5. Bố cục của đề tài
3.2. Giải pháp liên quan đến phân loại quy phạm pháp luật
Thực trạng phân tích cho thấy khi phân loại QPPL thành quy phạm định nghĩa, quy phạm nguyên tắc, quy phạm xung đột,….lý luận của chúng hoàn toàn không giống với cơ sở lý luận mà ngƣời viết trình bày ở chƣơng 1, tức là không phải là “quy tắc xử sự chung” cho các chủ thể nếu xét theo khái niệm QPPL. Hoặc, không thể xác định đƣợc bộ phận giả định, quy định và chế tài ở các loại QPPL này nếu theo lý thuyết về cấu trúc QPPL. Vấn đề phân loại QPPL theo ngành luật làm mất đi mối quan hệ giữa các QPPL với nhau. Vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu lý luận một cách toàn diện để giải quyết các vấn đề tồn tại từ thực trạng này, theo quan điểm ngƣời viết để lý luận đƣợc thống nhất cần đƣợc giải quyết nhƣ sau:
Thứ nhất, cần xác định lại nội dung khái niệm QPPL đƣợc ngƣời viết nêu ở mục “giải pháp liên quan đến khái niệm QPPL” vì khi cho rằng QPPL là “quy tắc xử sự chung” thì các quy phạm định nghĩa, quy phạm nguyên tắc, quy phạm tuyên bố, quy phạm xung đột không chứa đựng bất kỳ một quy tắc xử sự nào cho chủ thể nhƣng nó thể hiện ý chí của nhà nƣớc, gián tiếp điều chỉnh các quan hệ xã hội, cho nên cần mở rộng khái niệm QPPL là “quy tắc” sẽ phù hợp với tính lý luận của nó. Ví dụ: “công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”12, trong quy phạm này không chứa đựng mệnh lệnh (quy định quyền và nghĩa vụ) cho các chủ thể nhƣng có chứa đựng ý chí nhà nƣớc cho chúng ta biết ngƣời có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam, đây chính là bộ phận quy định trong cấu trúc QPPL. Nhƣ vậy, có thể xác định đƣợc cấu trúc QPPL một cách cụ thể, rõ ràng góp phần giải quyết đƣợc những hạn chế lý luận khi phân tích ở thực trạng.
Đối với quy phạm xung đột ngƣời viết cho rằng đây là trƣờng hợp ngoại lệ của QPPL. Nó hoàn toàn không trực tiếp quy định ý chí và mệnh lệnh nhà nƣớc, nhƣng cũng gián tiếp quy định những quy tắc xử sự cho các bên tham gia vào các quan hệ dân sự quốc tế cụ thể. Vì, QPXĐ luôn mang tính chất “dẫn chiếu”. Khi QPXĐ dẫn chiếu đến một hệ thống pháp luật cụ thể và các quy phạm thực chất trong hệ thống pháp luật đó đƣợc áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật dân sự phát sinh, đó chính là tính chất “song hành” giữa QPXĐ và quy phạm thực chất trong điều chỉnh pháp luật. Cùng với quy phạm thực chất trong hệ thống pháp luật QPXĐ dẫn chiếu tới, rõ ràng QPXĐ đã thể hiện khả năng quy định những quy tắc xử sự cho các bên khi tham gia vào các quan hệ dân sự quốc tế cụ thể.
Thứ hai, tiêu chí phân loại QPPL theo ngành luật ngƣời viết cho rằng nên bỏ tiêu chí này trong lý luận phân loại QPPL, bởi vì, giữa các QPPL có mối quan hệ mật thiết với
12 Khoản 1 Điều 17 Hiến pháp 2013
nhau, nếu căn cứ vào tiêu chí này để phân loại QPPL thì làm mất đi tính lý luận của QPPL và tạo ra nhiều vấn đề phức tạp khi xác định từng loại của QPPL theo ngành luật. Ví dụ: chúng ta xem lại ví dụ, khoản 4 Điều 45 Hiến pháp 2013 và khoản 1 Điều 4 Nghị định 120/2013/NĐ-CP, Điều 259 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) đã phân tích. Dựa vào tiêu chí phân loại QPPL theo ngành luật ba điều luật này là ba QPPL nhƣ QPPL hiến pháp, QPPL hành chính và QPPL hình sự, nhƣ vậy đã đồng nhất QPPL với điều luật. Rõ ràng đã sai tính lý luận vì điều luật chỉ là hình thức thể hiện của QPPL.