- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm được quy định tại Điều 175 như sau:
d. Yếu tố lập và quản lý hồ sơ địa chính
3.1.2. Các nguồn tài nguyên
3.1.2.1. Tài nguyên đất
Theo số liệu thống kê đất đai đến ngày 1/1/2014. Diện tích đất tự nhiên của huyện Thanh Miện là 12.237,42 ha, toàn bộ diện tích đã được khai thác đưa vào sử dụng. Đất đai của Thanh Miện chủ yếu được phát triển trên nền phù sa không được bồi hàng năm của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51
(Ptg): Được phân bốở tất cả 19 xã, thị trấn trong huyện, loại đất này có diện tích lớn nhất, đạt 7.996,0 ha, chiếm 75,2 % tổng diện tích đất điều tra. Đất chua (pH = 4,5 - 5,4), thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, glây nông, hàm lượng OM%, P2O5%, K2O% dao động từ cấp trung bình đến khá, hàm lượng dinh dưỡng dễ tiêu nghèo. Được phân bố chủ yếu ở chân ruộng vàn và vàn thấp. Đất thích hợp thâm canh cây lương thực: lúa, ngô, khoai. Loại hình sử dụng đất chính trên loại đất này là 2 lúa hoặc 2 lúa + 1màu.
+ Đất phù sa không được bồi hàng năm từ sông Thái Bình glây sâu chua (P
t
): Được phân bố chủ yếu ở các xã: Phạm Kha, Lam Sơn, Thị trấn Thanh Miện, Tân Trào, Cao Thắng, Ngũ Hùng. Diện tích 1.472,4 ha, chiếm 14,0 % tổng diện tích đất điều tra, phân bốở vùng vàn, vàn thấp, có thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng. Đất chua đến ít chua (pH = 4,6 - 6,1), glây sâu, hàm lượng OM%, P2O5%, K2O % dao động từ cấp trung bình đến khá, hàm lượng các chất dinh dưỡng dễ tiêu nghèo. Đất thích hợp thâm canh cây lương thực. Loại hình sử dụng đất chính trên loại đất này là 2 lúa và 2 lúa + 1 màu.
+ Đất phù sa cổ sông Hồng glây (Phg): Được phân bố chủ yếu ở các xã: Tứ Cường, Tân Trào, Cao Thắng, Ngũ Hùng, Thanh Tùng, Đoàn Tùng, Hồng Quang. Diện tích khoảng 700,0 ha, chiếm 5,0 % tổng diện tích đất điều tra, được phân bố ở vùng vàn thấp, trũng có thành phần cơ giới thịt nặng. Đất chua (pH = 4,3 - 5,2), glây, hàm lượng OM%, P2O5%, K2O % dao động từ cấp khá đến giàu, hàm lượng các chất dinh dưỡng dễ tiêu nghèo. Đất thích hợp thâm canh cây lương thực. Loại hình sử dụng đất chính trên loại đất này là 2 lúa và nuôi trồng thủy sản.
+ Đất phù sa sông Hồng không được bồi ít chua (Ph): Được phân bố chủ yếu ở các xã: Ngô Quyền, Tân Trào, Đoàn Kết. Diện tích khoảng 315,6 ha, chiếm 3,0 % tổng diện tích đất điều tra, được phân bốở vùng vàn, vàn thấp, có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng. Đất ít chua (pH = 5,6 - 6,2), glây yếu, hàm lượng OM%, P2O5%, K2O% dao động từ cấp trung bình đến khá, hàm lượng các chất dinh dưỡng dễ tiêu nghèo. Đất thích hợp thâm canh cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm. Loại hình sử dụng đất chính trên loại đất này là 2 lúa, 2 lúa + 1 màu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52
+ Đất phù sa được bồi hàng năm của hệ thống sông Hồng (Phib): Diện tích khoảng 294,5 ha, chiếm 2,8% tổng diện tích đất điều tra, được phân bố ở vùng vàn, vàn cao, có thành phần cơ giới nhẹ. Đất ít chua (pH = 5,4 - 6,5), hàm lượng OM%, P2O5%, K2O% dao động từ nghèo đến trung bình, hàm lượng các chất dinh dưỡng dễ tiêu từ nghèo đến trung bình. Đất thích hợp thâm canh cây công nghiệp hàng năm, cây rau màu. Loại hình sử dụng đất chính trên loại đất này là 2 màu + 1 lúa hoặc chuyên màu.
3.1.2.2. Tài nguyên nước
Nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt ở huyện Thanh Miện được lấy từ các nguồn nước mặt, nước ngầm và nước mưa.
* Nước mặt: Được cung cấp bởi hệ thống sông Luộc ở phía Nam và sông Cửu An ở phía Tây của huyện, cùng hệ thống các ao hồ, đầm, kênh rạch trên địa bàn huyện. Đây là nguồn nước quan trọng cung cấp cho mọi hoạt động của huyện như sinh hoạt, sản xuất, đặc biệt là cho sản xuất nông nghiệp.
* Nước ngầm: Theo đánh giá của Cục Địa chất khí tượng thủy văn và kiểm nghiệm ở một số giếng khoan, nguồn nước ngầm của Thanh Miện khá dồi dào. Về mùa khô nước ngầm có ởđộ sâu 10-15 m, mùa mưa nước ngầm có ởđộ sâu chỉ 3-5 m. Hàm lượng sắt và mangan trong nước cao, cần được xử lý trước khi sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất.
* Nước mưa: Với lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.350 mm đến 1.650 mm, cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt của nhân dân. Đồng thời, bổ sung cho nguồn nước mặt và nước ngầm. Chất lượng nước mưa tương đối đảm bảo nên được người dân trong huyện khai thác triệt để.
Trong tương lai để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Thanh Miện cần sớm có biện pháp khai thác và xử lý tốt nguồn nước ngầm và nước mặt trên địa bàn huyện, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện.
3.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản
Theo số liệu điều tra về khoáng sản, thì trên địa bàn huyện Thanh Miện có một số nguồn nguyên vật liệu xây dựng như: sét, cát được phân bố ven sông Cửu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 An và sông Luộc. Tuy trữ lượng không lớn nhưng cũng góp phần giải quyết nguyên liệu xây dựng tại chỗ trong huyện và một số đơn vị gần huyện. Song do khai thác chưa theo quy hoạch đã để lại hậu quảở một số khu đất ven sông bị sụt lở nghiêm trọng. Trong tương lai cần quy hoạch và quản lý chặt nguồn tài nguyên này, tổ chức sản xuất sao cho có hiệu quả, đồng thời bảo vệđất và môi trường sinh thái.
3.1.2.4. Tài nguyên nhân văn
Huyện Thanh Miện nói riêng và Tỉnh Hải Dương nói chung là mảnh đất ngàn năm văn hiến, giàu bản sắc dân tộc. Hiện nay, trên địa bàn huyện có nhiều di tích lịch sử văn hoá, trong đó có một số di tích lịch sửđã được xếp hạng; nhiều di tích lịch sử văn hoá quý giá gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước. Là huyện có truyền thống văn hoá dân tộc lâu đời hiện vẫn đang lưu truyền lại nhiều hoạt động lễ hội truyền thống và nhiều thể loại văn hoá dân gian.
Thanh Miện có một quần thể tài nguyên nhân văn độc đáo, nổi tiếng là khu vực Đảo Cò được bao bọc bởi hồ An Dương xã Chi Lăng Nam với diện tích mặt nước 83.000 m2, ở đây có khoảng 9 loài cò vạc sinh sống, số lượng tới hàng vạn con. Nằm trong khu vực Đảo Cò hay gần Đảo Cò là một hệ thống các đền, đình, chùa mang dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh (Đình chùa Nam, Đền Mẫu, Chùa Hội Yên). Khu Đảo Cò có thể trở thành một cảnh quan du lịch sinh thái thiên nhiên đồng bằng khá hấp dẫn.
Để khai thác, phát huy tốt các loại hình hoạt động văn hoá, tinh thần truyền thống của dân tộc, hàng năm các xã đều tổ chức các lễ hội văn hoá truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và phát huy các hoạt động văn hóa tinh thần lành mạnh.