7. Cấu trúc của luận văn
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động CSSK cho trẻ ở các trường mầm non, quận Phú Nhuận,
mầm non, quận Phú Nhuận, TP.HCM
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho các đối tượng có liên quan 3.2.1.1. Mục tiêu
Thay đổi nếp suy nghĩ cũ, nâng cao ý thức trách nhiệm cho các đối tượng trong quá trình chăm sóc sức khỏe trẻ, từ đó họ có hành động đúng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động CSSK cho trẻ mầm non.
3.2.1.2. Nội dung
Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, giúp GV nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục trẻ từng độ tuổi. Họp giao ban định kỳ một tuần lần nhằm nắm thông tin thực tế từ các lớp để có hướng hổ trợ và điều chỉnh kịp thời, triển khai và cập nhật kiến thức chăm sóc sức khỏe trẻ, đảm bảo thực hiện đúng, thực hiện đủ và thực hiện có sáng tạo. Xây dựng đội ngũ GV giỏi làm nòng cốt cho việc thực hiện chương trình CS-GD trẻ. liên hệ với các báo cáo viên tổ chức báo cáo chuyên đề và bồi dưỡng, mời chuyên viên, bác sĩ ở y tế dự phòng quận tổ chức tập huấn định kỳ và từng thời điểm để thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên. Hàng năm, các trường cần động viên cho GV tham gia dự thi GV giỏi các cấp. Những kinh nghiệm giảng dạy của GV cần được được phổ biến trong hội đồng sư phạm nhà trường, cần tổ chức giao lưu trao đổi, học hỏi, tham quan chuyên môn giữa các trường để nâng cao nhận thức, kinh nghiệm nghề nghiệp cho giáo viên.
- Trong điều kiện có thể của trường, tạo điều kiện đầy đủ nhất về CSVC, thiết bị, đồ dùng dạy học, tài liệu chuyên môn, nhằm giúp GV nâng cao hiệu quả việc thực hiện nội dung, chương trình CS-GD trẻ.
chăm sóc sức khỏe, giáo dục trẻ trong trường MN đến đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên trường và cả phụ huynh, cộng đồng để góp phần hoàn thành mục tiêu GDMN.
Tuyên truyền các hoạt động chăm sóc sức khỏe như: Chọn thức ăn bổ dưỡng, phòng chống SDD và BP, chăm sóc sức khỏe cho trẻ, giữ gìn vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc trẻ khi thời tiết thay đổi, chăm sóc khi trẻ sốt, chăm sóc nha học đường, sơ cứu các chấn thương, công tác phòng chống bệnh dịch và đa dạng các thể loại (bất kể là thơ, nhạc, vè, kịch, hoạt cảnh hay kể chuyện vui).
3.2.1.3. Cách thức thực hiện
Để hổ trợ cho đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên trường và cả phụ huynh, cộng đồng nhận thức đúng và tích cực tham gia vào các hoạt động chăm sóc trẻ thì nhà trường cần tuyên truyền về tầm quan trọng của hoạt động chăm sóc sức khỏe giáo dục trẻ trong trường MN. Cần quán triệt rõ được mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và lợi ích của việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
Hình thức tổ chức nâng cao nhận thức cho các đối tượng cần đa dạng phong phú có thể thực hiện tuyên truyền qua bản tin, những tài liệu tập huấn từ cấp trên, các phương tiện thông tin đại chúng, phát những tờ bướm. Đối với đội ngũ sư phạm nhà trường BGH nhà trường có thể tổ chức bằng hình thức lồng ghép vào những buổi họp hội đồng sư phạm qua hoạt động câu lạc bộ giáo viên, có thể tổ chức cho giáo viên tìm hiểu, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bằng những trò chơi đố vui trúng thưởng, hoặc trò chơi hái hoa dân chủ, thi trắc nghiệm.Đối với cháu tổ chức các hoạt động vui chơi xây dựng tiểu phẩm với chương trình “Buổi sáng măng non” nội dung những tiểu phẩm này sẽ được kết hợp thực hiện giữa khâu CSND và CSGD. Chương
trình sẽ được thực hiện mỗi tháng 1 lần vào ngày thứ ba của tuần 1, thời gian chương trình kéo dài khoảng 20 - 30 phút.
Hiệu trưởng chỉ định người chịu trách nhiệm chính (có thể gọi là Trưởng ban biên tập). Người này lên kế hoạch cụ thể và phân công từng khối lớp thực hiện, mỗi tháng trình diễn một lần, để hổ trợ cho Hiệu trưởng thì 2 phó hiệu trưởng thường xây dựng chương trình chi tiết thực hiện.
Các khối lớp đến lượt phụ trách thì chọn kịch bản và tập cho các cháu trong giờ hoạt động có chủ đích và cứ triển khai lần lượt các chương trình vào sáng thứ ba đầu tuần mỗi tháng thay cho hoạt động “Họp mặt đầu tuần” và trò chuyện đầu giờ như hiện nay ở các trường vẫn làm.
Sau khi xem tiểu phẩm xong thì người quản trò sẽ đặt những câu hỏi xoay quanh nội dung mà trẻ vừa xem, với hình hình thức sinh động, người thật việc thật, được tham gia trực tiếp vào hoạt động giúp trẻ khắc sâu kiến thức, tự giác thực hiện mà không cần giáo viên nhắc nhở.
Để chuẩn bị những đạo cụ cho trẻ biểu diễn thì giáo viên và các trẻ của lớp cùng làm các đạo cụ từ các vật liệu mở, hoặc các trang phục và đạo cụ đã có sẵn trong các phòng chức năng của trường.
Hiệu trưởng cần trích ra một tỉ lệ kinh phí hợp lý cho hoạt động tuyên truyền này, đây là hình thức thực hiện rất thiết thực, phù hợp với điều kiện hoạt động của đơn vị nên đem lại kết quả rất khả quan. Khi trẻ biểu diễn đã thu hút một số lượng phụ huynh khá đông cùng tham gia, họ cảm thấy phấn khởi khi nhà trường tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa, uy tín nhà trường được nâng lên và tạo được niềm tin nơi phụ huynh. Bên cạnh đó những gì họ được xem cũng đã tác động giúp họ cập nhật kiến thức và nâng cao nhận thức.
3.2.2. Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non
3.2.2.1. Mục tiêu
Đổi mới toàn diện hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Giáo dục trẻ những hành vi, nề nếp, thói quen gần gũi với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Đảm bảo an toàn, vệ sinh, phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện
a. Khối nhà trẻ
a.1. Đổi mới phương pháp CSSK
Có nhiều phương pháp chăm sóc trẻ, hiện nay trong trường mầm non đa số các cô chăm sóc trẻ thường nghiêng nhiều về yếu tố thể chất mà ít quan tâm đến yếu tố tinh thần của trẻ. Theo suy nghĩ của bản thân, tôi thấy rằng đối với trẻ phương pháp chăm sóc hiệu quả nhất chính là phương pháp “giao lưu cảm xúc” trẻ cần được giao tiếp thường xuyên thể hiện sự yêu thương gần gũi của người lớn với trẻ, tạo cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ, trẻ nhà trẻ mới đến trường mầm non để giúp trẻ thích nghi với môi trường sinh hoạt mới, cần tạo sự hứng thú cho trẻ “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. việc chăm sóc sức khỏe trẻ về tinh thần còn nhiều hạn chế. Vì thế sức khỏe trẻ chỉ phát triển tốt khi có sự kết hợp giữa yếu tố vật chất và tinh thần.
• Nội dung
Chăm sóc trẻ nhà trẻ có nhiều nội dung, trong đó những nội dung cần chú ý đó là: Đổi mới tổ chức bữa ăn, tổ chức tốt giờ ngủ, thực hiện vệ sinh cá nhân trẻ, vệ sinh môi trường, nhóm lớp. Tổ chức hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời và chủ động trong công tác phòng bệnh dịch.
• Cách thực hiện
Đối với hoạt động đổi mối tổ chức bữa ăn cần thực hiện chuyển tiếp từ giờ chơi qua giờ ăn một cách nhẹ nhàng. Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ bằng cách chế biến các món ăn ít về số lượng, nhưng đảm bảo chất lượng phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, thực phẩm chế biến đảm bảo đa dạng, tươi ngon ATVSTP, cách chế biến luôn thay đổi tạo sự mới lạ, kích thích thị giác, tạo cảm giác hấp dẫn cho trẻ khi ăn, không khí bữa ăn và cách bày trí bàn ăn cũng là một trong những yếu tố quan trọng để tạo cảm giác thoải mái nhẹ nhàng trong bữa ăn. GV cần sưu tầm những bài nhạc không lời nhẹ nhàng mở cho trẻ nghe tạo một không gian ấm cúng lớp học như nhà của trẻ. Để trẻ có những bữa ăn ngon, chất lượng nhà trường cần mạnh dạn thỏa thuận với phụ huynh tăng thêm kinh phí. Giờ ăn tuyệt đối không quát nạt, làm căng thẳng ảnh hưởng đến thần kinh trẻ khi chuyển sang giờ ngủ.
Cách chăm sóc cũ thường hay ra lệnh cho trẻ ngũ, GV chưa tạo được tâm thế thoải mái để trẻ bước vào giấc ngủ nhẹ nhàng, vì thế khi đổi mối tổ chức giờ ngủ của trẻ cần quan tâm đến yếu tố sinh lý của trẻ. Khi trẻ được chăm sóc tốt, sinh hoạt trong môi trường lành mạnh, giấc ngủ trẻ sâu và đủ giấc, vì thế trước khi ngủ GV cần tránh không tạo cho trẻ những kích thích quá mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, giai điệu âm nhạc cũng là một yếu tố tạo cảm giác êm dịu để đưa trẻ đi vào giấc ngủ nhẹ nhàng. Trong quá trình trẻ ngủ cần chú ý sữa tư thế cho trẻ, cần có GV túc trực bên trẻ để đảm bảo giấc ngủ an toàn cho trẻ, và để xử lý kịp thời khi có tình huống xảy ra. BGH cần cập nhật và triển khai những kiến thức khoa học mới nhằm giúp GV bổ sung và kịp thời đưa vào ứng dụng trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ một cách có hiệu quả. Trẻ nhỏ thường dễ nhớ và mau quên, vì vậy thói quen vệ sinh sau khi ăn của trẻ cần được cô nhắc nhở thường xuyên. GV rất cực trong công tác chăm sóc trẻ. Thao tác rửa tay, lau mặt, lau mình, là công tác
mà giáo viên phải chăm sóc trẻ mỗi ngày, để đảm bảo vệ sinh quy định bắt buộc là GV phải sử dụng đúng đồ dùng cá nhân trẻ, tuy nhiên để việc thực hiện chăm sóc trẻ được tiến hành thực chất không nên yêu cầu GV thực hiện thao tác theo đúng trình tự vì làm như thế rất lâu và mất nhiều thời gian mà không thực tế.
Vui chơi rèn luyện thể lực góp phần làm trẻ phát triển tốt các tố chất vận động, giúp cơ xương phát triển tốt, nhưng hiện nay ở một số đơn vị CSVC còn nhiều hạn chế về sân bãi, đồ chơi ngoài trời còn nghèo nàn, vì thế để trẻ có điều kiện vui chơi thõa mãn nhu cầu của trẻ, nhà trường cần phối kết hợp với PH, địa phương, bổ sung và trang bị thêm những ĐDDC cần thiết để tạo điều kiện chăm sóc trẻ tốt hơn.
a.2. Đổi mới hình thức tổ chức CSSK
b. Khối mẫu giáo
b.1. Đổi mới phương pháp CSSK
Đối với trẻ MG cô chỉ là người gợi ý, hướng dẫn chứ không làm thay, vì thế theo bản thân tôi PP thực hành, trải nghiệm là một trong những phương pháp CSSK trẻ hữu hiệu nhất.
Nội dung chăm sóc sức khỏe trẻ gồm có: Đổi mới tổ chức bữa ăn. Tổ chức tốt giờ ngủ, thực hiện vệ sinh cá nhân trẻ, vệ sinh môi trường, nhóm lớp. Tổ chức hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời và công tác phòng bệnh dịch.
b.2. Đổi mới hình thức tổ chức CSSK
Đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng tích hợp. Coi trọng việc tổ chức môi trường đa dạng cho trẻ hoạt động kích thích trẻ hoạt động tích cực, chủ động học qua chơi. Tăng cường cơ hội cho trẻ giao
tiếp tích cực với môi trường xã hội, môi trường tự nhiên.
Trang trí lớp học phù hợp với sự thay đổi các chủ đề GD.
Giờ ăn ở lứa tuổi mẫu giáo tổ chức rất vui nhộn. Trẻ được cùng với cô tham gia vào các hoạt động như: Chuẩn bị và bày trí và sắp xếp bàn ăn theo nhiều kiểu khác nhau, trẻ được tự chọn món ăn và ăn theo nhu cầu mà không bị ép buộc. Thực đơn thì đa dạng, thức ăn được chế biến với nhiều màu sắc bắt mắt, kích thích cảm giác thèm ăn của trẻ.
Cũng giống như lứa tuổi nhà trẻ, giai điệu âm nhạc cũng có tác dụng đưa trẻ vào giấc ngủ say và sâu, giúp tinh thần trẻ sảng khoái, đó là một trong những yếu tố giúp trẻ phát triển tốt về mặt thể chất.
Để đảm bảo sức khỏe trẻ tốt GV cần quan tâm giáo dục trẻ thường xuyên về nề nếp, thói quen, vệ sinh cá nhân trẻ mọi lúc mọi nơi bằng nhiều hình thức như: thông qua những trò chơi, câu đố, chuyện kể, bài thơ, tiểu phẩm, giúp trẻ khắc sâu kiến thức và có ý thức tự giác trong việc tự thực hiện vệ sinh cá nhân một cách có hiệu quả.
Thao tác vệ sinh ở trường mầm non thường yêu cầu trẻ thực hiện cách “rửa tay”, “lau mặt” theo đúng trình tự, điều này không phù hợp với nhu cầu sinh hoạt vì trong thực tế khi đi chơi, dự tiệc, thao tác thực hiện chỉ cần trẻ biết lau sạch là được, ở lứa tuổi mầm non thì công tác vệ sinh trẻ rất được chú trọng, nhưng khi trẻ chuyển tiếp lên bậc tiểu học thì quy trình thao tác rửa tay, lau mặt không được duy trì. cho nên cần phải có sự chỉ đạo, thống nhất cách thực hiện chăm sóc vệ sinh trẻ giữa bậc học mầm non và bậc tiểu học để hình thành thói quen tốt.
Vui chơi là nhu cầu và là một trong những điều kiện giúp trẻ phát triển về thể chất. Trong quá trình vui chơi trẻ được tự do trải nghiệm, khám phá, được vận động chạy nhảy, leo trèo. Nhưng trong thực tế có một số giáo viên
còn e ngại và sợ trẻ bị tại nạn, cho nên thường ít tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ, điều này sẽ làm ảnh hưởng và hạn chế đến sự vận động và phát triển về thể chất của trẻ. Để thay đổi nhận thức của giáo viên BGH cần theo dõi, đôn đốc và nhắc nhở để giáo viên thực hiện nghiêm túc việc cháu tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ.
Hiện nay tình hình bệnh dịch đang diễn ra ngày càng phức tạp, những yếu tố về môi trường, thời tiết dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ vì vậy công tác phòng chống dịch bệnh là nhiệm vụ trọng tâm trong nhà trường, những công tác nhà trường thực hiện thường xuyên là theo dõi sức khỏe trẻ, giáo dục trẻ những thói quen, nề nếp vệ sinh trong sinh hoạt hằng ngày, phối hợp với y tế phường, y tế dự phòng tổ chức chích ngừa cho trẻ, chủ động trong công tác phòng bệnh, tuyên truyền đến PH, đội ngũ CB-GV-NV qua những chuyên đề, hội thảo. Tăng cường và đầu tư về CSVC trang thiết bị cho công tác y tế. Nâng cao nghiệp vụ y tế trong trường học. Hiện nay tại các đơn vị không có cán bộ phụ trách về y tế, mà công tác này thường do P.HT hoặc GV đảm trách vì thế để công tác y tế nhà trường đạt chất lượng cao hơn cần có nhân sự CBYT chuyên trách.
3.2.3. Xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo tuyệt đối an toàn, vệ
sinh cho trẻ 3.2.3.1. .Mục tiêu
Nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ trong suốt thời gian trẻ sinh hoạt tại trường, phòng tránh một số tai nạn thường gặp
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Xây dựng trường học an toàn phòng tránh tai nạn thương tích là mục tiêu mà các trường học đang hướng tới. Việc tạo môi trường an toàn cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong nhà trường , chính vì thế
BGH nhà trường đã xây dựng và triển khai thực hiện rất cụ thể
Đối với bộ phận giáo viên xây dựng môi trường an toàn vệ sinh cho trẻ tại nhóm lớp được thể hiện qua công tác thường xuyên kiểm tra các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, sữa chữa kịp thời khi không đảm bảo an toàn cho trẻ, Đảm bảo an toàn và hạn chế mức thấp nhất tai nạn đối với trẻ, tạo uy tín và niềm tin nơi PH GV đảm bảo luôn ở bên cạnh trẻ mọi lúc mọi nơi để đảm bảo