Yêu cầu đối với phối liệu thủy tinh:

Một phần của tài liệu bài giảng về thủy tinh (Trang 37)

4.7.1.1 Thành phần hạt:

Thành phần hạt của nguyên liệu cấu thành thủy tinh cần đạt một kích thước giới hạn bởi vì sự đồng đều hòa tan và khả năng phân lớp phụ thuộc vào kích thước hạt.

Theo kinh nghiệm sản xuất thủy tinh của nhiều nhà máy, cần khống chế kích thước hạt cụ thể như sau:

+ Cát, dolomite, đá vôi, đá phấn cần qua sàng 90 lỗ/cm2 + Sođa, than đá và sunfat qua sàng 64 lỗ/cm2,…..

Các cấu tử nghiền càng mịn thì càng làm tăng khả năng nấu nhanh cũng như khả năng làm trong thủy tinh. Khi tăng độ nghiền mịn (trong khoảng 0,5 – 1 µm) tốc

độ nấu tăng 15 – 40% (hiệu quả nhất đối với thủy tinh cao nhôm, thủy tinh borosilicat). Tuy nhiên để xác định mức độ nghiền các nguyên liệu thành phần cần xem xét đến tỷ trọng của chúng.

4.7.1.2 Ðộ ẩm:

Ðộ ẩm ảnh hưởng theo chiều có lợi đến độ đồng nhất của phối liệu, vì các hạt vật liệu khô rất khó trộn đều nên phối liệu sẽ dễ phân lớp.

Phối liệu đã trộn ẩm sẽ bị vê viên, do vậy chỉ cần làm ẩm cát, còn các nguyên liệu khác ở trạng thái khô. Mức độ ẩm của cát phụ thuộc vào kích thước hạt của chúng.

Ðể nấu thủy tinh tốt thì chúng cần phân giải ra một lượng khí nhất định, lượng khí này đồng thời thực hiện việc trộn phối liệu đã ở trạng thái nóng chảy ở giai đoạn làm trong và đồng nhất phối liệu nóng chảy.

4.7.1.4 Ðộ đồng nhất của phố liệu:

Ngoài kích thước hạt và độ ẩm ảnh hưởng đến độ đồng nhất của phối liệu thì độ ổn định thành phần hóa của nguyên liệu, phương pháp, thời gian trộn, vận chuyển, bảo quản và nạp liệu.

Vật liệu thủy tinh được gọi là đồng nhất nếu như trong các vùng riêng biệt sự dao động hàm lượng SiO2 và Na2O không vượt quá 0,3%, còn CaO, MgO, Al2O3 là 0,2%.

Một phần của tài liệu bài giảng về thủy tinh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w