CÁC KHUYẾT TẬT CỦA THỦY TINH: 1 Bọt khí:

Một phần của tài liệu bài giảng về thủy tinh (Trang 76)

1. Giọt thủy tinh

4.11CÁC KHUYẾT TẬT CỦA THỦY TINH: 1 Bọt khí:

4.11.1 Bọt khí:

Thành phần của bọt khí trong thủy tinh là khác nhau, có thể có O2, N2, CO, CO2, SO2, các nitơ oxit, hơi nước và không khí. Cũng có khi bọt khí chứa hỗn hợp các khí kể trên.

Có nhiều nguyên nhân tạo nên bọt khí, mà một trong những nguyên nhân chính là sự thoát không hoàn toàn các sản phẩm phân giải phối liệu ở dạng khí. Các hợp chất như cacbonat, sunfat,…khi đốt nóng bị phân giải tạo ra khí. Ngoài ra trong quá trình tạo silicat, tạo thủy tinh xảy ra phản ứng phân giải nhiệt, các phản ứng trao đổi và các phản ứng khác tạo ra khí. Sự phân giải khí hầu như xảy ra đồng thời, do đó một lượng khí lẫn không thoát ra khỏi mà nằm trong vật liệu thủy tinh tạo nên cấu trúc tổ

ong. Ðể làm sạch vật liệu thủy tinh hết bọt khí lẫn và làm đồng nhất chúng bằng cách tăng nhiệt độ nấu, đưa chất làm trong vào, đảo. Tuy nhiên một phần bọt khí vẫn không thoát kịp ra ngoài nằm lại trong thủy tinh. Ngoài ra có thể giảm sức căng bề mặt phân cách thủy tinh-khí, giảm áp lực môi trường khí trong lò để giảm lượng bọt khí lẫn trong thủy tinh khi nấu.

Thủy tinh đã làm trong sẽ nằm trong hệ cân bằng với khí đã hòa tan trong chúng. Trong điều kiện lý tưởng các bọt khí nhìn thấy sẽ không xuất hiện. Thủy tinh ở trạng thái như vậy được chuyển sang vùng làm nguội và gia công. Ở đây các điều kiện thay đổi mạnh, nhiệt độ thủy tinh giảm, thành phần khí trong môi trường lò thay đổi. Trong điều kiện này sẽ xuất hiện các bọt khí. Do kích thước của các bọt khí rất nhỏ, độ nhớt của thủy tinh lớn nên việc loại bỏ các bọt khí này là rất khó khăn. Thông thường khi thay đổi thành phần môi trường khí của lò trong vùng làm nguội áp suất hơi của một số khí thay đổi (như SO2, O2), chúng sẽ chuyển từ môi trường lò vào thủy tinh. Nguyên nhân thứ hai có thể là sự phân giải một phần còn lại của natri sunfat. Nguyên nhân thứ ba là sự tác dụng của thủy tinh với vật liệu chịu lửa, thường xuất hiện một lượng lớn bọt khí. Bên cạch đó vật liệu chịu lửa cũng chứa khí trong các lỗ rỗng của mình, và khí này sẽ thoát vào trong thủy tinh.

Một phần của tài liệu bài giảng về thủy tinh (Trang 76)