Cơ quan công chứng, chứng thực

Một phần của tài liệu pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất (Trang 32)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.2.2. Cơ quan công chứng, chứng thực

Khi người sử dụng đất thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất thì hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực. Và “ việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Uỷ

ban nhân dân cấp xã”.29

Theo quy định tại Điều 2 Luật công chứng năm 2006 thì: “Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”.

 Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm:

-Phòng công chứng: do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập và phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp thuộc sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.

Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

-Văn phòng công chứng: do công chứng viên thành lập

Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng công chứng do hai công chức viên trở lên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp doanh.

Người đại diện theo pháp luật của văn phòng công chứng là Trưởng văn phòng. Trưởng văn phòng công chứng phải là công chứng viên.

Theo đó, các chủ thể của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có thể đến một trong các tổ chức hành nghề công chứng nêu trên để thực hiện việc công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của mình. Còn nếu hợp đồng tặng cho phải chứng thực thì đến Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện.

29

Một phần của tài liệu pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)