ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG NGHỀ VẠN PHÚC

Một phần của tài liệu xây dựng làng lụa vạn phúc thành làng nghề du lịch (Trang 59)

kiến đề xuất với UBND tỉnh, xin lại 4.600m2 đất cạnh đường quốc lộ 430

mà trước đây tỉnh Hà Tây đã thu hồi để giải quyết chính sách tái định cư cho dân khi làm con đường này còn thừa để bán đấu giá lấy tiền đầu tư cho dự án làng nghề theo kiểu “đổi đất lấy cơ sở hạ tầng”, nhưng vẫn chưa được phúc đáp. Để Vạn Phúc thực sự trở thành một làng nghề vừa giữ được nét truyền thống vừa mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội như mong đợi thì cần phải có sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành hữu quan.

IV. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG NGHỀ VẠN PHÚC PHÚC

1.Những thành tựu đã đạt được

Làng lụa Vạn Phúc được biết đến như một làng nghề dệt đẹp với các mẫu mã sản phẩm nổi tiếng có chất lượng cao được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến và ưa chuộng. Thương hiệu Lụa Vạn Phúc ngày càng khẳng định được chỗ đứng trên thị trường trong nước và quốc tế. Sản xuất CN-TTCN ở làng nghề dệt lụa Vạn Phúc đã kết hợp được công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại ở những công đoạn khác nhau của sản phẩm nhờ đó sản phẩm đạt được tính thẩm mỹ, tinh xảo, chất lượng đạt yêu cầu. Các sản phẩm của làng nghề luôn giữ được bản sắc riêng của vùng nông thôn, nên đã được thị trường chấp nhận dù phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của những cơ sở công nghiệp hiện đại trong và ngoài nước.

Nghề dệt đã có tác dụng rất to lớn đến đời sống của người dân Vạn Phúc. Giá trị sản xuất của làng nghề tăng trưởng mạnh. Làng nghề phát triển đã đưa Vạn Phúc từng bước đi lên, tạo được nhiều công ăn việc làm, giải quyết việc làm cho 1600 lao động trong xã và thu hút 500-600 lao động từ các vùng lân cận. Năm 1996 thu nhập bình quân của 1 lao động là 3,2 triệu đồng/năm, đến năm 2006 thì đã đạt 6 triệu đồng/năm.

Cơ cấu kinh tế của Vạn Phúc đã chuyển đổi rõ rệt: trước đây chủ yếu chuyên canh tác nông nghiệp, thu nhập thấp, làm chỉ đủ ăn khiến đời sống khó khăn thì hôm nay, kinh tế chuyển sang tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Người dân chủ yếu sản xuất lụa và kinh doanh mặt hàng này. Làng Vạn Phúc hiện có hơn 1.276 hộ dân sinh sống, thì có hơn 1.092 hộ sản xuất và kinh doanh các mặt hàng dệt lụa tơ tằm chiếm 90% tổng số hộ. Lợi nhuận đem về lớn, cuộc sống lam lũ ngày nào bị đẩy lùi, thu nhập trung bình mỗi người trong một tháng từ 800-900 nghìn; 100% số hộ có điện sử dụng, 60% số hộ có điện thoại bàn, ti vi, xe máy… Tổng giá trị sản phẩm mà các hộ làm nghề dệt thu về mỗi năm chiếm 63% cơ cấu kinh tế trong làng; thu

nhập bình quân đạt 1 triệu đồng/người/tháng.100% số hộ làm nghề dệt đều

chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế (mỗi năm đóng góp vào ngân sách Nhà nước hàng tỷ đồng).

Biểu đồ cơ cấu kinh tế làng lụa Vạn Phúc

Tại Vạn Phúc hoạt động kinh doanh của làng nghề đã thu hút nhiều loại hình doanh nghiệp (HTX, CTTNHH, DNTN...), các doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng trong thực hiện quan hệ liên kết đa dạng với kinh tế hộ gia đình về dịch vụ đầu vào, đầu ra, chế biến sản phẩm, nhờ đó đã kéo theo các hoạt động thương mại, dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống sôi động kể cả việc khai thác các nguồn vật tư, nguyên liệu từ nhiều nơi để cung cấp cho các hộ gia đình, cơ sở sản xuất trong làng nghề. Thị trường mở rộng đã tạo ra đội ngũ thương nhân năng động, linh hoạt khá nhạy bén trong kinh doanh, đây là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của làng nghề.

Năm 2007, làng nghề lụa Vạn Phúc được tôn vinh là một trong những làng nghề tiêu biểu của Việt Nam. Năm qua, làng nghề đã sản xuất được hơn 2,5 triệu mét lụa tơ tằm các loại với tổng doanh thu 35 tỷ đồng.

Sau hai năm xây dựng điểm du lịch làng nghề, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mỗi tháng làng nghề đã thu hút từ 3.000 đến 5.000 khách tham quan, mua hàng và giao dịch thương mại.

Làng Vạn Phúc giờ khang trang, đẹp như thành phố. Những ngôi nhà cao tầng, gian hàng trưng bày lụa mọc lên san sá. Đến làng, không khí nhộn nhịp, tấp nập có thể cảm nhận ngay từ bước chân đầu tiên.

Làng nghề Vạn Phúc phát triển và đạt được những thành quả như trên, trước hết là nhờ có đường lối phát triển đúng đắn của Đảng, nhà nước và các cơ chế chính sách giúp cho làng nghề phát triển. Mặt khác, vai trò của ngành nghề nông thôn trong giai đoạn CNH-HĐH nông thôn ngày nay được các cấp lãnh đạo, nhân dân ý thức sâu rộng qua thực tế và qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời Vạn Phúc đã phát huy truyền thống làng nghề của cha ông để lại, cần cù, chịu khó và rất tài hoa, năng động, sáng tạo và sớm thích nghi với cơ chế thị trường. Đội ngũ lãnh đạo là những người có tâm huyết với làng nghề. Họ đã bỏ ra rất nhiều công sức để đưa nghề dệt truyền thống trong những năm qua tồn tại và phát triển. Tất cả những thành tựu đó đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu lụa Vạn Phúc trên thị trường trong và ngoài nước.

2.Những hạn chế còn tồn tại

2.1.Vấn đề ô nhiễm môi trường

Tuy nhiên, bên cạnh nguồn lợi thu về từ các sản phẩm

lụa mang lại, làng lụa Vạn Phúc cũng đang phải đối mặt với một số tồn tại rất đáng lo ngại, đó chính là vấn đề ô nhiễm môi trường.

Toàn địa phương có trên 700 cơ sở tham gia sản xuất lụa. Trong đó hơn 22 cơ sở làm công việc nhuộm và tẩy rửa lụa. Khảo sát thực tế tại các cơ sở sản xuất và tiến hành phỏng vấn các hộ dân cư của làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc cho thấy toàn bộ các xưởng dệt nhuộm xen kẽ trong khu dân cư có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động mang tính chất kinh tế hộ gia đình liên tục suốt ngày đêm (10 giờ/ngày) nên ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất về tiếng ồn trực tiếp đối với người lao động cũng như các thành viên

hộ gia đình và dân cư xung quanh. Môi trường làng nghề bị ô nhiễm bởi nguồn nước thải được thải ra trực tiếp không qua xử lý từ các hộ chuội nhuộm. Đồng thời hệ thống ao hồ chứa nước thải không những bị thu hẹp mà còn chứa thêm một lượng nước thải của công ty Dệt nhuộm và nhà máy dệt len Hà Đông, do đó mức độ ô nhiễm càng trầm trọng hơn. Mỗi năm sản lượng sản xuất của địa phương đạt 2,5 triệu mét lụa các loại. Trong đó 1,5 triệu mét phải qua công nghệ tẩy nhuộm. Người dân sử sụng thuốc nhuộm có nguồn gốc từ Trung Quốc, được bán tràn ngập trên thị trường. Những loại hoá chất hay dùng trong sản xuất: N2CO3, H2O, CH3COOH, H2S, thuốc

nhuộm axít, thuốc nhuộm lưu huỳnh (đá, Na2S), thuốc nhuộm trực tiếp. Để

có được 1m lụa cần qua hai giai đoạn là nấu tẩy và tẩy nhuộm. Trung bình 1m lụa phải dùng từ 8-10 lít nước. Số lít nước dùng cho việc tẩy nhuộm có thể sẽ lớn hơn vì còn tuỳ thuộc vào việc nhuộm đậm hay nhạt. Lượng nước thải dùng trong các khâu dệt lụa, tẩy, nhuộm ở Vạn Phúc khá lớn. Trung

bình một hộ làm nghề dệt dùng 2,84m3/ngày cho sản xuất, bao gồm nước

thải dịch chuội 0,18m3, nước thải nhuộm 0,22m3, nước thải giặt một lần

0,4m3 và các nước thải khác 2,04m3. Tổng lượng nước sau sản xuất và nước

thải sinh hoạt ở Vạn Phúc từ 235,3 - 285,3 m3/ngày. Lượng nước thải sau

sản xuất cùng nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý chảy thẳng ra hệ thống cống rãnh trong khắp làng nghề, mương thoát nước rồi chảy ra sông Nhuệ gây ô nhiễm lớn. Bên cạnh sự ô nhiễm do nước thải gây nên, khí thải, tiếng ồn phát sinh trong các công đoạn dệt, nhuộm cũng đang tác động xấu tới môi trường. Khí thải được phát sinh chủ yếu từ các phân xưởng dệt, lò hơi và các lò nấu tẩy nhỏ dùng than để phục vụ cho quá trình giặt nóng, nấu, sấy, nhuộm... Sản xuất dệt lụa càng phát triển thì mức độ ô nhiễm môi trường ở Vạn Phúc càng gia tăng, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân trong làng và khu vực xung quanh. Thêm vào đó là vấn đề rác thải sinh hoạt (khoảng 4 tấn/ngày) và nước thải, khí thải của các nhà máy dệt nhuộm, xí nghiệp Vinh Hạnh sản xuất đồ chơi bằng nhựa… ở các

vùng lân cận càng làm cho môi trường của Vạn Phúc bị ô nhiễm nặng nề hơn. Còn tiếng ồn sinh ra chủ yếu do vận hành máy dệt và quấn sợi, sự va chạm của thoi và khi guồng sợi vào các ống sợi. Kết quả quan trắc tiếng ồn đo được tại Vạn Phúc gần 100 dBA, đứng thứ 2/10 điểm đo trong tỉnh. Tại Vạn Phúc hầu hết các hộ gia đình không có khu sản xuất riêng mà sản xuất trực tiếp ngay trong khu sinh hoạt của gia đình trong điều kiện đất đai ở các làng nghề chật hẹp khiến mức độ ảnh hưởng trực tiếp của ô nhiễm môi trường gây ra cho người lao động rất lớn. Ngoài ra, chính vì sản xuất lẫn trong các khu sinh hoạt và không tập trung quy hoạch vào một khu riêng biệt nên rất khó có thể đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải tập trung.

Mặc dù nhận được sự hỗ trở của tổ chức JICA (Nhật Bản) với chương trình nghiên cứu xử lý ô nhiễm làng nghề, bằng cách làm thử một số thiết bị xử lý nhỏ đặt tại các gia đình để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do sử dụng chất tẩy, nhuộm trong sản xuất nhưng không đạt hiệu quả. Tiếp đến, khoa Hoá của trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Hà Nội) cũng tiến hành nghiên cứu cả một thiết bị tương đối đồ sộ để xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh vật (làm ra chiếc máy đặt trên giá có bánh xe đẩy, mỗi chiều 2m, có hai thùng để trao đổi vi sinh và bốn thùng lắng đọng) trong vòng hơn 8 tháng, cũng không cho kết quả khả quan hơn.

Vạn Phúc đang dự kiến thực hiện triển khai dự án quy hoạch diện tích 13ha cho khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề bao gồm quy hoạch khu vực sản xuất và tiến hành tẩy, nhuộm tập trung để tiện xử lý nước thải. Tuy nhiên đó chỉ là đề án trên giấy tờ, ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân và làm giảm sức hấp dẫn của làng nghề đối với khách du lịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.Vấn đề chất lượng và thương hiệu sản phẩm

Làng nghề Vạn Phúc có trên 1.000 máy dệt với 740 hộ gia đình tham gia sản xuất, có trên 100 gian hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm. Loại hình doanh nghiệp tại làng nghề chủ yếu theo mô hình kinh tế hộ gia đình,

nhiều hộ sản xuất còn chạy theo số lượng mà thiếu quan tâm đến chất lượng, làm ảnh hưởng đến thương hiệu của làng nghề Vạn Phúc. Một điều nữa khiến du khách hờ hững với lụa Vạn Phúc vì đồ ở đây chủ yếu là sản xuất hàng loạt. Những cơ sở sản xuất ở đây đã không chú trọng đầu tư vào lĩnh vực thiết kế các mẫu lụa. Quần áo may sẵn, túi, khăn… hầu như không có gì đặc biệt, mẫu mã khá cũ và đơn điệu.

Tương truyền bà tổ nghề dệt lụa ở làng Vạn Phúc là một người phụ nữ gốc Hàng Châu (nơi có thứ lụa quý của Trung Quốc). Gốc gác cao quý ấy cộng với sự lâu đời (lụa Vạn Phúc ra đời từ thời Lý - Trần) khiến chất lượng lụa Vạn Phúc lại càng được tăng thêm nhiều phần. Vì vậy, người ta đến Vạn Phúc là để mong tìm được được một tấm lụa đẹp, lụa thật do người trong làng dệt nên. Thời gian gần đây, nhiều du khách và người tiêu dùng phàn nàn, bực bội khi mua phải thứ lụa Tàu kém chất lượng ở làng Vạn Phúc, được nhiều chủ cửa hàng trong làng bày bán lẫn lộn với lụa Vạn Phúc thật để lừa khách du lịch, chỉ vì lợi nhuận trước mắt. Thứ lụa rởm này trong thành phần chỉ có chút ít phần trăm là lụa, còn lại toàn là nilon. Đặc điểm của loại lụa này là dễ nhăn và nhầu, vừa nhúng vào nước đã phai màu, nhão vải và nhanh bị mủn. Trong số hàng trăm cửa hàng bày bán lụa và các sản phẩm từ lụa ở làng Vạn Phúc chỉ có rất ít cửa hàng là người trong làng, có xưởng dệt và bán chính sản phẩm của mình. Dệt một tấm lụa đã mất thời gian, giá thành lại cao, nên có những người chỉ muốn mượn cái danh Vạn Phúc để bán của rẻ, chất lượng kém nhằm được lợi nhiều hơn. Ngoài bán lụa rởm họ còn đặt may gia công các sản phẩm may mặc từ thứ lụa đó và bán với giá rất rẻ. Khách hàng vốn đã bị mù mờ về sự thật giả, giá cả lại phải chăng, chấp nhận được nên đã mua ngay, sau vài lần sử dụng mới biết mình bị lừa. Các cửa hàng buôn bán kiểu tranh thủ, chụp giật làm xấu đi những nét đẹp của một làng nghề xưa. Tất cả những điều đó đã khiến một làng lụa truyền thống như Vạn Phúc dần dần mất đi lòng tin của khách hàng, thương hiệu lụa Vạn Phúc bị mai một.

2.3.Vấn đề thiếu nguồn lực phát triển du lịch

Làng nghề Vạn Phúc cũng đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như: khả năng tổ chức quản lý, trang thiết bị và nguồn lực tài chính, kiến thức thị trường, kỹ năng maketing, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật công nghệ còn thiếu và yếu.

Bên cạnh đó, Vạn Phúc cũng thiếu nguồn nhân lực được đào tạo về du lịch và có trình độ ngoại ngữ để có thể tiếp đón phục vụ khách du lịch nước ngoài. Nhìn chung, người dân tại làng nghề chưa được đào tạo về du lịch.

Ngoài ra, người dân Vạn Phúc hiện tại mới chỉ tập trung vào việc bán thật nhiều sản phẩm nên chưa đầu tư vào các dịch vụ khác phục vụ cho khách du lịch. Cơ sở lưu trú du lịch của làng nghề hầu như chưa có. Các dịch vụ ăn uống, giải khát cũng rất hạn chế, đơn điệu và chưa có tính hấp dẫn. Tại làng nghề hầu như không có một nhà hàng, quán ăn hay quán giải khát nào để phục vụ khách du lịch. Tới thăm Vạn Phúc, khi có nhu cầu, khách du lịch phải đi trở ra trung tâm thành phố Hà Đông chỉ để tìm nơi ăn uống, nghỉ ngơi. Dịch vụ hướng dẫn, giới thiệu điểm du lịch làng nghề chưa được triển khai phổ biến. Khi khách du lịch tới thì việc hướng dẫn đón tiếp chưa có một tổ chức nào đứng ra tổ chức, thực hiện hay sắp xếp từ trước. Khách du lịch có thể tự do đi mua sắm quan sát mà không được nhận các dịch vụ hướng dẫn và giới thiệu đầy đủ về truyền thống, lịch sử hay nghề dệt truyền thống của làng. Các dịch vụ bổ sung khác phục vụ khách du lịch như đại lý bán vé máy bay, dịch vụ cho thuê các phương tiện vận chuyển dịch vụ điện thoại quốc tế, dịch vụ trao đổi ngoại tệ… hoàn toàn chưa có. Đây là một trong những đặc điểm gây cho khách du lịch có cảm giác không thoải mái và bất tiện khi tới đây tham quan, du lịch.

Các hoạt động văn hóa khác nhằm kéo dài thời gian của khác du lịch, tăng tính hấp dẫn của hình thức du lịch này cũng rất hạn chế. Các hoạt động như đi dạo trong làng nghề, được nói chuyện với nhân dân địa

phương, được tham gia vào quá trình sản xuất các sản phẩm thủ công chỉ mang tính tự phát, chưa được tổ chức thường xuyên, chưa có các cá nhân, tổ chức tiến hành cung cấp các dịch vụ này một cách chuyên nghiệp.

3.Nguyên nhân

Một phần của tài liệu xây dựng làng lụa vạn phúc thành làng nghề du lịch (Trang 59)