Công tác tuyên truyền quảng bá tuy đã được đẩy mạnh nhưng chưa tập trung nhiều vào phục vụ cho xúc tiến thu hút đầu tư; chưa huy động tốt nguồn lực nhất là của các đơn vị du lịch vào hoạt động tuyên truyền quảng bá thu hút khách và

Một phần của tài liệu xây dựng làng lụa vạn phúc thành làng nghề du lịch (Trang 67)

hút đầu tư; chưa huy động tốt nguồn lực nhất là của các đơn vị du lịch vào hoạt động tuyên truyền quảng bá thu hút khách và làm nổi bật được giá trị của các danh lam thắng cảnh di tích lịch sử văn hoá của làng nghề.

- Chưa xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ giữa làng nghề và hiệp hội làng nghề, giữa hiệp hội làng nghề và tổng cục du lịch cũng như giữa làng nghề với các công ty du lịch để đưa khách du lịch đến với làng nghề. Do hoạt động du lịch làng nghề đang trong giai đoạn phát triển ban đầu và phần nhiều mang tính tự phát nên việc quản lý phối hợp giữa công ty du lịch và làng nghề chưa được phân định cụ thể rõ ràng. Các công ty du lịch lữ hành chưa gắn bó liên kết chặt chẽ với làng nghề trong việc xác định sản phẩm du lịch đặc trưng của làng nghề du lịch, phương thức khai thác du lịch hay nghiên cứu xây dựng các chương trình đa dạng hấp dẫn mới lạ phù hợp với từng đối tượng khách du lịch.

Khái quát chương 2: Tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh và du lịch ở làng lụa Vạn Phúc đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, bước đầu khai thác được tiềm năng du lịch của làng nghề song vẫn chưa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, còn tồn tại rất nhiều hạn chế và khó khăn, tốc độ phát triển còn chậm, hiệu quả kinh tế- xã hội chưa cao; sản phẩm du

lịch còn đơn điệu; đầu tư cho du lịch chưa thoả đáng, khả năng tổ chức quản lý, trang thiết bị và nguồn lực tài chính, kiến thức thị trường, kỹ năng maketing, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật công nghệ còn thiếu và yếu, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ DU LỊCH Ở LÀNG LỤA VẠN PHÚC TRIỂN LÀNG NGHỀ DU LỊCH Ở LÀNG LỤA VẠN PHÚC I. PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG LỤA VẠN PHÚC THÀNH LÀNG NGHỀ DU LỊCH

1.Phát triển làng nghề du lịch phải đảm bảo tính ổn định và bền vững

Phát triển làng nghề du lịch phải đảm bảo tính ổn định và bền vững, phát triển không làm suy giảm môi trường cũng như các giá trị hấp dẫn của tài nguyên du lịch. Đối với làng ngề du lịch, việc giữ gìn truyền thống, dùng hòa giữa truyền thống và hiện đại là vô cùng quan trọng. Vì khi giá trị truyền thống bị phai nhạt, thì những giá trị tăng của sản phẩm cũng sẽ bị giảm đi một cách nhanh chóng. Khi đó những sản phẩm thủ công này lại không thể cạnh tranh với những sản phẩm công nghiệp có kỹ thuật hiện đại và hiệu quả. Vì vậy, làng nghề truyền thống phát triển trên cơ sở kết hợp với du lịch văn hóa đảm bảo gắn kết những đặc điểm, điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng của địa phương. Khôi phục và phát triển các hoạt động văn hóa dân gian truyền thống nhằm xây dựng môi trường du lịch văn hóa. Cải thiện đường giao thông, cơ sở làng nghề du lịch. Phát triển làng nghề du lịch vừa là bảo tồn được những giá trị văn hóa phi vật thể được kết tinh cao độ trong các sản phẩm làng nghề, bảo tồn được không gian văn hóa, truyền thống văn hóa vật thể và phi vật thể của làng nghề. Bên cạnh đó, cần chú trọng việc đảm bảo môi trường, tạo ra không gian sạch đẹp, thúc đẩy phát triển du lịch.

Phát triển làng nghề du lịch phải góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của làng nghề và vùng phụ cận. Để đạt được hiệu quả kinh tế cao, quy hoạch phát triển làng nghề du lịch cần kết hợp với quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của địa phương. Làng nghề du lịch sẽ là cầu nối giữa nông nghiệp và công nghiệp, giữa nông thôn và thành thị, giữa truyền thống và hiện đại và là nấc thang phát triển quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo đó, làng nghề truyền thống cần được phát triển theo hướng kết hợp hài hòa nhiều quy mô, nhiều loại hình tổ chức và sở hữu, lựa chọn công nghệ, thiết bị thích hợp, kết hợp công nghệ hiện đại với công nghệ truyền thống, thiết bị tiên tiến với thủ công tạo ra các sản phẩm mang đậm nét văn hóa dân tộc và hiện đại. Cách thức chế tạo các sản phẩm thủ công làng nghề nhất thiết phải giữ lại những khâu, công đoạn sản xuất thủ công quan trọng nhất, kết tinh những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, tạo nên nét độc đáo của sản phẩm. Bên cạnh đó, phát triển các làng nghề du lịch phải gắn với phát triển nông nghiệp và nông thôn, có mối quan hệ chặt chẽ với lao động, nguyên liệu, thị trường và môi trường, giải quyết tốt mối quan hệ tương hỗ, bổ trợ làm cho kinh tế - xã hội ở nông thôn phát triển bền vững, đời sống của dân cư ở nông thôn được sung túc.

3.Phát triển làng nghề du lịch phải góp phần bảo tồn và khôi phục nghề truyền thống

Phát triển làng nghề du lịch phải góp phần bảo tồn và khôi phục nghề dệt truyền thống. Bên cạnh nguồn thu từ các sản phẩm làng nghề, người dân làng nghề còn được hưởng lợi từ các hoạt động du lịch như bán đồ lưu niệm và cung cấp các dịch vụ phục vụ khách tham quan. Thông qua du lịch, các làng nghề truyền thống phát triển tạo ra ngày càng nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo một cách nhanh chóng và chắc chắn. Chỉ khi sống được với nghề, người dân làng nghề truyền thống mới quyết tâm theo đuổi và phát triển nghề.

4.Phát triển làng nghề du lịch trên cơ sở khai thác mọi nguồn lực

Phát triển làng nghề du lịch trên cơ sở khai thác mọi nguồn lực, thu hút và tạo ra mối liên kết chặt chẽ hơn giúp nhiều bên liên quan cũng tham gia phát triển. Quan điểm này thống nhất với chủ trương thực hiện xã hội hóa trong việc đầu tư, bảo vệ, tôn tạo các di tích, cảnh quan môi trường, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, làng nghề phục vụ phát triển du lịch của Tổng cục du lịch. Những nhân tố chính tham gia vào quá trình phát triển làng nghề du lịch là các cấp chính quyền, nhà đầu tư kinh doanh du lịch và người dân trong khu vực làng nghề. Nhà nước cần có các cơ chế chính sách và nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển các làng nghề nói chung và làng nghề du lịch nói riêng, đồng thời, lập quy hoạch tổng thể, xây dựng hạ tầng cơ sở, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa làng nghề. Phát triển du lịch làng nghề cần có sự tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc xây dựng các cơ sở kinh doanh, cung cấp dịch vụ du lịch… Bên cạnh đó, cần có sự khuyến khích hợp tác giữa các nghệ nhân, khuyến khích các trường dạy nghề, công ty hợp tác với các nghệ nhân để dạy nghề cho lớp trẻ, khôi phục kỹ thuật sản xuất truyền thống. Người dân trong làng nghề cần được tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ và xây dựng môi trường văn hóa, cảnh quan mang đậm bản sắc văn hóa của làng nghề.

5.Phát triển làng nghề du lịch phải trên cơ sở gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa và bản sắc dân tộc

Xây dựng và và phát triển làng nghề du lịch phải trên cơ sở gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa và bản sắc dân tộc Việt Nam. Với nhận thức sự phát triển của văn hóa đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của xã hội và sự thăng hoa của văn hóa chính là đỉnh cao nhất của sự phát triển, sự sáng tạo văn hóa là nguồn gốc của sự tiến bộ loài người, sự đa dạng trong văn hóa là kho tàng quý báu nhất của nhân loại và là một yếu tố cần thiết của phát triển. Việc xây dựng và phát triển làng nghề du lịch phải trên cơ sở gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa và bản sắc dân tộc Việt Nam.

Xây dựng và phát triển làng nghề du lịch phải trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại để vừa đảm bảo tính hiệu quả tinh xảo của sản phẩm, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, đồng thời vẫn giữ được những nét cổ điển độc đáo để thu hút khách du lịch.

Một phần của tài liệu xây dựng làng lụa vạn phúc thành làng nghề du lịch (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w