Chỉ tiêu về sinh trưởng

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân bùn ao lên sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng xà lách trong mùa mưa tại thành phố cần thơ (tháng 9112011) (Trang 29)

M Ở ĐẦU

3.2 Chỉ tiêu về sinh trưởng

3.2.1 Chiều cao cây

Chiều cao cây xà lách khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê giai

đoạn 17 ngày sau khi gieo (NSKG) dao động từ 3,85-4,03 cm. Tuy nhiên, ở giai đoạn 44 NSKG khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê. Sử dụng phân vi sinh

Biogro và bùn ao đã xử lý vi sinh có chiều cao cây cao (31,54 cm và 31,49 cm,

tương ứng). Trong khi đó, đối chứng sử dụng phân hữu cơ vi sinh COVAC có chiều

cao cây thấp nhất ( 29,62 cm) (Bảng 3.1).

Ruộng xà lách thí nghiệm được trồng liên tiếp 3 vụ và bón phân cùng vị trí lô

của vụ trước đã cho thấy sự khác biệt về mặt tăng trưởng chiều cao. Các quá trình phân giải chất hữu cơ diễn ra liên tiếp và dần hoàn thiện của hệ vi sinh vật đất sau 2 vụ đã giúp cho cây xà lách hấp thu tốt các chất dinh dưỡng. Trong đó, phân vi sinh

Biogro và phân bùn ao đã xử lý vi sinh đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng cho cây xà lách hơn so với phân hữu cơ vi sinh COVAC.

Bảng 3.1 Chiều cao cây xà lách (cm) qua các ngày sau khi gieo tại phường Hưng

Thạnh, quận Cái Răng, Tp.Cần Thơ (tháng 9-11/2011).

Ngày sau khi gieo Nghiệm thức

17 44

Đối chứng 3,85 29,62 b

Bùn khô 3,87 29,94 ab

Bùn đã xử lý vi sinh 3,95 31,49 a

Phân vi sinh Biogro 4,03 31,54 a

Mức ý nghĩa ns **

CV. (%) 6,40 2,51

Các số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê, **: khác biệt mức ý nghĩa 1%; ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê.

3.2.2 Số lá

Tương tự chiều cao cây, số lá xà lách khác biệt không có ý nghĩa qua phân

tích thống kê thời điểm 17 NSKG dao động từ 2,70-2,90 lá/cây và khác biệt có ý

nghĩa qua phân tích thống kê giai đoạn 44 NSKG, số lá xà lách ở nghiệm thức bón

phân vi sinh Biogro (17,35 lá/cây) không khác biệt so với bùn ao đã xử lý vi sinh, và đối chứng (16,58 lá/cây và 16,98 lá/cây, tương ứng). Bùn ao khô chưa qua xử lý

có số lượng lá trên cây là thấp nhất (16,18 lá/cây) (Bảng 3.2).

Theo Chu Thị Thơm và ctv., (2006), sự sinh trưởng và sản lượng của cây

trồng phụ thuộc vào hai quá trình có sự tác động tương hỗ lẫn nhau, sự hút nước và chất dinh dưỡng trong đất của rễ và sự tổng hợp các chất hữu cơ của các phần xanh

trong cây mà chủ yếu là lá. Khi sự trao đổi chất ở lá ít, sự sinh trưởng của bộ rễ sẽ

giảm, dẫn đến sự hấp thu nước và chất dinh dưỡng của cây kém. Lá có ý nghĩa quan

trọng trong việc tạo ra năng suất vì là cơ quan chủ yếu thực hiện chức năng quang

hợp (Lê Văn Hòa và ctv., 2004). Vì thế số lá cũng ảnh hưởng trực tiếp đến năng

19

Bảng 3.2 Số lá cây xà lách (lá/cây) qua các ngày sau khi gieo tại phường Hưng

Thạnh, quận Cái Răng, Tp.Cần Thơ (tháng 9-11/2011)

Ngày sau khi gieo Nghiệm thức

17 44

Đối chứng 2,70 16,98 ab

Bùn khô 2,73 16,18 b

Bùn đã xử lý vi sinh 2,90 16,58 ab

Phân vi sinh Biogro 2,75 17,35 a

Mức ý nghĩa ns *

CV. (%) 10,02 2,70

Các số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê, *: khác biệt mức ý nghĩa 5%; ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê.

3.2.3 Kích thước lá * Chiều dài lá

Bảng 3.3 cho thấy chiều dài lá xà lách qua hai giai đoạn khảo sát 17 và 44 NSKG khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê. Sựdao động về chiều dài lá ở các nghiệm thức rất thấp ở 17 NSKG (3,39-3,49 cm) và 44 NSKG (19,62-20,28 cm).

Bảng 3.3 Chiều dài lá xà lách (cm) qua các ngày sau khi gieo tại phường Hưng

Thạnh, quận Cái Răng, Tp.Cần Thơ (tháng 9-11/2011)

Ngày sau khi gieo Nghiệm thức

17 44

Đối chứng 3,45 19,62

Bùn khô 3,43 20,11

Bùn đã xử lý vi sinh 3,49 20,28

Phân vi sinh Biogro 3,39 20,07

Mức ý nghĩa ns ns

CV. (%) 5,89 2,58

ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê.

* Chiều rộng lá

Chiều rộng lá xà lách giai đoạn 17 NSKG khác biệt không có ý nghĩa qua

phân tích thống kê dao động từ 1,82-1,99 cm và giai đoạn 44 NSKG khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê, bón phân vi sinh Biogro đạt cao (10,20 cm), bùn ao

đã xử lý vi sinh và đối chứng sử dụng phân hữu cơ vi sinh COVAC có chiều rộng lá

xà lách thấp (9,63 cm và 9,67 cm tương ứng) (Bảng 3.5).

Theo Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2005), lá có vai trò quan trọng trong đời sống cây rau, chiều dài và chiều rộng lá càng lớn dẫn đến diện tích lá càng lớn và vì thế khả năng quang hợp càng đạt hiệu quả từ đó giúp cây sinh trưởng tốt,

góp phần nâng cao năng suất .

Bảng 3.4 Chiều rộng lá xà lách (cm) qua các ngày sau khi gieo tại phường Hưng

Thạnh, quận Cái Răng, Tp.Cần Thơ (tháng 9-11/2011)

Ngày sau khi gieo Nghiệm thức

17 44

Đối chứng 1,94 9,67 b

Bùn khô 1,82 10,05 ab

Bùn đã xử lý vi sinh 1,99 9,63 b

Phân vi sinh Biogro 1,88 10,20 a

Mức ý nghĩa ns *

CV. (%) 6,63 2,35

Các số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê, *: khác biệt mức ý nghĩa 5%; ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê.

3.2.4 Đường kính thân

Đường kính thân của xà lách ở cả hai giai đoạn 17 và 44 NSKG khác biệt

không có ý nghĩa qua phân tích thống kê. Sự chênh lệch về đường kính thân ở các

nghiệm thức rất nhỏ ở 17 NSKG (0,16-0,17 cm), 44 NSKG (0,72-0,76 cm) (Bảng

3.5). Theo Trần Thị Ba (2010), phân hữu cơ thì có tác dụng rất tốt cho sự sinh

trưởng và phát triển của cây rau nhưng cung cấp dinh dưỡng chậm, điều này làm

21

Bảng 3.5 Đường kính gốc thân cây xà lách (cm) qua các ngày sau khi gieo tại phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, Tp.Cần Thơ (tháng 9-11/2011)

Ngày sau khi gieo Nghiệm thức

17 44

Đối chứng 0,16 0,72

Bùn khô 0,17 0,74

Bùn đã xử lý vi sinh 0,17 0,76

Phân vi sinh Biogro 0,16 0,74

Mức ý nghĩa ns ns

CV. (%) 0,00 6,04

ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê.

3.3 CHỈ TIÊU VỀ THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT

3.3.1 Trọng lượng trung bình cây

Kết quả Hình 3.1 và phụ bảng 1.1 cho thấy trọng lượng trung bình cây xà lách khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%, phân vi sinh Biogro bón lót có trọng lượng trung bình cây cao nhất (24,55 g/cây). Đối chứng sử

dụng phân hữu cơ vi sinh COVAC thấp nhất (21,45 g/cây) (Hình 3.2 và phụ bảng

1.1). Nghiệm thức bón phân vi sinh Biogro có chiều cao cây, số lá, kích thước lá

24,55 a 23,2 ab 22,6 ab 21,45 b 19 21 23 25 27

Đối chứng Bùn khô Bùn đã xử lý vi sinh Phân vi sinh Biogro

Nghiệm thức T rọ n g l ư ợn g t ru n g b ìn h ( g /c ây ). .. 3.3.2 Năng suất thực tế

Kết quả Hình 3.5 và phụ bảng 1.1, cho thấy năng suất tổng thực tế của 4 loại phân bón lót cho xà lách khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê, phân vi sinh Biogro bón lót cho xà lách đạt cao nhất (30,39 tấn/ha) và thấp nhất là đối chứng

nông dân (28,41 tấn/ha).Sử dụng phân vi sinh Biogro giúp cho xà lách có chiều

rộng lá, số lá và trọng lượng trung bình cây ở mức cao dẫn đến năng suất tổng thực

tế ở nghiệm thức sử dụng phân Biogro cũng ở mức cao.

Tương tự như năng suất tổng thực tế, năng suất thương phẩm của bốn loại

phân bón lót cho xà lách khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê, đối với phân vi sinh Biogro đạt cao nhất (19,99 tấn/ha) và đối chứng đạt thấp nhất (18,31 tấn/ha). Tuy nhiên tỉ lệ giữa năng suất thương phẩm và năng suất tổng không có sự khác

biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê, tỉ lệ này dao động từ 64,51- 65,76 %, do thí nghiệm trong vụ Thu Đông, thời tiết vô cùng bất lợi, thường xảy ra mưa to đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng thương phẩm, phần không thương phẩm cao dẫn đến năng suất thương phẩm so với năng suất tổng còn thấp.

Hình 3.1 Trọng lượng trung bình cây xà lách (tháng 9-11/2011) tại phường

23 30,39 a 29,33 ab 29,37 ab 28,41 b 19,99 a 19,13 ab 19,17 ab 18,31 b 15 20 25 30 35

Đối chứng Bùn khô Bùn đã xử lý vi sinh Phân vi sinh Biogro

Nghiệm thức N ăn g s u ất t h ự c tế ( tấ n /h a) .

Năng suất tổng Năng suất thương phẩm

65,30% 65,26%

64,51%

65,76%

3.3.3 Năng suất lý thuyết

Qua kết quả hình 3.3 và phụ bảng 1.1, cho thấy khác biệt có ý nghĩa qua

phân tích thống kê về năng suất lý thuyết giữa 4 loại phân bón lót. Trong đó phân vi sinh Biogro đạt cao nhất (33,36 tấn/ha). Năng suất lý thuyết ở nghiệm thức đối

chứng thấp nhất (29,83 tấn/ha). Phân vi sinh Biogro có sử dụng bùn ao làm chất

mang vừa có chứa hàm lượng chất hữu cơ dồi giàu là một trong những ưu điểm của

bùn ao vừa được xử lí vi sinh có ích cho đất và cây phong phú. Bùn ao chứa nhiều

chất hữu cơ đã trở thành nơi trú ngụ, sinh sống và là nơi lí tưởng để vi sinh vật có ít tăng mật số nhanh chống giúp tăng khả năng khoáng hóa cung cấp dinh dưỡng cho

cây.

Hình 3.2 Năng suất thực tế của cây xà lách tại phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, Tp.Cần Thơ (tháng 9-11/2011)

29,83 b 33,02 ab 31,72 ab 33,36 a 27 29 31 33 35

Đối chứng Bùn khô Bùn đã xử lý vi sinh Phân vi sinh Biogro

Nghiệm thức N ăn g s u ất l ý t h u y ết ( tấ n /h a) . .

Hình 3.3 Năng suất lý thuyết của cây xà lách tại phường Hưng Thạnh, quận Cái

Răng, Tp.Cần Thơ (tháng 9-11/2011)

3.4 MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG

* Độ Brix, hàm lượng Nitrate và hàm lượng vật chất khô

Kết quả trình bày ở Bảng 3.6 cho thấy độ Brix thân lá xà lách khác biệt

không có ý nghĩa qua phân tích thống kê, dao động từ 2,40-2,07 %. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hiền (2008). Độ lưu tồn

Nitrate dao động từ 5,85 mg/kg đến 6,57 mg/kg. Hàm lượng Nitrate ở 4 nghiệm

thức đều nằm dưới ngưỡng cho phép của tổ chức Y tế thế giới (1500 mg/kg). Hàm

lượng vật chất khô khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê và dao động

từ 2,75% đến 3,24% (Bảng 3.6), điều này có nghĩa hàm lượng nước trong xà lách khoảng từ 96,76% đến 97,25%. Theo Milena và ctv., (2005), hàm lượng vật chất

khô không chịu ảnh hưởng bởi nguồn đạm cung cấp, nhưng chịu ảnh hưởng bởi yếu

25

Bảng 3.6 Độ Brix, hàm lượng Nitrate và hàm lượng vật chất khô của xà lách lúc thu hoạch tại phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, Tp.Cần Thơ (tháng 9-11/2011).

Nghiệm thức Độ Brix (%) Nitrate (mg/kg) Vật chất khô (%)

Đối chứng 2,60 5,85 2,75

Bùn khô 2,70 6,57 3,24

Bùn đã xử lý vi sinh 2,40 6,54 2,56

Phân vi sinh Biogro 2,45 6,36 2,89

Mức ý nghĩa ns ns ns

CV. (%) 15,31 12,41 18,06

ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê.

3.4 HIỆU QUẢ KINH TẾ

* Chi phí đầu tư

Chi phí đầu tư ở mỗi nghiệm thức là giống nhau, trong chi phí đầu tư chỉ có

sự khác biệt giữa giá phân bón lót ban đầu ở các nghiêm thức. Sự khác nhau về giá thành phân bón đã dẫn đến sự chênh lệch tổng chi ở mỗi nghiệm thức, phân vi sinh

Biogro (37.374.490 đồng/ha), đối chứng (39.504.490 đồng/ha), bùn ao khô

(45.274.490 đồng/ha) và bùn ao đã xử lý vi sinh (63.974.490 đồng/ha).Chi phí đầu tư tổng cho việc sử dụng phân vi sinh Biogro là thấp nhất và chi phí đầu tư tổng cho

việc sử dụng bùn ao đã xử lý vi sinh là cao nhất (Bảng 3.7).

* Tổng thu

Tổng thu ở mỗi nghiệm thức phụ thuộc vào giá bán sản phẩm ở thời điểm

thu hoạch và năng suất thương phẩm của xà lách. Tổng thu ở nghiệm thức bón phân

vi sinh Biogro cao nhất (99.950.000 đồng/ha). Bùn ao khô có năng suất thương

phẩm cao hơn so vớibùn ao đã xử lý vi sinh nên tổng thu ở bùn ao khô (95.850.000

đồng/ha) cao hơn bùn ao đã xử lý vi sinh (95.650.000 đồng/ha) và đối chứng có tổng thu thấp nhất (91.550.000 đồng/ha) (Bảng 3.7).

* Lợi nhuận

Lợi nhuận là hiệu số giữa tổng thu và tổng chi phí. Năng suất thương phẩm

cao, tổng chi phí là thấp nên lợi nhuận ở nghiệm thức phân vi sinh Biogro cao nhất (62.575.510 đồng/ha). Năng suất thương phẩm đối chứng là thấp nhất nhưng chi phí tổng thấp nên lợi nhuận vẫn cao hơn so với hai nghiệm thức còn lại (52.045.510 đồng/ha). Bùn ao khô và bùn ao đã xử lý vi sinh đạt lợi nhuận tương ứng lần lượt là 50.575.510 và 31.675.510 đồng/ha (Bảng 3.7). Năng suất thương phẩm thực tế phân

vi sinh Biogro và bùn ao đã xử lý vi sinh không có sự khác biệt do đó tổng thu không có sự khác biệt. Tuy nhiên tổng chi phí bùn ao đã qua xử lý vi sinh cao gần 2

lần so với phân vi sinh Biogro dẫn đến lợi nhuận cuối cùng bùn ao đã xử lý vi sinh

rất thấp và bằng 1/2 so với lợi nhuận của phân vi sinh Biogro.

Bảng 3.7 Hiệu quả kinh tế của sản xuất xà lách tại phường Hưng Thạnh, quận Cái

Răng, Tp.Cần Thơ (tháng 9-11/2011)

Đơn vị tính: 1.000 đông/ha

Nghiệm thức

Thu - chi Đối chứng Bùn khô

Bùn đã xử lý vi sinh Phân vi sinh Biogro Tổng chi 39.504,49 45.274,49 63.974,49 37.374,49 Hạt giống 2.000,00 2.000,00 2.000,00 2.000,00 Lưới cước trắng 3.360,00 3.360,00 3.360,00 3.360,00 Phân bón 9.072,50 14.842,50 33.542,50 6.942,50 Thuốc BVTV 1.140,00 1.140,00 1.140,00 1.140,00 Vôi 600,00 600,00 600,00 600,00 Lao động 20.689,66 20.689,66 20.689,66 20.689,66 Chi phi khác * 2.642,33 2.642,33 2.642,33 2.642,33 Tổng thu 91.550,00 95.850,00 95.650,00 99.950,00 NSTP (tấn/ha) 18,31 19,17 19,13 19,99 Giá bán 5,00 5,00 5,00 5,00 Lợi nhuận 52.045,51 50.575,51 31.675,51 62.575,51

Tỷ suất lợi nhuận 1,32 1,12 0,50 1,67

Giá thành các loại phân hữu cơ dùng bón lót: ND: 3.500đ/kg, BT: 1.500đ/kg (vận chuyển), BX: 3.500đ/kg và

27

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1 KẾT LUẬN

Sử dụng phân vi sinh Biogro với liều lượng 0,7 tấn/ha giúp xà lách sinh

trưởng mạnh và năng suất cao, trong đó năng suất tổng đạt 30,39 tấn/ha, năng suất thương phẩm đạt 19,99 tấn/ha. Hiệu quả kinh tế nghiệm thức phân vi sinh Biogro có lợi nhuận cao nhất (62.575.510 đồng/ha).

Đối chứng sử dụng phân hữu cơ vi sinh COVAC 1 tấn/ha và phân cá 10 lít/ha, xà lách sinh trưởng chậm và năng suất thương phẩm thấp (18,31 tấn/ha).

Sử dụng bùn khô và bùn ao đã xử lý vi sinh làm tăng khả năng sinh trưởng và năng suất thương phẩm xà lách (19,17, 19,13 tấn/ha, tương ứng). Tuy nhiên hiệu

quả kinh tế nghiệm thức bùn ao đã xử lý vi sinh đạt thấp nhất (lợi nhuận 31.675.510 đồng/ha).

Hàm lượng Nitrate trong thân và lá của xà lách ở 4 nghiệm thức dao động từ

5,85-6,57 mg/kg đều dưới ngưỡng cho phép của tổ chức Y tế thế giới (1500 mg/kg).

4.2 ĐỀ NGHỊ

Trồng xà lách trong mùa mưa tại Cần Thơ, từ tháng 9-11 có thể sử dụng

phân vi sinh Biogro 0,7 tấn/ha bón lót kết hợp che lưới cách mặt liếp 60 cm. Đối

với những nơi có nguồn bùn ao trực tiếp từ việc nạo vét ao nuôi thủy sản cũng có

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Borford M.A., Williams, K.C., 2001. The fact of nitrogenous waste from shirmp feeling.

BOYD, C. E. 1985. Chemical budgets of channel catfish ponds. Trans, Amer. Fish. Soc.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN. 2012. Báo cáo kết quả

thực hiện kế hoạch 6 tháng năm 2012 ngành nông nghiệp và phát triển nông

thôn. Hà Nội.

EDWARD, Z. E., A. K. VOOKHEE and A. B. KIMBALL. 1983. Carbondioxide enrichment of greenhouse crops volumn II physiology, yield and economic.

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân bùn ao lên sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng xà lách trong mùa mưa tại thành phố cần thơ (tháng 9112011) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)