Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức được giao đất không thu tiền sử dụng đất tại huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 57)

- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm được quy định tại Điều 175 như sau:

d. Yếu tố lập và quản lý hồ sơ địa chính

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Thanh Miện nằm ở phía Tây Nam của Tỉnh Hải Dương, có tổng diện tích tự nhiên là 12.237,42 ha với 18 xã và 1 thị trấn.

- Phía Bắc giáp huyện Bình Giang.

- Phía Đông giáp huyện Gia Lộc và huyện Ninh Giang. - Phía Nam giáp huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình.

- Phía Tây giáp huyện Phù Cừ, huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên.

Với vị trí địa lý như trên, tiếp giáp với cả 2 tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, huyện Thanh Miện có thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với các đơn vị trong và ngoài tỉnh.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thanh Miện là huyện thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, đất đai tương đối bằng phẳng, chủ yếu bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, kênh mương và đường giao thông. Độ dốc tương đối của địa hình trên địa bàn huyện theo hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ cao trung bình +1,6 m đến +2,6 m.

Đất đai Thanh Miện được hình thành do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Thái Bình và sông Hồng. Tuy vậy, tính chất đất đai cũng nhưđịa hình, địa mạo đa số vẫn mang đặc tính điển hình của đất phù sa sông Thái Bình (phần phía Tây Nam có sự pha trộn giữa phù sa sông Hồng và sông Thái Bình).

- Độ cao phổ biến từ 1,2 m - 2,0 m so với mực nước biển. Phía Tây Bắc địa hình đất khá bằng phẳng.

Nhìn chung với địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu là điều kiện thuận lợi để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để đạt giá trị kinh tế cao trên mỗi đơn vị diện tích. Địa hình Thanh Miện cần phải tính đến các phương án tổ chức lãnh thổ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49 hợp lý để có sự phát triển đạt nhịp độ cao.

3.1.1.3. Khí hậu

Huyện Thanh Miện nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết trong năm được phân làm 2 mùa rõ rệt:

- Mùa hè: Nóng ẩm, mưa nhiều được kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10.

- Mùa đông: Lạnh, khô hanh thường kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.

Theo số liệu điều tra của trung tâm khí tượng thuỷ văn tỉnh Hải Dương, các yếu tố khí hậu được thể hiện:

* Nhiệt độ: Nhiệt độ tương đối ổn định, trung bình năm khoảng 230C. Tổng lượng nhiệt cả năm khoảng 8.5000C, tháng nóng nhất nhiệt độ có thể lên đến 36- 370C (tháng 6, 7), tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1, có khi nhiệt độ xuống đến 6-70C.

* Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.388 giờ, số ngày nắng trong tháng là 24 ngày.

* Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm của huyện từ 1.350 mm đến 1.600 mm. Lượng mưa tập trung và phân bố theo mùa, mùa hè thường có mưa to, bão lớn, làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện, mùa đông thời tiết hanh khô kéo dài, lượng mưa ít, nước ở các ao, hồ cạn, không đủ để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt cũng bị hạn chế.

* Gió bão: Thanh Miện chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: gió Đông Bắc thổi vào mùa lạnh với vận tốc trung bình 1 - 1,5m/s và gió Đông Nam thổi vào mùa nóng với vận tốc 1,5 - 2,0 m/s. Vào các tháng 6, tháng 7 có xuất hiện đợt gió khô nóng; mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 có những đợt rét đậm kéo dài. Hàng năm Thanh Miện còn bịảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của 3 đến 4 trận bão với sức gió và lượng mưa lớn gây thiệt hại cho sản xuất, tài sản, làm ảnh hưởng đến đời sống dân cư trong huyện.

* Độẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm từ 81 - 87%. Vào mùa hè, độ ẩm không khí cao nhưng vào mùa đông thì thời tiết khô hanh, độ ẩm không

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 khí xuống thấp.

Như vậy, Thanh Miện có khí hậu đặc trưng là nóng, ẩm, mưa nhiều vào mùa hè; lạnh, khô, hanh vào mùa đông. Khí hậu này thích hợp với nhiều loại cây trồng, tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp phát triển đa dạng và phong phú về sản phẩm. Tuy nhiên huyện cũng cần có các biện pháp để phòng chống lụt bão, cũng như hạn hán làm ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, có vậy sản xuất nông nghiệp mới đạt được hiệu quả cao.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Thuỷ văn của huyện Thanh Miện chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ lưu 2 con sông chính là sông Luộc và sông Cửu An. Đây là các nhánh sông có nguồn gốc từ hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Như vậy hệ thống thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Với hệ thống sông như trên đã tạo cho huyện một nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, đồng thời bồi đắp phù sa hàng năm.

Vào mùa mưa nước sông Hồng và sông Thái Bình thường dâng cao, gây lũ lụt cho một số vùng, khó khăn cho việc tiêu nước trên các cánh đồng, gây úng cục bộ nhiều ngày.

Vào mùa khô mực nước sông Hồng và sông Thái Bình cạn, vì vậy ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sông sinh hoạt của người dân.

Ngoài ra, huyện còn có hệ thống hồđập lớn nhỏ, đảm bảo việc tưới tiêu cho diện tích đất canh tác, sản xuất nông nghiệp, điều tiết nguồn nước và nuôi trồng thuỷ sản với năng suất cao.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức được giao đất không thu tiền sử dụng đất tại huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)