* Mục tiêu: Biết được sự khác nhau về chi tiêu của hộ gia đình ở Việt Nam
Nội dung kiến thức Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
III. Chi tiêu của các hộ gia đìnhở VN. ở VN.
- Loại hộ gia đình ở nông thôn:
có nhu cầu phải mua hoặc chi trả, có nhu cầu tự cấp.
- Loại hộ gia đình ở nthành thị: chủ yếu các nhu cầu phải mua hoặc chi trả.
- Chi tiêu của một gia đình ở nông thôn và thành phố khác nhau cả về tổng mức và cơ cấu
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bảng 5 SGK
- Cho HS thảo luận điền nội dung bảng 5
- Gọi đại diện một nhóm trình bầy, nhóm khác bổ sung
(h) Nêu sự khác nhau giữa chi tiêu của các hộ gia đình ở nông thôn và hộ gia đình ở thành thị (giải thích bằng VD)
- HS quan sát tìm hiểu nội dung bảng 5 SGK
- HS thảo luận điền nội dung bảng 5
- Đại diện một nhóm trình bầy, nhóm khác bổ sung
- Trả lời: các gia đình ở nông thôncó thể sản xuất ra sản phẩm vật chất và trực tiếp tiêu dùng những sản phẩm đó phục vụ đời sống hàng ngày.
Hoạt động 2:
TÌM HIỂU BIỆN PHÁP CÂN ĐỐI THU CHI TRONG GIA ĐÌNH
* Mục tiêu: Biết được sự khác nhau về chi tiêu của hộ gia đình ở Việt Nam
Nội dung kiến thức Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS
II. Cân đối thu chi trong giađình đình
1. Chi tiêu hợp lý: Mức chi tiêu
của mỗi gia đình phải được cân đối với khả năng thu nhập của gia đình, đồng thời phải có tích lũy
2. Biện pháp cân đối thu chi:
- Chi tiêu theo kế hoạch
- Chỉ chi tiêu khi thực sự cần thiết
- Mỗi cá nhân, gia đình đều phải có kế hoạch tích luỹ dành cho những việc đột xuất hoặc để phát triển kinh tế gia đình.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung ví dụ ở thành thị và nông thôn
(H) Nhận xét chi tiêu như các hộ gia đình ở 4 ví dụ trên đã hợp lý chưa?
- GV bổ sung, giải thích
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung H43.
(H) Thế nào là chi tiêu theo kế hoạch.
- GV lấy ví dụ chứng minh (H) Thế nào là tích luỹ? Tích luỹ nhằm mục đích gì?
- Gọi HS liên hệ thực tế gia đình
- HS tìm hiểu nội dung ví dụ ở thành thị và nông thôn SGK - HS nhận xét chi tiêu như các hộ gia đình ở 4 ví dụ trên đã hợp lý chưa
- Nghe, quan sát, ghi nhớ - Nghe, quan sát tìm hiểu nội dung H43.
- Trả lời câu hỏi dựa vào thông tin SGK và H43
- Nghe, quan sát, ghi nhớ - Trả lời câu hỏi dựa vào thông tin SGK
- Liên hệ thực tế gia đình
4/ Củng cố và luyện tập :
1/ Chi tiêu của một gia đình ở thành phố và nông thôn như thế nào ? Khác nhau cả về tổng mức và cơ cấu
2/ Hãy kể những biện pháp cân đối thu chi - Chi tiêu theo KH
- Tích lũy
5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà :
-Chuẩn bị -Bài thực hành
-Xác định thu nhập của gia đình -Xác định mức chi tiêu của gia đình.
IV. Rút kinh nghiệm :
Tiết: 66, 67 Thực hành
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ THU CHI TRONG GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài, HS biết được :
- Thông qua bài thực hành HS nắm vững các kiến thức cơ bản về thu chi trong gia đình, xác định được mức chi của gia đình trong một tháng và một năm, cân đối thu chi
- Rèn luyện kỹ năng biết cân đối thu chi của gia đình - Có ý thức giúp đở gia đình và tiết kiệm chi tiêu.
III. Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
3/ Tìm hiểu bài mới:
Hoạt động 1:
HỌC SINH XÁC ĐỊNH MỨC THU NHẬP VÀ CHI TIÊU CỦA GIA ĐÌNH
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Phổ biến nội dung thực hành:
Mỗi nhóm học tập (4-6HS) chọn gia đình của 1 thành viên trong nhóm mình để xác định thu nhập và chi tiêu. Nội dung: 1. Tên và nghề nghiệp các thành viên trong gia đình
2. Tổng thu nhập trong 1 tháng 3. Tổng chi trong 1 tháng 4. Tích lũy trong 1 tháng
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, xác định các vấn đề theo yêu cầu. - Theo dõi, giúp đỡ các nhóm yếu
- Nhận nhiệm vụ thực hành - Chọn gia đình đại diện - Cử người viết thu hoạch
- Tiến hành thảo luận để xác định các vấn đề theo yêu cầu.
Hoạt động 2:
HỌC SINH BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả của nhóm mình.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét kết quả thực hành của các nhóm.
- Cử đại diện trình và nhận xét kết quả lẫn nhau.
- Rút kinh nghiệm, sửa chữa sai sót
4/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà :
-Về nhà chỉnh sửa những nội dung mà nhóm còn sai sót.
- Ôn tập, hệ thống hóa kiến thức chương IV. THU CHI TRONG GIA ĐÌNH
IV. Rút kinh nghiệm :
Tiết: 68 ÔN TẬP CHƯƠNG IV
(THU CHI TRONG GIA ĐÌNH)
I. Mục tiêu:
- Củng cố những nội dung đã học trong chương IV - Làm được đề cương ôn tập một cách hệ thống - Nâng cao ý thức tự giác trong học tập cho học sinh
III. Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
3/ Tìm hiểu bài mới:
Hoạt động 1.
HỌC SINH HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 trong các nội dung sau:
Nhóm 1: Thu nhập của GĐ Nhóm 2: Chi tiêu của GĐ
- Nội dung: thảo luận, nhớ lại và sắp xếp các nội dung kiến thức sao cho logic và dễ nhớ
- Tiến hành thảo luận, dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ được giao
- Đại diện từng nhóm trình bày trước lớp nội dung được phân công.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Tổng kết kiến thức toàn chương IV
Hoạt động 2:
VẬN DỤNG KIẾN THỨC, GIẢI QUYẾT MỘT SỐ BÀI TẬP
1. Gia đình em có 4 người. Tổng thu nhập hằng tháng ở thành phố là 5.000.000 đồng, còn ở nông thôn là 1.500.000 đồng. Hãy tính các khoản chi tiêu cần thiết trong 1 tháng để có thể tích lũy 1 số tiền.
2. Em có tham gia đóng góp cho thu nhập cho gia đình không? Nếu co là những công việc gì? Mỗi năm em góp cho thu nhập của gia đình khoảng bao nhiêu tiền.
4/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức HKII - Giải các câu hỏi trong đề cương ôn tập.
IV. Rút kinh nghiệm :
Tiết: 68 ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. Mục tiêu:
- Nắm vững những kiến thức và kỹ năng về thu nhập của gia đình. Củng cố và khắc sâu kiến thức về cơ sở ăn uống hợp lý, bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn, các phương pháp chế biến thực phẩm.
- Có kỹ năng vận dụng kiến thức để thực hiện chu đáo những vấn đề thuộc lĩnh vực chế biến thức ăn - Giáo dục HS tính cần mẩn trong học tập
III. Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
3/ Hướng dẫn HS giải đề cương ôn tập HKII: