Giải pháp liên quan đến cấu trúc quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu một số vấn đề liên quan đến quy phạm pháp luật và giải pháp hoàn thiện (Trang 33)

5. Bố cục của đề tài

3.3. Giải pháp liên quan đến cấu trúc quy phạm pháp luật

3.3.1. Cho vấn đề quy phạm pháp luật có nhất thiết đủ ba bộ phận

QPPL không nhất thiết phải có đủ ba bộ phận có thể có hai bộ phận vì một số QPPL không cần đặt ra bộ phận chế tài khi xét theo góc độ logic của nội dung QPPL trong trƣờng hợp sau đây:

Thứ nhất, phần quy định của QPPL chỉ xác định quyền của chủ thể (QPPL trao quyền) có nghĩa là trong hoàn cảnh hay điều kiện nhất định, chủ thể đƣợc pháp luật xác định quyền nào đó, nếu chủ thể từ chối thực hiện quyền của mình thì bộ phận chế tài không cần thiết đƣợc đặt ra. Ví dụ: “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp,

việc làm và nơi làm việc” (khoản 1 Điều 35 Hiến pháp 2013). Nếu công dân không thực

hiện quyền của mình nhƣ “làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc” thì họ không chịu trách nhiệm pháp lý bởi vì việc thực hiện các hành vi trong phần quy định quyền và lợi ích của mình hoàn toàn có lợi cho chủ thể vì thế không cần phải đƣa ra biện pháp chế tài.

Thứ hai, trong một số trƣờng hợp QPPL quy định về thủ tục pháp lí nhất định mà khi thực hiện những hành vi này, nếu chủ thể của pháp luật không làm đúng những yêu cầu của pháp luật thì cũng không có biện pháp chế tài nào đƣợc đặt ra đó là trƣờng hợp nghĩa vụ của chủ thể gắn liền với lợi ích của họ, nếu chủ thể không thực hiện nghĩa vụ thì lợi ích của họ có thể bị thiệt hại. Ví dụ: “trong trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc dân sự chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Thẩm phán yêu cầu đương sự

giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ” (khoản 1 Điều 85 BLTTDS 2004 sửa đổi, bổ sung

2011). Nhƣ vậy, nếu các đƣơng sự không thực hiện hành vi “giao nộp bổ sung tài liệu,

chứng cứ” thì cũng không cần biện pháp chế tài nào bởi vì nghĩa vụ này gắn liền với lợi

ích của chính họ. Hoặc: đối với ví dụ: “ngƣời tham gia bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có dán ảnh hợp lệ”13, điều luật này quy định bắt buộc ngƣời tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh dán lên thẻ. Thực tế khi đến khám chữa bệnh nếu không xuất trình thẻ bảo hiểm y tế thì cũng không có chế tài

nào đặt ra, vì đây là quyền lợi của chủ thể nếu không xuất trình thẻ bảo hiểm y tế thì không đƣợc thanh toán tiền qua bảo hiểm.

Theo phân tích logic về cấu trúc QPPL thì ba bộ phận giả định, quy định và chế tài phải có đầy đủ trong QPPL (trừ những trƣờng hợp không có bộ phận chế tài nhƣ đã phân tích ở trên), nhƣng do việc thể hiện QPPL trên thực tế khá đa dạng cũng nhƣ thói quen làm luật tách chế tài ra khỏi quy phạm pháp luật nên trong điều luật không chứa đầy đủ cả ba bộ phận, cụ thể:

Thiếu bộ phận giả định: Hiến pháp đóng vai trò là nguồn chủ yếu của các ngành

luật khác nên các điều luật trong Hiến pháp thƣờng chỉ nêu lên những nguyên tắc chung cho mọi trƣờng hợp, nó đƣợc khái quát lên từ các trƣờng hợp cụ thể đã đƣợc pháp luật của các ngành luật khác quy định. Khi đã là nguyên tắc thì QPPL thƣờng mất đi hoàn cảnh cụ thể, điều kiện cụ thể. Ví dụ: xem lại ví dụ khoản 3 Điều 2 Hiến pháp 2013 “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

Thiếu bộ phận quy định: các điều luật trong BLHS chỉ có phần chế tài và phần

giả định cho chế tài không có bộ phận quy định. Sở dĩ có trƣờng hợp đặc biệt này theo quan điểm ngƣời viết là vì luật hình sự không có nhiệm vụ điều chỉnh các quan hệ xã hội nhƣ các ngành luật khác mà có nhiệm vụ bảo vệ các quan hệ xã hội khỏi sự xâm hại của tội phạm. Vì vậy, chúng không nêu lên nguyên tắc xử sự hay cách xử sự cho các chủ thể, mà chỉ xác định những hành vi bị coi là tội phạm và quy định những hình phạt cần áp dụng đối với ngƣời phạm tội. Thực tế, chúng ta vẫn tìm đƣợc bộ phận quy định trong các điều luật của BLHS, nhƣng nó nằm trong văn bản khác. Ví dụ: Điều 4 Luật HNGĐ năm 2000 (sửa đổi, bổ sung 2010) quy định: “cấm ngược đãi, hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ,

chồng, con, cháu,…và các thành viên khác trong gia đình” và Điều 151 BLHS 1999 (sửa

đổi, bổ sung 2009) quy định: “Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ….gây hậu quả nghiêm trọng ……thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba

năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm”. Nhƣ vậy, nội dung phần quy định của QPPL

đƣợc trình bày trong Điều 151 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) lại đƣợc trình bày trong Điều 4 Luật HNGĐ 2000 (sửa đổi, bổ sung 2010).

Thiếu bộ phận chế tài: xem lại ví dụ Điều 60 Luật HNGĐ 2000 (sửa đổi, bổ sung 2010) điều luật này chỉ có hai bộ phận là giả định và quy định không có chế tài, nếu chủ thể không thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng theo đúng hƣớng dẫn trong điều luật sẽ hiểu là phải chịu chế tài, mặc dù điều luật không thể hiện phần trách nhiệm pháp lý nhƣng đƣợc quy định trong văn bản QPPL khác. Cụ thể là chủ thể không thực hiện đúng hƣớng dẫn trong điều luật sẽ chịu chế tài quy định tại Điều 152 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009)

“người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng…..thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”

Nhƣ vậy, chúng ta thấy các bộ phận giả định, quy định và chế tài xem là thiếu khi phân tích điều luật, thật sự nó vẫn có đầy đủ các thành phần trong QPPL nếu ghép các điều luật này lại với nhau. Từ đây ngƣời viết cho rằng khi xác định cấu trúc QPPL trƣớc hết phải phân biệt đƣợc QPPL và điều luật, không đƣợc đồng nhất QPPL với điều luật. Bởi vì, mỗi QPPL theo khái niệm là quy tắc chứa đựng ý chí nhà nƣớc, còn điều luật là hình thức thể hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung của một hoặc nhiều QPPL. Khi phân biệt rõ ràng, cụ thể QPPL và điều luật cũng góp phần xác định chính xác các bộ phận giả định, quy định và chế tài và tránh đƣợc thực trạng tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc QPPL.

3.3.2. Cho vấn đề giả định của quy định hay giả định cho chế tài

Thực trạng phân tích cho thấy thực tiễn xây dựng văn bản QPPL và lý luận đều tồn tại hai hình thức giả định cho quy định và giả định cho chế tài, chỉ có một hình thức giả phù hợp tính lý luận và thực tế xây dựng pháp luật đó là giả định cho quy định. Bởi vì, xác định giả định cho bộ phận quy định là xác định phạm vi tác động của pháp luật cho các chủ thể thông qua đó chủ thể sử xự theo yêu cầu của nhà nƣớc đặt ra, tức là pháp luật đặt ra để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội thông qua hành vi của con ngƣời.

Ngoài ra, quan điểm cho rằng QPPL có hai phần là giả định và hậu quả pháp lý tức là giả định cho chế tài đƣợc một số nhà luật học thừa nhận, ngƣời viết cho rằng không phù hợp. Bởi vì, theo thực trạng phân tích lý luận giả định của chế tài thì nội dung của giả định là xác định hành vi nào đó mà chủ thể đã thực hiện trong điều kiện hay hoàn cảnh đƣợc xác định ở giả định của phần quy định. Qua đó cho thấy trong QPPL đã có đủ ba thành phần giả định, quy định và chế tài thì việc thừa nhận quan điểm giả định và phần hậu quả pháp lý (có thể là quy định, có thể là chế tài) là cấu trúc của QPPL lại không đúng vì ngay trong quan điểm này đã có mâu thuẫn và bộ phận quy định chỉ quy định cách xử sự cho chủ thể không phải là phần hậu quả pháp lý. Hơn nữa, giả định cho chế tài nó chỉ là điều kiện để áp dụng chế tài bởi vì có điều kiện này chủ thể mới biết mình đã VPPL ở bộ phận quy định và phải chịu chế tài, do vậy, mà nó luôn luôn tồn tại khi xây dựng văn bản QPPL.

3.3.3. Cho vấn đề bộ phận quy định được hiểu ngầm như thế nào cho đúng

Một số nhà luật học phân tích ở phần thực trạng của luận văn đã cho rằng bộ phận quy định đƣợc hiểu ngầm khi điều luật chỉ có bộ phận chế tài và bộ phận giả định cho chế tài, trong thực tế xây dựng văn bản QPPL bộ phận quy định không có sự hiểu ngầm, bởi vì:

 Bản thân nhà làm luật đặt ra điều luật chỉ với phần giả định và chế tài là chỉ nhằm vào việc xác định các điều kiện cụ thể cho việc áp dụng chế tài đó chứ không nhằm mục đích đặt ra cách xử sự cho chủ thể trong điều luật đó, mặc dù, thông qua quy định này, chủ thể có thể xác định đƣợc trong những điều kiện, hoàn cảnh nào mình phải xử sự

nhƣ thế nào. Ví dụ: xem Điều 130 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) có bộ phận giả định: “người nào dùng vũ lực hoặc có hành vi nghiêm trọng khác cản trở phụ nữ tham gia

hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa, xã hội”, không có bộ phận quy định để

xác định cách xử sự cho chủ thể, nhƣng thông qua bộ phận giả định trong hoàn cảnh là

“tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa, xã hội” của phụ nữ thì chúng ta

cũng hiểu là chủ thể phải xử sự không đƣợc “dùng vũ lực hoặc có hành vi nghiêm trọng

khác cản trở phụ nữ”, giả định này chỉ là điều kiện cụ thể để bộ phận chế tài đƣợc đặt ra

áp dụng khi chủ thể VPPL.

 Hiểu ngầm sẽ dẫn đến hiểu không đúng ý chí của nhà làm luật. Việc cho rằng có quy định “ẩn” (hiểu ngầm) nhƣ vậy dƣờng nhƣ cố gắng áp đặt một cách cứng nhắc các bộ phận của một QPPL đƣợc trình bày gắn liền nhau trong một điều luật. Điều này lại không phù hợp với lí thuyết về cách trình bày của QPPL. Một QPPL có thể đƣợc trình bày trong nhiều điều luật tức là các bộ phận của QPPL nằm trong các điều luật khác nhau của cùng một văn bản hoặc ở các văn bản khác nhau. Trong thực tế, chúng ta có thể tìm thấy các bộ phận của một QPPL trong các điều luật khác nhau tức là bộ phận “ẩn” của QPPL đƣợc thể hiện một cách rõ ràng trong các điều luật khác. Ví dụ: khoản 2 Điều 4 Luật HNGĐ 2000 (sửa đổi, bổ sung 2010) quy định: “nghiêm cấm việc tảo hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ; cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, li hôn; cấm cưỡng ép li hôn, li hôn giả tạo, cấm yêu sách giả tạo trong việc cưới hỏi” Điều 146 BLHS quy định: “Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ bằng cách hành hạ ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải……ba tháng đến

ba năm”. Nói một cách khái quát, việc cho rằng có bộ phận quy định “ẩn” (hiểu ngầm)

trong một số QPPL chỉ là việc cố gắng tìm kiếm đầy đủ các bộ phận của QPPL trong một điều luật mà thôi. Nhƣ vậy, qua cách lý giải này cũng góp phần để mọi ngƣời có thể nắm đƣợc kỹ thuật xây dựng văn bản QPPL của nƣớc ta mà có thể thực hiện và áp dụng pháp luật một cách dễ dàng và đúng đắn.

3.3.4. Bộ phận thứ ba trong cấu trúc quy phạm pháp luật phải là chế tài không thể thừa nhận bộ phận bảo đảm

Theo phân tích từ thực trạng thì dƣờng nhƣ bộ phận bảo đảm sẽ bao quát hết những vấn đề lý luận mà bộ phận chế tài chƣa nêu lên trong trƣờng hợp khen thƣởng và không thƣởng không phạt đối với chủ thể. Nhƣng “Công lý mà luật pháp mang lại là sự trừng phạt”14

từ đây ngƣời viết cho rằng để có một QPPL hoàn chỉnh về mặt cấu trúc (cũng nhƣ thống nhất về mặt lý luận) thì cấu trúc của QPPL nên có giả định, quy định và chế tài. Giả định là bộ phận xác định phạm vi tác động của pháp luật, thông qua phạm vi tác động này nhà nƣớc muốn chủ thể phải xử sự theo một hành vi phù hợp qua sự hƣớng dẫn ở bộ phận

14 Trích câu nói Mahatma Gandhi

quy định. Nếu chủ thể làm sai, không làm hoặc làm vƣợt quá sự hƣớng dẫn này bắt buộc phải chịu chế tài pháp luật thì mới đảm bảo đƣợc cơ chế điều chỉnh của pháp luật cũng nhƣ đảm bảo tính công bằng, công lý mà pháp luật đem lại cho chủ thể. Nhƣ vậy, bộ phận thứ ba trong cấu trúc QPPL là chế tài thì sẽ phù hợp tính lý luận vì:

 Để xác định đƣợc bộ phận bảo đảm thì phải xác định đƣợc bộ phận quy định. Quy định là “bộ phận của QPPL nói lên cách xử sự mà chủ thể phải theo khi gặp trường

hợp nêu ở phần giả định. Bộ phận quy định nêu rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể”.

Theo quan điểm của một số nhà luật học lý giải bộ phận bảo đảm thì nó là biện pháp tác động cho xử sự của chủ thể ở bộ phận quy định đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế gần nhƣ tuyệt đối. Thực tế không xác định đƣợc bộ phận quy định khi nêu lên trƣờng hợp khen thƣởng, ví dụ: “Viên chức có công trạng, thành tích và cống hiến trong công tác, hoạt động nghề nghiệp thì được khen thưởng, tôn vinh theo quy định của pháp luật về thi

đua, khen thưởng” (khoản 1 Điều 51 Luật Viên chức 2010). Khen thƣởng là biện pháp tác

động đảm bảo cho pháp luật đƣợc thực hiện, tức là chủ thể ở giả định đƣợc khen thƣởng khi bộ phận quy định nêu lên mệnh lệnh cụ thể và chủ thể thực hiện tốt phần mệnh lệnh này (thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ). Tuy nhiên, khen thƣởng cho viên chức ở ví dụ trên là cho quy định nào? Nếu nghiên cứu một cách thấu đáo “thì được khen thưởng, tôn vinh

theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng” chính là bộ phận quy định vì quy

định là bộ phận thể hiện ý chí và mệnh lệnh của nhà nƣớc và khen thƣởng trong điều luật này cũng là thể hiện ý chí của nhà nƣớc cho những chủ thể là “Viên chức có công trạng,

thành tích và cống hiến trong công tác, hoạt động nghề nghiệp”, đƣợc nêu trong phần giả

định.

Hơn nữa, chủ thể (cá nhân, tổ chức) thực hiện đúng quy định không vì khen thƣởng mà chủ yếu là sợ chế tài, ví dụ: phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với ngƣời điều khiển xe mô tô hai bánh không đội mũ bảo hiểm15. Thực tiễn hiện nay đã chứng minh hầu hết ngƣời dân tham gia giao thông đƣờng bộ bằng xe mô tô hai bánh đều đội mũ bảo hiểm vì sợ bị phạt. Nếu nhà làm luật quy định việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đƣờng bộ đối với xe mô tô hai bánh với hình thức ngƣợc lại là khen thƣởng. Với hình thức này ngƣời dân có thể thực hiện và có thể không thực hiện đội mũ bảo hiểm vì không cần khen thƣởng ngƣời ta không cần làm. Mục đích đặt ra biện pháp trừng phạt

phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng” nhà làm luật thấy đƣợc những nguy hiểm,

những tác hại ngƣời tham gia giao thông xảy ra tai nạn sẽ để lại hậu quả không ít cho ngƣời thân, gia đình và xã hội, nhà làm luật muốn giảm bớt những tác hại không mong muốn này trong thực tiễn. Do đó, nhà làm luật bắt buộc chủ thể phải thực hiện đội mũ bảo

Một phần của tài liệu một số vấn đề liên quan đến quy phạm pháp luật và giải pháp hoàn thiện (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)