất thực tế”.
Thứ ba, đối với điều kiện về chủ thể được tặng cho quyền sử dụng đất pháp luật
nên có hướng bổ sung, quy định rõ,cụ thể những tổ chức nào mới được nhận tặng cho quyền sử dụng đất như : tổ chức kinh tế
Thứ tư, để quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tặng cho quyền sử dụng
quan đến đất tặng cho, cần bổ sung các quyền của bên được nhận tặng cho như sau: “ Yêu cầu bên tặng cho giao giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất, để làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất. Được từ chối nhận quyền sử dụng đất của bên tặng cho, nếu chưa
KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu đề tài luận văn , người viết rút ra một số kết luận cơ bản sau: Thứ nhất: Ta thấy tặng cho quyền sử dụng đất là quyền thực hiện rất phổ phiến trong thực tế. Nó cũng được xem là một trong các quyền quan trọng của người sử dụng đất khi thực hiện các giao dịch về đất đai. Tặng cho quyền sử dụng đất góp phần gia tăng tình cảm giữa con người với nhau, là điều kiện để những người được nhận tặng cho quyền sử dụng đất khai thác, cải tạo sử dụng đất hiệu quả nhằm đáp ứng các nhu cầu trong sản xuất, kinh doanh và trong sinh hoạt hằng ngày.
Thứ hai: Tặng cho quyền sử dụng đất đã khẳng định đất là một loại tài sản có giá trị, đem lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng đất.
Thứ ba: Khi thực hiện giao dịch dân sự mà giao dịch đó là tặng cho quyền sử dụng đất thì hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất buộc phải thành lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực và phải đi đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc đăng ký phải được thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. Vì chỉ có đăng ký thì hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất mới thực sự có giá trị.
Thứ tư: Trong thực tế ta thấy việc tặng cho quyền sử dụng đất có liên quan đến nhiều quan hệ pháp luật khác như: thừa kế, hôn nhân và gia đình, dân sự….Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc tặng cho quyền sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay, rất cần sự điều chỉnh của pháp luật.
Thứ năm: Trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản điều chỉnh pháp luật về đất đai, trong đó có những văn bản pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực tặng cho quyền sử dụng đất. Trong quá trình áp dụng trên thực tế, pháp luật bộc lộ rõ nhiều vướng mắc và bất cập. Song trên thực tế việc tặng cho quyền sử dụng đất diễn ra ngày càng đa dạng và phức tạp nên có một số vấn đề pháp luật chưa đề cập tới gây khó khăn trong quá trình giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.
Tóm lại để cho hoạt động tặng cho quyền sử dụng đất ngày càng phát triển, pháp luật tặng cho quyền sử dụng đất đi vào thực tiễn thì cần phải hoàn thiện pháp luật sao cho có tính thống nhất, đầy đủ và cụ thể. Do đó, giải pháp pháp lý quan trọng đầu tiên là cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất nhằm tạo cơ sở khung pháp lý cho việc thực hiện và áp dụng đúng pháp luật.
DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM THẢO
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật dân sự năm 2005.
2. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010. 3. Luật công chứng năm 2006.
4. Luật đất đai năm 2013.
5. Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.
6. Thông tư số 92/2007/TT-BTC ngày 31/7/2007 hướng dẫn xác định tiền sử dụng đất, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc ngân sách nhà nước.
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực
7. Hiến pháp nước năm 1946. 8. Hiến pháp năm 1959. 9. Hiến pháp năm 1980. 10. Hiến pháp năm 1992.
11. Luật cải cách ruộng đất năm 1952. 12. Luật đất đai năm 1987.
13. Luật đất đai năm 1993. 14. Bộ luật dân sự năm 1995. 15. Luật đất đai năm 2003.
16. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai.
Danh mục sách, báo, tạp chí
1. Cao Văn Liên, Pháp luật các triều đại Việt Nam và các nước, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2004.
2. Dương Đăng Huệ, Vấn đề sở hữu, quyền sỡ hữu và hướng hoàn thiện pháp luật về sở
hữu tài sản ở Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (chuyên sữa đổi, bổ sung Bộ luật
Dân sự), 2010.
3. Nguyễn Hải An, Pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất, Nxb Chính Trị Quốc gia, 2012.
4. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật đất đai, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2008. 5. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam,
6. Võ Đình Nho, Một số vấn đề trong quy định pháp luật hợp đồng liên quan đến nhà
và quyền sử dụng đất, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (chuyên đề sửa đổi, bổ sung Bộ luật
dân sự), 2010.
Danh mục tài liệu khác
1. Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết của ngành Tòa án năm 1995, Hà Nội, 1996.
2. Sắc lệnh số 90/SL ngày 10-10-1945, về cho phép tạm sử dụng một số luật lệ ban hành ở Bắc- Trung- Nam (Hết hiệu lực).
3. Sắc lệnh số 85/SL ngày 22-02-1952, quy định về thủ tục trước bạ đối với việc mua bán, tặng cho và đổi nhà cửa, ruộng đất (Hết hiệu lực).