CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH VÀ DU LỊCH TẠI LÀNG LỤA VẠN PHÚC

Một phần của tài liệu xây dựng làng lụa vạn phúc thành làng nghề du lịch (Trang 30)

III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG LÀNG LỤA VẠN PHÚC THÀNH LÀNG NGHỀ DU LỊCH

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH VÀ DU LỊCH TẠI LÀNG LỤA VẠN PHÚC

KINH DOANH VÀ DU LỊCH TẠI LÀNG LỤA VẠN PHÚC I. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

1.Mặt hàng truyền thống

1.1.Các sản phẩm chính

Chiếu Nga Sơn, Gạch Bát Tràng Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông

Câu ca, câu thơ trên có lẽ bất cứ người Việt Nam nào cũng thuộc, cũng thích, đã phản ánh một vùng dệt tơ lụa thủ công lâu đời và lừng danh của nước ta, mà sản phẩm ở nơi đây đã nổi tiếng khắp trong nước cũng như trên thị trường quốc tế: Tơ lụa Vạn Phúc - Hà Đông. Đó là những mặt hàng

dệt thủ công bằng tơ tằm, rất đặc sắc và độc đáo, tiêu biểu nhất trong số những hàng dệt bằng tơ sợi ở Việt Nam, rất phong phú về chủng loại, màu sắc và kiểu dáng. Chỉ riêng làng dệt Vạn Phúc (Hà Đông cũ), một trung tâm dệt thủ công lớn và nổi tiếng nhất trong cả nước đã từng làm ra tới 70 thứ hàng the, lụa, đũi, gấm, lĩnh, vải... Tùy theo yêu cầu của thị trường mạnh thứ nào mà người thợ ở đây cho ra thứ hàng đó kịp thời. Dưới đây là một số mặt hàng chủ yếu và độc đáo nhất được sản xuất ở Vạn Phúc:

Gấm: là loại mặt hàng dệt dày (nền dày), có nhiều màu sắc khác

nhau, gấm có nhiều loại như gấm lam, gấm hồng cánh chấu, gấm đỏ, gấm vàng… Hoa trên gấm thường có màu tươi rực rỡ, được dệt cài nổi, tựa như thêu chỉ các màu rất khéo trên nên sa tanh. Một tấm gấm có nhiều màu phổ biến là năm hay bảy màu, gọi là gấm ngũ hay gấm nhất thể. Sợi ngang dọc mỗi tấm gấm đều nhuộm theo đúng gam màu đã định trước. Sợi dọc tạo nền chìm ở dưới, sợi ngang tạo hoa nổi lên trên mặt phải tấm gấm. Khi ánh sáng dọi vào, tùy độ ánh sáng trời hay đèn, tùy ở mỗi góc nhìn, mặt hoa gấm sẽ phản chiếu và do đó đã tạo nên sắc độ khác nhau, trông lóng lánh và sinh động. Gấm là loại mặt hàng quý nhất, khó làm nhất trong các loại tơ lụa. Người ta coi gấm là “bà chúa” của các loại hàng tơ lụa. Người thợ dệt gấm phải đạt tới tay nghề rất cao, kỹ thuật điêu luyện, tinh sảo và có đầu óc thẩm mỹ tuyệt vời. Xưa nay chỉ có rất ít nghệ nhân biết dệt gấm. Theo truyền tụng dân gian, dưới thời Lê, chỉ có làng Vạn Phúc là nơi duy nhất dệt gấm. Trong các loại gấm, nổi tiếng nhất và pha chút bí truyền phải kể đến chữ “Thọ”. Từ thời vua Tự Đức, cùng với sản vật quý hiếm từ miền Bắc, theo đường biển vào Thuận An (Huế) tiến vua, bao giờ cũng phải có gấm Vạn Phúc. Gấm màu vàng – màu của đế vương chỉ dành riêng cho vua và các vương triều. Dân thường chỉ được mặc gấm đỏ. Gấm Vạn Phúc cũng là món vật quý không thể thiếu trong lễ mừng thượng thọ. Bây giờ, gấm vẫn được dệt ở Vạn Phúc, mẫu mã cũng nhiều và chất lượng rất cao do có công nghệ dệt ngày càng phát triển. Nhưng mặt hàng tiêu thụ không nhanh

do nhu cầu sử dụng ít. Song nó vẫn là sản phẩm đáng tự hào của người thợ dệt Vạn Phúc.

Vân: là mặt hàng lụa mỏng có hoa nổi hoa chìm. Hoa nổi trên mặt

lụa thì bóng mịn. còn hoa chìm soi lên ánh sáng mới thấy được. Vân là sản phẩm tơ lụa rất nổi tiếng, còn gọi là lụa Vân được nhiều người ưa dùng nhất. Chỉ có thợ Vạn Phúc dệt Vân giỏi nhất trong nước, cho nên ca dao có câu:

“The La, lụa Vạn, vải Canh Nhanh tay đi bán, ai sành thì mua”

(ca dao)

Đó là để chỉ các làng dệt với từng sản phẩm đẹp có tiếng: làng La (nay là La Khê, La Cả) dệt the, làng Vạn (tức Vạn Phúc) dệt lụa, làng Canh (nay là Canh Diễn) dệt vải bằng sợi bóng. Lụa Vạn ở đây chính là lụa Vân. Tơ sợi để dệt lụa Vân phải là tơ từ kén nẩy. Dệt lụa Vân phải là người tinh tế, nhưng mặc lụa Vân còn phải là người tinh tế hơn. Không chỉ mặc, giặt lụa Vân cũng phải cầu kỳ. Lụa Vân không thể giặt bằng xà bông. Lụa Vân phải vò bằng tay, không được vắt khô, treo lên cho ráo nước, se mặt mới đem là.

Lụa: bao gồm các loại lụa trơn, lụa hoa. Đó là mặt hàng dệt theo

kiểu “long mốt”, mặt lụa rất mịn màng, óng ả. Khổ rộng tấm lụa vừa phải, thường là 1m15 bây giờ và trước kia là 40m cho nên việc cắt may thuận lợi. Ngày nay, do phải nắm bắt nhu cầu tiêu dùng hàng ngày nên mặt hàng lụa được thay đổi mẫu liên tục, vô cùng phong phú. Và cũng để phù hợp với chi tiêu của người tiêu dùng, bên cạnh kiểu dáng đẹp luôn thay đổi, lụa Vạn Phúc được pha thêm chất liệu khác để giảm giá thành xuống cho phù hợp mà vẫn đảm bảo chất lượng so với giá thành. Riêng mặt hàng lụa có rất nhiều loại đang được sản xuất và bày bán như: lụa sa tanh tơ tằm, lụa 100% tơ tằm, lụa pha kim tuyến….

The, sa, xuyến, băng, quế: Các loại sản phẩm này đều có đặc điểm chung là dệt thủng. Trên mặt tấm the, sa, xuyến, hay băng quế đều có lỗ thủng nhỏ rất đẹp. Nhưng chúng khác nhau ở cách bố cục sợi ngang, sợi dọc không giống nhau. Lỗ dệt thủng giữa các loại này khác nhau về kích thước và độ thưa dày. Kỹ thuật dệt như thế vừa tạo ra các loại hàng dệt khác nhau, vừa tăng thêm tính thẩm mỹ của từng loại hàng tơ lụa, có khả năng thỏa mãn sở thích, thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng.

Lĩnh, đoạn, sa tanh: Là các loại hàng dệt dày, số lượng sợi dọc của các loại hàng này đều nhiều hơn lụa. Mỗi tấm lĩnh, đoạn, vóc, sa tanh có số sợi dọc quãng độc 8.000 sợi. Trong khi đó, lụa chỉ chừng 3.000 sợi dọc mỗi tấm. Khi dệt các hàng dệt dày này thì mỗi răng go có 8 hội cửi đi qua. Người thợ khi dệt phải làm sao để tạo cho sợi dọc nổi lên nhiều hơn, để mặt vải lụa bóng loáng hơn. Trong các mặt hàng lụa ở Vạn Phúc, có lẽ lụa sa tanh là mặt hàng sang trọng nhất, cao cấp nhất. Cũng là tơ lụa, nhưng khi đã trở thành lụa sa tanh, bỗng trở nên cao quý đặc biệt. Lụa sa tanh có chất lấp lánh như thuỷ tinh. Hoa hướng dương, hoa triện viền quanh mặt lụa, càng làm cho lụa sa tanh trở thành quý phẩm.

Ngoài các loại kể trên, người thợ dệt Vạn Phúc trong lịch sử tơ lụa nước nhà còn dệt nhiều loại mặt hàng khác. Nhưng chỉ với chừng ấy mặt hàng, lụa Vạn Phúc có thể thỏa mãn nhu cầu may mặc và làm các hàng thủ công khác của biết bao thế hệ Việt và người nước ngoài.

Là hàng thủ công, lụa Vạn Phúc không thể coi nhẹ yêu cầu về thẩm mỹ, các thế hệ nghệ nhân và thợ dệt ở đây không ngừng cải tiến kỹ thuật sản xuất, mẫu mã hàng và những thủ pháp nghệ thuật. Các sản phẩm của họ ở bất cứ loại hàng nào cũng đạt tới mức hoàn mỹ. Hàng trơn thì mềm óng, khi trang nhã, có khi còn rực rỡ, khi nổi, khi chìm những hoa văn đồ án trang trí bằng kỹ thuật sợi dọc, sợi ngang phức tạp, hay bằng nghê thuật cài hoa, dệt thủng tinh xảo. Nghệ thuật trang trí và hoa văn trên lụa được xem như mẫu mực của phong cách tạo hình trên chất liệu mỏng bằng tơ sợi của

các nghệ nhân và nghệ sĩ dân gian Việt Nam. Các nghệ nhân tạo mẫu và thợ dệt Vạn Phúc đã sử dụng những đề tài trang trí từ kho tàng nghệ thuật truyền thống dân tộc, nhưng sáng tạo mà không dập khuôn, nhằm thích ứng nhất với chất liệu dệt. Đó là các đề tài hoa lá và sự vật quen thuộc rút ra từ trong nghệ thuật trang trí, tạo hình của người Việt và các dân tộc thiểu số (Mường, Thái, Mèo, Dao, Chăm…). Đề tài thường gặp trên một số hàng tơ lụa dệt hoa là Ngũ Phúc (Năm con dơi quanh chữ “Thọ” ), Long vân (rồng mây), nguyên hoa (hoa chanh, cúc, hồng…), hoa lộc (hoa bóng trên chồi biếc), thọ đỉnh (lư hương và chữ “Thọ”), quần ngư vọng nguyệt (đàn cá trông trăng), sông nước… Nhìn chung, hoa văn dệt truyền thống bao giờ cũng bố trí đối xứng. Đường nét trang trí không rườm rà, phức tạp mà luôn mềm mại, phóng khoáng và dứt khoát. Đặc biệt hoa văn theo thiết kế liên hoàn, cân đối, khoáng đạt. Cầm trên tay mà ngắm xa, gần sản phẩm dệt hoa, dù dệt nổi hay chìm đều mang lại cảm giác thẩm mỹ, cao sang.

1.2.Chủng loại sản phẩm

Trung bình một năm, làng lụa Vạn Phúc sản xuất ra cả triệu mét lụa. Lụa ở đây được chia ra làm nhiều loại với các mức giá cả khác nhau phù hợp từng nhu cầu của người mua. Những loại thường như đũi, lụa pha, lanh dù giá cả rẻ nhưng vẫn có hoa văn rất đẹp. Cao cấp hơn là loại lụa kết hợp giữa tơ tằm và tơ bóng có hai mặt, một mặt bóng, một mặt mờ, được nhiều người yêu thích. Loại lụa 100% tơ tằm đã tạo nên một thương hiệu cho làng Vạn Phúc bởi chất lượng và sự tinh xảo vượt trội. Bắt kịp với nhu cầu thị trường, người dân quê lụa không chỉ đơn thuần bán ra những mảnh lụa, mà họ còn biết làm ra nhiều sản phẩm từ lụa để phục vụ du khách đến thăm quê hương mình. Sản phẩm của họ rất phong phú, từ chiếc túi nhỏ đựng điện thoại di động, túi xách tay, cà vạt, túi ngủ, khăn quàng cổ, trải bàn, khăn mỏng, complet, cravat, đồ dùng tư trang, túi dệt lụa, dệt hoa… đến các mẫu mã quần áo may sẵn, kiểu truyền thống, hiện đại, loại áo lụa, đũi, may kiểu áo yếm hoặc được may cách điệu trẻ trung, có thêu các hoạ tiết

trên nền vải một màu. Nguồn hàng khá dồi dào, phong phú, đáp ứng mọi đối tượng khách tiêu dùng, khách tham quan du lịch và người cất buôn. Bước chân vào phố lụa Vạn Phúc là nhiều cửa hàng sang trọng, mới tinh nối đuôi nhau chạy dọc theo con đường nhỏ. Hàng hoá ở các cửa hàng như: túi xách tay, túi đựng tiền xu, đựng điện thoại di động, khăn quàng cổ, quần áo thời trang, áo ấm mùa đông… rất đa dạng, phong phú chủng loại, treo ngổn ngang đầy kín các kệ, sào. Về mẫu mã, ngoài các loại màu in truyền thống trên vải như đèn lồng, hồng, trúc, cúc, mai... thì các mẫu in hiện đại với các loại hoa dây lãng mạn được in hai màu làm tăng thêm vẻ sang trọng vốn có của chất liệu lụa. Ngoài ra, các loại lụa có màu sắc mới, trẻ trung được thay đổi từng ngày. Màu sắc thì khỏi bình luận: đủ các màu từ đậm đến nhạt. Nếu không thích hàng may sẵn, du khách có thể mua vải về nhà may hoặc có thể ra ngay tiệm gần đó, sau một hai tiếng sẽ có ngay một đồ ưng ý. Những năm gần đây để nâng cao chất lượng sản phẩm lụa, những người làm nghề đã không ngừng cải tiến mẫu mã sản phẩm và chuyển dần sang may các kiểu áo thời trang để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, phục vụ cho mọi lứa tuổi từ trẻ tới già.

2.Tình hình hoạt động sản xuất

2.1.Công cụ sản xuất

Công cụ phục vụ nghề dệt có rất nhiều loại. Khi dệt cần có khung cửi, thoi lao tay, thanh văng; khi hồ cần có khung hồ, thanh nan hồ, lao tay; khi làm tơ cần lồng sóc, cây guồng, ống tơ, cây suốt, vỏ suốt. Dưới đây xin trình bày một số công cụ dệt chính.

Khung cửi: Đây là công cụ chính để dệt vải. Khung cửi chia làm hai loại: khung dệt hàng trơn và khung dệt hàng hoa. Về mặt hình thức và chức năng sử dụng thì hai loại khung cửi này có nhiều điểm rất khác nhau, nhưng nguyên lý kỹ thuật vận hành thì là một. Khung cửi so với máy dệt cũng không khác về nguyên lý vận hành nhưng năng suất thấp hơn. Tuy nhiên những mặt hàng dệt lụa, là, gấm, vóc… thì không thiết bị hiện đại

nào có thể sánh nổi với “đôi bàn tay vàng” của người thợ thủ công và các khung truyền thống. Khung dệt hàng hoa được cấu tạo phức tạp hơn rất nhiều so với khung dệt hàng trơn. Ngoài các bộ phận nói trên, khung dệt cài hoa còn có thêm hệ thống tạo hoa bao (gọi là cây ho). Hệ thống này gồm có bộ cỗ thảo để đưa hoa xuống hoặc kéo hoa lên và bên dưới là bộ go dọc và go ngang. Ở khung cửi hoa, số lượng chân đòn cũng nhiều hơn ở khung dệt trơn. Các chân đòn (gọi là chặn đòn) có tác dụng điều khiển hoạt động của bàn gỗ “cây hoa”. Cái chặn đòn ấy gọi là chân hoa.

Thoi lao tay: có hình bầu dục nhưng hình mỏng dẹt, hai đầu lượn cong và nở dần, thoi dài 0,18m – 0,45m, bề ngang chỗ rộng nhất là 0,35m – 0,04m. Mình thoi gồm hai phần: phần giữa thoi làm bằng sừng và có một lỗ thủng hình chữ nhật ở chính giữa thoi để gài suốt, hai đầu thoi được bịt bằng sắt nên rất dễ gỉ (thường người ta phải bôi mỡ để bảo quản). Thoi giật dây có muộn hơn so với thoi lao tay, khi chiếc khung cửi giật dây ra đời khác với thoi lao tay con thoi làm hoàn toàn bằng gỗ tốt, mài nhẵn bóng. Mình thoi hình bầu dục, hai đầu thuôn nhỏ dần nhưng không lượn cong và có bịt sắt. Bề dày của thoi khỏng 0,03m, chiếc dài khoảng 0,37m, chỗ rộng nhất của bề ngang là 0,35m. Ở giữa thoi người ta khoét một lỗ gài suốt nhưng không bị thủng hẳn. Người thợ khi dệt không phải lao thoi bằng tay nữa mà chỉ cần giật dây, thoi tự động lao đi.

Thanh văng: là dụng cụ đơn giản nhưng cần thiết của người thợ dệt; thanh văng làm bằng cật tre già đã ngâm nên dẻo dai, có chiều dài bằng khổ rộng của vải, chiều rộng là 3-4cm, mỗi đầu cắm hai cái ghim sắt, khi dệt người thợ ghim vào hai mép biên của tấm vài giữ cho mặt vải luôn được căng.

Khung hồ: là cung cụ chủ yếu để hồ sợi, khung hồ cũng để căng sợi mộc ra chuẩn bị hồ. Khung làm bằng tre hoặc vầu, cấu tạo đơn giản. Đầu trục cuộn tơ chưa hồ có bộ phận “đòn léo” có tác dụng kéo căng mặt tơ lúc

đang hồ và khi hồ xong, người ta thả “đòn léo” cho lứa tơ đã hồ đổ ra phía đầu bên kia.

Thanh lao: làm bằng gỗ hay tre dài 1,2m, rộng 3-4cm, bề dày 1,5- 2cm. Một khung hồ thường cần từ 2-3 thanh lao để ngăn cách các tầng làm cho các sợi hồ khỏi dính vào nhau.

Thanh nan: Giống như một chiếc lược bí dài 1-1,2m, có nhiều răng nan nhỏ bằng tre rất mau, dùng để trải hồ đều trên mặt tơ.

Lồng sắt: là công cụ dùng để chọn tơ. Hình dạng của nó giống như một chiếc đó đơm cá có cán dài 0,35-0,40m. Khi chọn người ta đút ống tơ vào đầu của lồng sắt.

Ống tơ: là những ống nứa có chiều dài 0,18m đường kính 0,06m.

Gàng sợi: có hình dạng giống như cây guồng ngày nay, chiều cao 0,60m; có 4 cánh làm bằng tre. Gàng sợi dùng để lồng con tơ chưa gỡ vào đó, chuẩn bị chọn sợi.

Cây suốt: dùng để đánh tơ từ ống vào các vỏ suốt. Cây suốt làm bằng gỗ, cao 0,75m trên có gắn đinh vít để đút vỏ suốt vào 1 bánh xe ở phía dưới có tác dụng quay vỏ suốt.

Các khung dệt đã được cải tiến qua nhiều thế hệ. Thoạt đầu là chiếc khung dệt “con cò ngất ngưởng” với chiếc thoi sừng. Người dệt dùng những ngón tay thanh mảnh lao chiếc thoi qua khung dệt. Rồi đến chiếc khung dùng sợi dây để giật cho con thoi lao qua; đến chiếc khung cài hoa cải tiến, gồm 2 người, người dệt ngồi dưới, và một người nữa ngồi trên nóc khung, dùng tay lồng từng sợi tơ để tết thành hoa. Rồi đến chiếc khung hôm nay, có hàng nghìn que kim tự động, cài đủ các loại hoa theo ý con người. Trước kia, khi chưa có máy zắc-ca mà các nghệ nhân Vạn Phúc đã khâu hoa và vẽ hoa được rất điêu luyện và tinh tế. Hiện nay, máy zắc-ca

Một phần của tài liệu xây dựng làng lụa vạn phúc thành làng nghề du lịch (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w