7. Cấu trúc của luận văn
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách,
chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những
chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
Các biện pháp đề xuất dựa trên các cơ sở đảm bảo tính mục tiêu đòi hỏi phải hướng vào việc nâng cao hiệu quả quản lý chăm sóc sức khỏe trẻ nhằm thực hiện tốt hơn mục tiêu của GDMN ở các trường mầm non quận Phú Nhuận, TP.HCM, phải đảm bảo giúp trẻ phát triển về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội và thẩm mỹ; hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách trẻ, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp Một theo chuẩn.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, hệ thống, toàn diện
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề ra phải dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học: nghiên cứu lý luận về vấn đề quản lý hoạt động CSSK cho trẻ, cũng như nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động CSSK cho trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn quận Phú Nhuận, TP.HCM.
giải pháp đề xuất phải nằm trong một chỉnh thể, tác động một cách hệ thống đến hoạt động CS-GD trẻ, qua đó tác động một cách toàn diện và có hệ thống đến sự phát triển của trẻ.
Nguyên tắc này xuất phát từ đặc điểm của sự phát triển ở trẻ MN - tuân theo qui luật toàn diện và hệ thống. Theo đó, sự phát triển từng mặt của trẻ luôn nằm trong sự phát triển tổng thể và ngược lại. Sự phát triển từng mặt của trẻ chịu sự tác động của nhiều tác động CS-GD khác nhau và mỗi tác động đến trẻ đều có tác dụng phát triển nhiều mặt của nó. Trẻ phát triển không phải bằng những tác động cụ thể mà để CS-GD trẻ thành công, các tác động giáo dục phải trở thành một hệ thống theo một định hướng nhất định. Do đó, trong quá trình quản lý hoạt động CSSK cho trẻ, phải làm cho các tác động trở thành một hệ thống, chỉ có như vậy mới tạo ra sự phát triển của trẻ một cách toàn diện trên các lĩnh vực như mục tiêu đã đề ra.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, tính khả thi
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp chăm sóc sức khỏe trẻ được đề xuất phải dựa trên cơ sở lý luận khoa học, dựa trên sự phân tích thực tiễn, đáp ứng với các yêu cầu thực tế để đảm bảo cho hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ đạt hiệu quả cao đảm bảo chất lượng cao với chi phí, thời gian và công sức thấp nhất; đồng thời phải đảm bảo tính khả thi cao có thể vận dụng được vào thực tiễn quản lý các trường mầm non quận Phú Nhuận. Thực tiễn là thước đo chân lý, do vậy những biện pháp đề xuất nếu được kiểm nghiệm trong thực tế và cho kết quả khả quan cần được nhân rộng trong bậc học, tạo nên phong trào thi đua làm việc tích cực.