Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm gần đây

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty Viễn thông quốc tế (VTI) (Trang 25)

Từ những năm 1990, công ty viễn thông quốc tế đã trải qua rất nhiều những biến đổi quan trọng của nền kinh tế cũng như sự phát triển cua ngành viễn thông nói chung. Từ chỗ chỉ có 150 kênh liên lạc quốc tế chủ yếu là qua vệ tinh các nước Đông Âu nhưng sau đó, năm 1991, công ty đã tiếp nhận hợp đồng hợp tác kinh doanh thời hạn 10 năm trong lĩnh vực viễn thông quốc tế được ký kết giữa VNPT và hãng viễn thông Telstra của Austalia. Trong giai đoạn này, VTI đã tiếp cận được hệ thống kỹ thuật viễn thông mới-kỹ thuật số hoá đi quốc tế và đào tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật cũng như quản lý có trình độ cao, tương thích với hệ thống mới, đáp ứng kịp thời yêu cầu trong chiến lược phát triển tăng tốc của ngành.

Từ năm 1996, công ty bước vào giai đoạn phát triển vượt bậc. Mạng lưới viễn thông quốc tế của công ty đã trải khắp ba miền, đồng bộ hoá với phần lớn các hướng đi quốc tế: đưa vào khai thác tổng đài của quốc tế ở thành phố Đà Nẵng, hệ thống VSAT DAMA với trạm chủ ở thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh những dịch vụ truyền thông như điện thoại, điện báo, thu phát hình quốc tế,....công ty đã triển khai thêm các dịch vụ mới như dịch vụ VISAT- IP băng thông rộng, dịch vụ Advantage Collect, Creadit card, dịch vụ thuê kênh riêng, VoIP quốc tế, mạng riêng ảo quốc tế....để bắt kịp với trình độ phát triển của mạng lưới viễn thông thế giới.

Đến nay, công ty viễn thông quốc tế đã khai thác và quản lý 4838 kênh quốc tế trong đó có 2001 kênh qua vệ tinh và 2327 kênh qua cáp biển, mạng lưới hiện đại hoá với 3 tổng đài cửa quốc tế và 7 trạm thông tin vệ tinh mặt đất, 2 tuyến cáp quang biển, 1 tuyến cáp quang đất liền đảm bảo lưu thoát lưu lượng thông tin liên lạc quốc tế.

Công ty viễn thông quốc tế đơn vị "Đột phá khẩu" trong thời kỳ đổi mới của Ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã và đang có những đóng góp tích cực cho

sự phát triển của Tập đoàn BCVT Việt Nam, nhiều cán bộ lãnh đạo của Tập đoàn, các đơn vị trong Tập đoàn, Bộ Thông tin và Truyền thông trưởng thàh từ Công ty Viễn thông Quốc tế. Hoạt động của Công ty trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và phục vụ đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.

Nhiều tập thể, cá nhân trong công ty đã được Nhà nước, Chính phủ, Bộ BCVT (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông", Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, các Bộ, Ngành, Công đoàn Việt Nam tặng Huân chương, Bằng khen, Cờ thi đua trong nhiều lĩnh vực công tác.

Doanh thu qua của công ty qua 3 năm 2005-2007

Bảng 2 : Thống kê tài chính kế toán giai đoạn 2005-2007

Đơn vị : Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

1 Tổng doanh thu 1.161,156 1.142,676 1.363,910

2 Chi phí 1.028,172 1.019,368 1.205,206

3 Lợi nhuận gộp 132,984 123,308 158,740

4 Thu nhập tài chính 42,312 16,518 18,748

5 Chi phí tài chính 544,0 0 5,042

6 Chi phí chung và quản lý 23,372 33,824 41,982

7 Lợi nhuận hoạt động chính 151,380 126,022 130,514

8 Thu nhập hoạt động khác 5,206 9,888 17,834

9 Chi phí hoạt động khác 4,262 82 3,464

10 Lợi nhuận từ hoạt động khác 944 9,806 14,370

11 Thu nhập trước thuế 152,324 135,808 144,884

12 Thuế thu nhập doanh nghiệp 39,406 32,526 39,714

13 Thu nhập sau thuế 1.128,64 1.032,28 1.051,70

Năm 2007 doanh thu đạt cao nhất trong 3 năm là 2.242,36 tỷ đồng, đây là năm ngành viễn thông nói chung và viễn thông quốc tế nói riêng đã có những bước phát triển lớn, đặc biệt là sự bùng nổ thị trường viễn thông Việt Nam, tạo ra cơ hội không chỉ các hãng kinh doanh dịch vụ viễn thông trong nước mà còn cả các hãng nước ngoài.

Doanh thu năm 2006 thấp hơn năm 2005, có sự chênh lệch này là do :

- Thay đổi cơ chế kế hoạch của tập đoàn VNPT mà công ty VTI là đơn vị hạch toán phụ thuộc của VNPT.

- Thị trường viễn thông quốc tế bị san xẻ do có nhiều doanh nghiệp trong nước cùng tham gia khai thác.

- Chỉ đạo của chính phủ, Bộ thông tin và truyền thông trong những năm qua có nhiều đợt giảm giá cước các dịch vụ VTQT , bình quân mỗi lần giảm cước từ 20 đến 40% tuỳ từng dịch vụ.

Tất cả những điều trên đều ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của VTI.

Chương 2

Thực trạng tình hình chất lượng nguồn nhân lực tại công ty.

2.1 Mô tả lao động của công ty.

Đến nay, công ty có hơn 1400 cán bộ, lao động với trên 70% có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học. Cụ thể qua các năm :

Năm 2003, tổng số lao động của công ty là 1320 người.

Năm 2004, tổng số lao động là 1350 người, tăng 30 người, tăng 2,27% so với năm 2003.

Năm 2005, tổng số lao động là 1400 người, tăng 80 người, tăng 6,06% so với năm 2003.

Năm 2006, tổng số lao động là 1430 người, tăng 110 người, tăng 8,3% so với năm 2003.

Năm 2007, tổng số lao động là 1525 người, tăng 205 người, tăng 15,5% so với năm 2003.

Đến năm 2006, tổng số lao động đã tăng thêm so với năm 2003 là hơn 100 người, điều này cho thấy công tác tuyển dụng ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên tốc độ tăng bình quân chỉ đạt 5,5% một năm, mức độ này so với quy mô toàn công ty và tốc độ tăng trưởng của ngành là còn thấp. Nguyên nhân là do lĩnh vực viễn thông là một lĩnh vực liên quan tới công nghệ, nó đòi hỏi người lao động phải có trình độ học vấn cơ bản, trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng lao động tốt để có thể tiếp thu và áp dụng công nghệ mới, làm việc chủ động linh hoạt.

Năm 2007 có sự tăng đột biến về nhân sự so với các năm trước, lượng nhân sự tuyển vào đã là 95 người. Nguyên nhân là do sự thành lập của Trung tâm thông tin vệ tinh Vinasat, làm nhiệm vụ quản lý, vận hành, khai thác và kinh doanh vệ tinh VINASAT, vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam đã được phóng lên quỹ đạo vào tháng 4/2008.

Các loại cơ cấu lao động của công ty :

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty Viễn thông quốc tế (VTI) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w